Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để lựa chọn giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường cho các mỏ đá tại xã tân xuân, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)

pháp phục hồi môi trường đã đề xuất

4.3.1.1. Phương án 1 – Lấp đầy moong sau khai thác

Mỏ đá hoa tại khu vực xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An là mỏ khai thác lộ thiên và không có nguy cơ tạo hình thành dòng thải axit.

Công tác phục hồi môi trường của mỏ gồm có:

+ Khu phụ trợ mỏ sẽ được tháo dỡ sau đó tiến hành san gạt, tạo mặt bằng và phủ xanh bằng cây keo tai tượng (toàn bộ diện tích sân công nghiệp, khu văn phòng), mật độ trồng cây là 1.660 cây/ha.

+ Khu vực hồ lắng: Sẽ được lấp đất đá lấy từ bãi thải và trồng keo tai tượng, mật độ là 1.660 cây/ha.

+ Cải tạo tuyến đường vận tải chính: Đào kênh mương, rãnh thoát nước, phủ xanh bằng cây keo, mật độ là 1.660 cây/ha.

+ Khu vực bãi thải được san gạt, kè chân bãi thải, bổ sung đất màu trồng keo tai tượng trên toàn bộ diện tích, mật độ là 2.500 cây/ha.

+ Khu vực khai trường:

- Cải tạo đáy mỏ, bờ moong và đáy moong: Tiến hành cạy bẩy các khối đá om, nứt còn sót lại; Tôn đáy moong theo dạng lòng chảo, san đầm đất mặt bằng; Đào xúc đất đá cải tạo mặt tầng.

- Lắp đặt các biển báo: Lắp đặt các biển phản quang để cảnh báo với người dân và làm tường rào dây thép gai xung quanh khu vực khai trường.

- Trồng cây: Bổ sung đất màu và trồng cây keo trên toàn bộ diện tích mặt ở cốt +87m, cốt +90m. Mật độ cây trồng là 1.660 cây/ha.

- Trồng cỏ: Trồng cỏ diện tích mặt tầng tại cốt +100 và cốt +110.

* Chỉ số phục hồi đất cho phương án được tính như sau:

Ip = (Gm – Gp)/Gc

Trong đó:

+ Gm: Giá trị đất đai sau khi phục hồi, căn cứ Quyết định số 110/2014/QĐ- UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành bảng giá các loại đất giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019 trên địa bàn huyện Tân Kỳ.

Diện tích đất sau hoàn phục là 20,1 ha. Đất sau hoàn phục môi trường với mục đích là trồng cây hàng năm, lấy giá đất tại phụ lục kèm theo Quyết định số 110/2014/QĐ-UBND là 45.000 đồng/1m2.

Gm = 45.000 đ/m2×201.000m2 = 9.045.000.000 đồng

+ Gp: Tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng, Gp = 6.940.265.000 (đồng)

+ Gc: Giá trị nguyên thủy của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán (theo đơn giá nhà nước)

Gc= 8.000 đ/m2×201.000m2 = 1.608.000.000 (đồng) Ip1 = (9.045.000.000 – 6.940.265.000)/ 1.608.000.000 = 1,3 Chỉ số phục hồi môi trường phương án 1: Ip1 = 1,3> 1 * Nhận xét:

+ Ưu điểm:

- Sau khi kết thúc khai thác mỏ đã phủ xanh được toàn bộ diện tích thực hiện Dự án (khai trường, bãi thải, hồ lắng, khu phụ trợ).

- Khôi phục được toàn bộ diện tích moong khai thác, phủ xanh toàn bộ và trả lại hiện trạng ban đầu cho khu vực.

- Hố mỏ được lấp đầy nên độ an toàn cao, không gây nguy hiểm cho người và động vật; tránh được những tai nạn có thể xảy ra đối với người và gia súc về sau.

- Đơn giản, dễ thực hiện.

- Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương ngay cả khi mỏ đã dừng hoạt động.

- Kinh phí cải tạo phục hồi môi trường thấp hơn, tăng hiệu quả đầu tư cho Chủ dự án (6,94 tỉ)

+ Nhược điểm:

- Tốn một lượng vật liệu san lấp lớn;

- Tốn chi phí cho nhân công và vật liệu để thực hiện phục hồi môi trường (cây trồng)

4.3.1.2. Phương án 2-Tận dụng mặt bằng khai thác xong để làm hồ chứa nước

Các biện pháp cải tạo phục hồi môi trường ở các khu vực khác (khu phụ trợ, bãi thải, hồ lắng) không thay đổi so với phương án 1.

Riêng khu vực khai trường sau khi kết thúc khai thác để lại một phần mặt bằng chân khai trường ở cốt +80 và cốt +90. Phương án 2 sẽ cải tạo tại khu vực cốt +80 của khu khai trường thành hồ cảnh quan và chứa nước. Cụ thể nội dung của phương án 2 như sau:

- Tại cốt +80: Sẽ tiến hành cải tạo toàn bộ diện tích thành hồ cảnh quan. Xung quanh hồ được thiết kế lưới thép B40 để bảo vệ người dân và gia súc. Tại

cốt mặt đất tự nhiên +90 bố trí cống D500 xả tràn ra mương thoát nước chung của khu vực (từ cọc B’ đến B2).

- Tại cốt +90: Toàn bộ diện tích này được trồng cây keo với mật độ 1660 cây/ha.

- Tại cốt +100 và cốt +110: Các mặt taluy sau khai thác đá sẽ tiến hành cậy bẩy đá để tránh tình trạng các khối đá om, đá nứt rơi xuống mặt tầng có nguy cơ gây nguy hiểm. Chiều dày khoan đá om là 0,3m.

- Thiết kế các biển báo phản quang để cảnh báo cho người dân. - Thiết kế hàng rào thép gai bảo vệ bao quanh khu vực khai trường.

* Chỉ số phục hồi đất cho phương án 2 được tính như sau:

Ip =(Gm – Gp)/Gc

Trong đó:

+ Gm:Là giá trị đất sau hoàn phục môi trường.

Sau hoàn phục diện tích đất trồng cây hàng năm là 171.380 m2 (trừ hố moong). Áp dụng giá đất tại phụ lục kèm theo Quyết định số 110/2014/QĐ- UBND là 31.000 đồng/1m2, diện tích đất phi nông nghiệp (là diện tích hố moong giữ lại làm hồ chứa nước) chiếm 29.620 m2, giá đất phi nông nghiệp là 120.000 đồng/1m2.

Gm = 45.000 đ/m2×171.380m2 + 45.000×29.620 m2 = 9.045.000.000 (đồng) + Gp: Tổng chi phí cải tạo phục hồi môi trường, Gp= 7.257.402.000 (đồng) + Gc: Là giá trị đất nguyên thủy của dự án. Theo bảng tổng hợp các loại đất phục vụ dự án và giá đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Giá trị đất nguyên thủy của dự án sẽ là:

Gc= 8.000 đ/m2 × 201.000m2 = 1.608.000.000 (đồng) Ip2 = (9.045.000.000 – 7.257.402.000)/ 1.608.000.000 = 1,1 Như vậy chỉ số phục hồi môi trường phương án 2: Ip2 = 1,1 > 1

+ Ưu điểm:

- Theo hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực thực hiện dự án, cách vị trí dự án khoảng 6km về phía Nam là sông Con, cách khoảng 2km về phía Nam sau những đỉnh núi là suối Lội, cách 1,5 km về phía Đông có suối Hao. Gần khu vực khai trường (cách khoảng 800 - 1000m) có khe Lồ chạy qua. Nước của khe Lồ chảy từ 1 hồ thủy lợi có cốt cao hơn, do người dân trong vùng chặn lại để lấy nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Do đó bình thường thì khe Lồ cạn, không có nước và hiện tại khu vực dự án không có nguồn nước mặt. Phương án 2 sẽ cải tạo khu vực mỏ thành hồ chứa nước với mục đích cấp nước cho tưới tiêu trong khu vực, cải

thiện tình trạng thiếu nước, tạo cảnh quan cây xanh bóng mát giúp cải tạo vi khí hậu khu vực.

+ Nhược điểm:

- Không hoàn trả lại cảnh quan tự nhiên ban đầu cho khu vực. Do tạo đáy hố mỏ có độ sâu so với địa hình tự nhiên nên nếu công tác cải tạo không tốt, đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn thì sau này dễ xảy ra tai nạn như người và gia súc rơi xuống mỏ, trượt, sạt lở vách moong.

- Mặc dù tạo thành hồ chứa nước với chiều sâu 10m so với địa hình tự nhiên, tuy nhiên mực nước ngầm trong khu vực thấp, khoảng 12-15m. Do đó việc tích nước trong hố moong cũng không có tác dụng cung cấp và bổ sung nước cho mực nước ngầm.

- Chi phí thực hiện cải tạo phục hồi môi trường cao hơn phương án 1 (cao hơn phương án 1 là 1,92 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường cho các mỏ đá tại xã tân xuân, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)