4.1.2.1. Kinh tế
a. Nghề nghiệp và thu nhập
Người dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, ngoài ra còn trồng các cây công nghiệp như: chè, cao su, keo... Đời sống của nhân dân hiện còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân khoảng 1,2 triệu đồng/người/tháng (UBND xã Tân Xuân, 2016).
b. Nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
- Nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 2.586 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 172ha, hoa màu là 2.414ha. Đất trồng cây công nghiệp là 1.790ha. Số hộ dân của xã sống bằng sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt các loại hoa màu như lúa, ngô, khoai, rau các loại… và chăn nuôi, châu, bò, lợn, gia cầm…Cây công nghiệp chủ yếu là mía và sắn (UBND xã Tân Xuân, 2016).
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trong khu vực chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thì nhỏ lẻ, chủ yếu là phục cho sản xuất nông nghiệp như các cơ sở gò hàn, mộc dân dụng, xay xát lúa, chế biến nông sản, các cơ sở sửa chữa xe máy (UBND xã Tân Xuân, 2016).
4.1.2.2. Xã hội
a. Dân số
Thống kê dân số tính đến hết nửa đầu năm 2016 toàn xã có 1.856 hộ với 8.653 người, trong đó có 4.345 nữ và 4.308 nam. Số dân trong độ tuổi lao động là 3.596 người. Tỷ lệ tăng dân số trung bình 1,32%. Mật độ dân số trung bình là 125 người/km2 (UBND xã Tân Xuân, 2016).
b. Giáo dục, y tế
Giáo dục: Hệ thống cơ sở giáo dục trên địa bàn của xã có 2 trường trung học cơ sở 1 trường tiểu học và 2 trường giáo dục mầm non.
tốt.Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, tham gia tập huấn các lớp về truyền thông dinh dưỡng, phục hồi chức năng…
c. Cơ sở hạ tầng
Giao thông trong khu vực và đường đến khu vực mỏ khai thác đá vôi trắng tại xã Tân Xuân nhìn chung khá thuận lợi. Khu vực có 14km đường đất, 16km đường cấp phối, 3 km đường bê tông, 12 km đường nhựa. Hiện nay đường giao thông đang được nâng cấp tu bổ (UBND xã Tân Xuân, 2016).