Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các
khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, Hg...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người (Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, 2016).
Chất thải rắn sinh hoạt
Lượng chất thải rắn sinh hoạt sinh ra do người lao động làm việc trong mỏ.Thành phần chủ yếu của loại chất thải này là các chất hữu cơ dễ phân hủy.
Chất thải rắn sản xuất
Khi đạt công suất thiết kế, khối lượng chất thải rắn thải ra thường được tái sử dụng là vật liệu san lấp mặt bằng sân công nghiệp và làm đường, duy tu bảo dưỡng đường trong và ngoài khu vực dự án, phần còn lại được đưa tới khu bãi thải của mỏ. Với khối lượng đất đá thải này sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường nhất là trong mùa mưa nếu không có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu hữu hiệu sẽ tác động rất lớn đến nguồn nước, hoạt động sản xuất.
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn khai thác mỏ chủ yếu là các loại chất thải nhiễm dầu và dầu mỡ thải do hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, làm mát máy móc, thiết bị làm việc tại khu mỏ và các loại chất nhiễm vật liệu nổ.
Ngoài ra còn có một lượng nhỏ CTNH khác như bóng đèn điện hỏng, pin hỏng...
CTNH không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường khu vực dự án. Gây nguy hiểm cho người lao động làm việc tại mỏ như các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
2.2.4. Các tác động đến cảnh quan khu vực khai thác
Trong khai thác đá lộ thiên, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng (Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, 2016).
Hoạt động khai thác đá làm thay đổi địa hình khu vực do việc khai thác sẽ làm hạ cao độ của khu, làm thay đổi cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường
như: làm thay đổi bề mặt địa hình, đất đá thải gây bồi lấp lòng suối, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên hoang dã của khu vực, thay vào đó là các công trường khai thác đá ngổn ngang. Đối với các loài động vật, nhất là động vật tự nhiên rất nhạy cảm với sự biến đổi môi trường. Hầu như các chất ô nhiễm môi trường đều có tác động rất xấu đến động vật. Chất thải rắn và khí độc hại làm ảnh hưởng tới sự sinh sản của các loài động vật. Tiếng ồn và chấn động khi nổ mìn làm động vật hoảng sợ dẫn đến sự di cư các loài động vật.
Như vậy, hoạt động khai thác mỏ đã làm mất đi các thảm thực vật trên cạn và ảnh hưởng đến các loài động vật, hệ quả là làm suy thoái đa dạng sinh học. Tuy nhiên, nếu khu vực có hệ sinh thái trên cạn cũng như hệ sinh thái nước tương đối nghèo nàn, không có loài động vật hoang dã nên các tác động tiêu cực tới tài nguyên sinh vật là không đáng kể.
2.2.5. Các tác động đến kinh tế - xã hội của khu vực
Quá trình vận chuyển đá của mỏ sẽ làm gia tăng mật độ giao thông. Điều này có thể làm sụt lún, nứt gãy, tạo ổ gà ở các tuyến đường hiện trạng, dẫn đến giảm chất lượng công trình. Ngoài ra khối lượng đất đá rơi vãi làm mặt đường trở lên mấp mô, trơn trượt và bẩn khi trời mưa gây khó khăn cho việc lưu thông.
Tăng nguy cơ ùn tắc giao thông, cản trở quá trình đi lại, đặc biệt là vào giờ cao điểm khi đi qua các khu vực đông người qua lại như trường học, chợ,…Tuy nhiên do tuyến đường vận chuyển rộng, thoáng, mật độ dân cư sống 2 bên đường không cao, chủ yếu đi qua khu vực đồng ruộng, đồi núi nên tác động này không đáng kể (Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, 2016).
Gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông cho người đi đường và xung quanh các tuyến đường vận chuyển, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và sinh hoạt của người dân.
Tiếng ồn từ hoạt động vận chuyển có thể làm xáo trộn đời sống của người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển như gây rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, đau đầu, làm giảm năng suất lao động,…
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC ĐÁ TRONG KHAI THÁC ĐÁ
Hiện ngành khai khoáng đang áp dụng 2 phương pháp chính là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. Trình độ công nghệ khai thác nhất là công nghệ khai thác hầm lò của nước ta chậm hơn, so với các nước có nền công nghiệp phát triển
vài thập niên. Thiết bị sử dụng ở các mỏ lộ thiên của các doanh nghiệp nước ta thường là máy khoan, máy xúc, ô tô; một số mỏ có thêm băng tải và máy ủi. Còn dây chuyền công nghệ ở các mỏ hầm lò phức tạp hơn nhưng chủ yếu làm thủ công, một vài mỏ được vận tải bằng tàu điện và trục tải (Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, 2016).
Những tác động rõ nét nhất tới môi trường do khai thác khoáng sản ở Việt Nam đó là: Làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực; chiếm dụng nhiều diện tích trồng trọt và cây xanh để mở khai trường và đổ đất đá thải; làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai quanh mỏ; thay đổi môi trường văn hóa, xã hội cả tích cực lẫn tiêu cực. Sau quá trình khai thác mỏ thường để lại các dạng địa hình có tiềm năng gây sạt lở cao, làm ô nhiễm môi trường, gây nguy hiểm cho con người, súc vật, động vật hoang dã trong khu vực sau khai thác.
Chính vì những nguyên nhân nêu trên, nên việc tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và hoạt động khoáng sản nói riêng là rất cần thiết. Đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước và việc giám sát của nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội; ưu tiên quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Chế tài phải đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
Cùng với việc phát huy các nguồn lực xã hội nhằm phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng và cải tạo, phục hồi môi trường, nên điều chỉnh quy định phí bảo vệ môi trường có tính đến mức độ ô nhiễm môi trường như hệ số bóc đất đá trong khai thác lộ thiên, tỷ lệ thu hồi tinh quặng từ quặng nguyên khai, thành phần chất gây ô nhiễm trong quặng. Quy định cụ thể cách tính toán khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các trường hợp thời gian khai thác mỏ, theo giấy phép khác với thời gian đã dự tính trong báo cáo đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường; quy định cụ thể định mức tính toán cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường (Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, 2016).
Bổ sung quy định về cải tạo, phục hồi môi trường chung cho các khu vực khai thác khoáng sản có nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác; quy trình, hạng
mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình khai thác; nội dung tham vấn ý kiến cộng đồng cho công tác này; tính toán khoản tiền ký quỹ, hệ số trượt giá theo thực tế...
Một giải pháp rất cần thiết là tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; có chương trình triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản và phục hồi môi trường...
Đề án cải tạo, phục hồi môi trường phải nêu cam kết về các chỉ tiêu chất lượng môi trường, hệ sinh thái sau khi cải tạo, phục hồi. Mặt khác có cả ý kiến tham vấn cộng đồng về phương án cải tạo, phục hồi này. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới phải lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án cải tạo, phục hồi môi trường cùng với thời điểm lập, trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường.
Trường hợp đã được duyệt dự án thì trước khi bắt đầu khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải lập, trình đề án cải tạo, phục hồi môi trường. Các đối tượng được phép khai thác khoáng sản phải ký quỹ với số tiền bằng tổng kinh phí thực hiện cải tạo, phục hồi, nhằm bảo đảm chắc chắn nguồn tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác một cách có hiệu quả.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào các tác động chính của hoạt động khai thác đá vôi trắng tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đến chất lượng môi trường tự nhiên (môi trường không khí, đất, nước mặt) xung quanh khu vực mỏ.
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực mỏ khai thác đá vôi trắng tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến tháng 6/2017;
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế của xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Nơi có các mỏ khai thác đá vôi trắng đang và dự kiến đi vào khai thác.
Nội dung 2: Đánh giá các tác động chính của hoạt động khai thác đá vôi trắng ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí tại mỏ đất và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp phục hồi môi trường trong khu vực mỏ đá.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu và khảo sát thực địa
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tân Xuân. - Thu thập, tạo lập số liệu về hiện trạng môi trường trên địa bàn.
- Tìm các thông tin từ tài liệu đã công bố (sách, báo cáo khoa học, internet…) về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học.
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường
Để định lượng được các tác động của hoạt động khai thác đá đến môi trường khu vực thông qua các chỉ tiêu môi trường cơ bản đối với mỗi thành phần môi trường (không khí, đất, nước). Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu môi trường vào 02 đợt đại diện cho 2 loại hình khí hậu của khu vực là: mùa mưa (lấy
mẫu ngày 15/8/2016) và mùa khô (lấy mẫu ngày 13/12/2016). Từ đó so sánh với các kết quả giám sát môi trường nền của khu vực mỏ trước khi hoạt động. Các kết quả so sánh sẽ là căn cứ để xác định và đánh giá các tác động đến môi trường của hoạt động khai thác mỏ và đưa ra các đề xuất phục hồi.
Vào mỗi đợt nghiên cứu tiến hành quan trắc 02 mẫu nước mặt, 02 mẫu nước thải, 02 mẫu không khí xung quanh tại khu dân cư gần khu mỏ, 05 mẫu không khí môi trường lao động và 02 mẫu đất.
a) Vị trí lấy mẫu không khí
- Không khí xung quanh: Lấy 02 mẫu tại các khu dân cư thôn Xuân Yên, xã Tân Xuân, gần vị trí mỏ đá vôi trắng
- Không khí khu vực sản xuất: Lấy 05 mẫu tại các vị trí diễn ra hoạt động khai thác và sản xuất chính của mỏ.
(Vị trí lấy mẫu: Hình 2.1)
b) Vị trí lấy mẫu nước
- Nước mặt: lấy 02 mẫu nước mặt tại hồ lắng nhân tạo tại khu vực sản xuất và khu vực bãi thải, hồ có chức năng chứa nước mưa chảy tràn từ khu mỏ và bãi thải.
- Nước thải: Lấy 02 mẫu nước thải, 01 mẫu nước thải sản xuất trước xử lý và 01 mẫu sau xử lý;
c) Vị trí lấy mẫu đất
- Lấy 02 mẫu đất: 01 mẫu tại khu vực gần vị trí bãi đổ thải đất đá, 01 vị trí tại khu trồng trọt của người dân gần khu vực bãi thải của mỏ.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu NM1 NM2 KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 KK7 Đ1 Đ2 NT1 NT2
Chi tiết vị trí lấy mẫu được trình bày trong Bảng 3.1:
Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu
TT Tên mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ Thời gian
1. Không khí xung quanh 1 Không khí
KK6
Khu dân cư thôn Xuân Yên, xã Tân Xuân – cách mỏ 900m X: 2121367; Y: 527595 15/8/2016 & 13/12/2016 2 Không khí KK7
Khu dân cư thôn Xuân Yên, xã Tân Xuân – cách mỏ 900m
X: 2121165; Y: 527425 2. Không khí khu vực sản xuất
1 Không khí KK1 Vị trí khai thác – Khu vực khoan X: 2121350; Y: 527914 15/8/2016 & 13/12/2016 2 Không khí KK2 Vị trí khai thác – khu vực cắt tách đá từ mỏ X: 2121151; Y: 527412 3 Không khí KK3 Đường vận chuyển đá từ mỏ về bãi tập kết X: 2121443; Y: 527249 4 Không khí KK4
Đường vận chuyển đất đá thải ra bãi thải
X: 2123500; Y: 528076 5 Không khí
KK5
Tại xưởng sơ chế đá tại bãi tập kết X: 2121114; Y: 527766 3. Nước mặt 1 Nước mặt NM1
Tại hồ lắng nước mưa chảy tràn khu vực bãi tập kết đá khai thác từ mỏ X: 2121241; Y: 527142 15/8/2016 & 13/12/2016 2 Nước mặt NM2
Hồ lắng nước mưa chảy tràn khu vực bãi thải
X: 2123573; Y: 528086 4. Nước thải
1 NT1 Nước thải sản xuất trước xử lý từ xưởng sơ chế đá
X: 2121421;
Y: 527232 15/8/2016 & 13/12/2016 2 NT2 Nước thải sản xuất sau xử lý
từ xưởng sơ chế đá
X: 2121423; Y: 527231 5. Đất
1 Đ1 Tại khu vực bãi thải đất đá X: 2123554;
Y: 528176 15/8/2016 & 13/12/2016 2 Đ2 Tại khu vực trồng trọt bên
cạnh mỏ khai thác
X: 2123351; Y: 528271
thường. Điều kiện thời tiết: Trời không mưa.
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích các thành phần môi trường
Bảng 3.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích TT Thông số Phương pháp lấy mẫu, phân tích
I Mẫu không khí
1 Tiếng ồn Phương pháp phân tích: - Tiếng ồn theo TCVN 7878-1-2008 và TCVN 7878-2-2010.
2 Bụi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5067:1995 3 CO Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 52 TCN 352-89 4 SO2 Phương pháp phân tích theo TCVN 5971:1995 5 NO2 Phương pháp phân tích theo TCVN 6138:1996 II Mẫu nước (nước thải, nước mặt)
1 pH Đo nhanh bằng thiết bị đo chất lượng nước đa chỉ tiêu WQC-24 2 TSS TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997).
3 BOD5
TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003) - Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;
4 COD TCVN 6491:1999 - Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD). 5 Tổng N TCVN 6638: 2000
6 Tổng P Phương pháp phân tích: TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) - Xác định phôtpho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat.
7 NH4+ Phương pháp phân tích: EPA Method 350.2 8 Mn SMEWW 3500-Mn.B:2012 9 Fe TCVN 6177:1996 (ISO 6332-1988) - Xác định sắt bằng phương