Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường cho các mỏ đá tại xã tân xuân, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 34)

Để định lượng được các tác động của hoạt động khai thác đá đến môi trường khu vực thông qua các chỉ tiêu môi trường cơ bản đối với mỗi thành phần môi trường (không khí, đất, nước). Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu môi trường vào 02 đợt đại diện cho 2 loại hình khí hậu của khu vực là: mùa mưa (lấy

mẫu ngày 15/8/2016) và mùa khô (lấy mẫu ngày 13/12/2016). Từ đó so sánh với các kết quả giám sát môi trường nền của khu vực mỏ trước khi hoạt động. Các kết quả so sánh sẽ là căn cứ để xác định và đánh giá các tác động đến môi trường của hoạt động khai thác mỏ và đưa ra các đề xuất phục hồi.

Vào mỗi đợt nghiên cứu tiến hành quan trắc 02 mẫu nước mặt, 02 mẫu nước thải, 02 mẫu không khí xung quanh tại khu dân cư gần khu mỏ, 05 mẫu không khí môi trường lao động và 02 mẫu đất.

a) Vị trí lấy mẫu không khí

- Không khí xung quanh: Lấy 02 mẫu tại các khu dân cư thôn Xuân Yên, xã Tân Xuân, gần vị trí mỏ đá vôi trắng

- Không khí khu vực sản xuất: Lấy 05 mẫu tại các vị trí diễn ra hoạt động khai thác và sản xuất chính của mỏ.

(Vị trí lấy mẫu: Hình 2.1)

b) Vị trí lấy mẫu nước

- Nước mặt: lấy 02 mẫu nước mặt tại hồ lắng nhân tạo tại khu vực sản xuất và khu vực bãi thải, hồ có chức năng chứa nước mưa chảy tràn từ khu mỏ và bãi thải.

- Nước thải: Lấy 02 mẫu nước thải, 01 mẫu nước thải sản xuất trước xử lý và 01 mẫu sau xử lý;

c) Vị trí lấy mẫu đất

- Lấy 02 mẫu đất: 01 mẫu tại khu vực gần vị trí bãi đổ thải đất đá, 01 vị trí tại khu trồng trọt của người dân gần khu vực bãi thải của mỏ.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu NM1 NM2 KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 KK7 Đ1 Đ2 NT1 NT2

Chi tiết vị trí lấy mẫu được trình bày trong Bảng 3.1:

Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu

TT Tên mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ Thời gian

1. Không khí xung quanh 1 Không khí

KK6

Khu dân cư thôn Xuân Yên, xã Tân Xuân – cách mỏ 900m X: 2121367; Y: 527595 15/8/2016 & 13/12/2016 2 Không khí KK7

Khu dân cư thôn Xuân Yên, xã Tân Xuân – cách mỏ 900m

X: 2121165; Y: 527425 2. Không khí khu vực sản xuất

1 Không khí KK1 Vị trí khai thác – Khu vực khoan X: 2121350; Y: 527914 15/8/2016 & 13/12/2016 2 Không khí KK2 Vị trí khai thác – khu vực cắt tách đá từ mỏ X: 2121151; Y: 527412 3 Không khí KK3 Đường vận chuyển đá từ mỏ về bãi tập kết X: 2121443; Y: 527249 4 Không khí KK4

Đường vận chuyển đất đá thải ra bãi thải

X: 2123500; Y: 528076 5 Không khí

KK5

Tại xưởng sơ chế đá tại bãi tập kết X: 2121114; Y: 527766 3. Nước mặt 1 Nước mặt NM1

Tại hồ lắng nước mưa chảy tràn khu vực bãi tập kết đá khai thác từ mỏ X: 2121241; Y: 527142 15/8/2016 & 13/12/2016 2 Nước mặt NM2

Hồ lắng nước mưa chảy tràn khu vực bãi thải

X: 2123573; Y: 528086 4. Nước thải

1 NT1 Nước thải sản xuất trước xử lý từ xưởng sơ chế đá

X: 2121421;

Y: 527232 15/8/2016 & 13/12/2016 2 NT2 Nước thải sản xuất sau xử lý

từ xưởng sơ chế đá

X: 2121423; Y: 527231 5. Đất

1 Đ1 Tại khu vực bãi thải đất đá X: 2123554;

Y: 528176 15/8/2016 & 13/12/2016 2 Đ2 Tại khu vực trồng trọt bên

cạnh mỏ khai thác

X: 2123351; Y: 528271

thường. Điều kiện thời tiết: Trời không mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường cho các mỏ đá tại xã tân xuân, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 34)