So sánh lựa chọn phương án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường cho các mỏ đá tại xã tân xuân, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 74 - 75)

Đối với phương án 1 khi thực hiện sẽ cải tạo toàn bộ được hiện trạng khu vực dự án, phủ xanh toàn bộ khu vực bằng việc bổ sung đất màu và trồng keo.

Mặc dù chi phí thực hiện lớn nhưng phương án 1 có độ an toàn cao vì không để lại hố moong với độ sâu khá lớn (10m) so với cốt tự nhiên, khắc phục được tình trạng mất an toàn của các khu vực mỏ sau khai thác đối với người và gia súc.

Tuy phương án 2 tận dụng được diện tích sẵn có của hố moong để chứa nước mưa, giải quyết vấn đề thiếu nước của khu vực, góp phần cải thiện tình hình cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp cho khu vực nhưng cốt đáy hố (+80m) cao hơn mực nước ngầm khu vực nên không có tác dụng bổ sung nguồn nước ngầm. Mặt khác, phương án 2 không hoàn trả lại cảnh quan ban đầu cho khu vực. Ở độ sâu kết thúc khai thác +80m (thấp hơn so với khu vực xung quanh 10m) có thể gây nguy hiểm cho người và gia súc. Đây là một thực trạng đã xảy ra ở nhiều nơi tại các hố moong sau khai thác, cần phải được khắc phục.

Từ các phân tích và xét các điều kiện thực tế tại khu vực mỏ đá tại xã Tân Xuân, phương án cải tạo phục hồi môi trường cho mỏ đá được đề xuất để lựa chọn là phương án 1 - lấp đầy hố moong sau khai thác.

(Hình ảnh phối cảnh 3d khu vực sau phục hồi theo phương án lấp đầy hố moong được đính kèm phụ lục của báo cáo này)

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường cho các mỏ đá tại xã tân xuân, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 74 - 75)