Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 50 - 53)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Chí Lin h tỉnh

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Thị xã Chí Linh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách thành phố Hải Dương gần 40 km, tiếp giáp với các đơn vị sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh. - Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh.

- Phía Nam giáp huyện Nam Sách và huyện Kinh Môn.

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

giao thông quan trọng chạy qua: quốc lộ 18 là đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, chạy qua địa bàn huyện 20 km; Quốc lộ 37 nối Chí Linh với thành phố Hải Dương và quốc lộ 5 nối Chí Linh với thành phố Hải Phòng, cũng là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi Bắc Giang. Về đường thuỷ, thị xã có 40 km đường sông với 4 con sông bao bọc là sông Kinh Thầy, sông Thương, sông Thái Bình và sông Đông Mai.

- Những đặc điểm riêng về địa lý đã tạo cho Chí Linh có vị trí chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng.

4.1.1.2. Địa hình

Chí Linh nằm trong vùng địa hình bán sơn địa, địa hình phức tạp có cả núi cao, đồi thấp và đồng bằng được chia thành 3 tiểu vùng chính:

- Vùng núi cao thuộc cánh cung Đông Triều xen bãi bằng ở các xã phía bắc của thị xã gồm: Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi, Bắc An, Bến Tắm và một phần Cộng Hoà, vùng này có dãy núi cao nhất là dãy Dây Diều cao 618 m, Đèo Trê cao 533 m, còn lại đại bộ phận ở độ cao 200-300 m so với mực nước biển, cấu tạo địa chất chủ yếu là trầm tích.

- Vùng giữa thị xã bám theo quốc lộ 18 là khu đồi lượn sóng, có độ cao

khoảng 50-60 m, độ dốc khoảng 100-150, có nhiều đồi thấp thuận tiện cho việc

phát triển kinh tế nông lâm nghiệp với mô hình vườn đồi. Vùng này có nhiều thung lũng rộng, cây trồng chủ yếu là lúa mầu gồm các phường Sao đỏ, Văn An, Chí Minh, Phả Lại.

- Vùng đồng bằng ở phía nam quốc lộ 18 gồm các xã Cổ Thành, Nhân Huệ, phường Văn An, Chí Minh, xã Đồng Lạc, Tân Dân, vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, càng về phía nam địa hình càng thấp trũng. Đất đai ở vùng này được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng của sông Kinh Thầy, trong vùng thường có những con (bãi) ngoài đê thích hợp cho việc trồng rau mầu ngắn ngày.

4.1.1.3. Khí hậu – thủy văn

- Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 23°C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10-12°C); tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7 (khoảng 37-38°C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.463 mm, tổng tích ôn khoảng 8.200°C, độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%.

2 vùng:

+ Khí hậu vùng đồng bằng phía Nam mang đặc điểm khí hậu như các vùng đồng bằng trong tỉnh.

+ Khí hậu vùng chiếm diện tích phần lớn trong vùng, do vị trí địa lý và địa hình nên mùa đông ở đây lạnh hơn vùng khí hậu đồng bằng.

- Chí Linh là nơi sông Lục Nam hợp lưu với sông Thương (xã Hưng Đạo); sông Thương hội lưu với sông Cầu (phường Phả Lại) thành sông Thái Bình; sông Đuống hợp lưu với sông Thái Bình (xã Cổ Thành); sông Kinh Thầy lấy nước từ sông Thái Bình (Cổ Thành), sông Đông Mai lấy nước từ sông Kinh Thầy (xã Văn Đức) chảy lên phía Bắc.

- Chí Linh có nguồn nước phong phú bởi có sông Kinh Thầy, Thái Bình, sông Thương, Đông Mai bao bọc, có kênh mương trung thủy nông từ Phao Tân đến An Bài dài 15,5 km chạy qua những cánh đồng canh tác chính của thị xã và cung cấp nguồn nước cho nhà máy điện Phả Lại quanh năm. Ngoài ra còn có 33 hồ đập với tổng diện tích 409 ha, đặc biệt có nguồn nước ngầm sạch trữ lượng lớn.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

- Tổng diện tích của Chí Linh là 28.203 ha (282,03 km2), chia ra:

- Đất nông nghiệp 20.789,6 ha, chiếm tỷ lệ 73,4%;

- Đất phi nông nghiệp 7.359,6 ha, chiếm tỷ lệ 26%;

- Đất chưa sử dụng 124,4 ha chiếm 0,6%.

- Địa hình Chí Linh đa dạng phong phú, có diện tích đồi núi, đồng bằng xen kẽ, địa hình dốc bậc thang từ phía Bắc xuống phía Nam, nhìn chung địa hình chia làm 3 tiểu vùng chính:

- Khu đồi núi bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, càng về phía Bắc đồi núi càng cao, đỉnh cao nhất là Dây Diều cao 616 m, đèo Trê cao 536 m.

- Khu đồi có hình dạng bát úp lượn sóng xen kẽ bãi bằng, đồi ở đây không cao lắm, trung bình từ 5 - 60 m, có độ dốc từ 10-150, xen kẽ là những bãi bằng có độ cao bình quân -2,5 m.

- Khu bãi bằng phù sa mới, phân bố ở phía Nam đường 18, địa hình tương đối bằng phẳng, càng về phía Nam càng trũng, có nơi cốt đất chỉ -0,8m.

- Đất Chí Linh được hình thành từ 2 nhóm chính, nhóm đất đồi núi được hình thành tại chỗ, phát triển trên các đá sa thạch; nhóm đất phù sa do sông Kinh Thầy và Thái Bình bồi tụ.

b. Tài nguyên rừng

Chí Linh có 14.470 ha đất đồi rừng, trong đó rừng trồng 1.208 ha, rừng tự nhiên 2.390 ha. Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý, ước khoảng 140.000 m³, có nhiều loại động thực vật đặc trưng cung cấp nguồn dược liệu cho y học. Rừng trồng chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn và rừng thông thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

c. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản Chí Linh tuy không nhiều về chủng loại, nhưng có loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế như: đất cao lanh trữ lượng 40 vạn tấn, sét chịu lửa 8 triệu tấn, đá, cát vàng xây dựng, mỏ than nâu trữ lượng hàng tỉ tấn.

d. Tài nguyên nhân văn – du lịch

Chí Linh có trên 160 ngàn người, trong đó có nhiều dân tộc anh em sinh sống với sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và tài năng lao động của các dân tộc, sức sáng tạo của con người đã tạo cho Chí Linh một vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Mảnh đất và con người nơi đây được coi là “vùng đất địa linh nhân kiệt”, với những địa danh nổi tiếng như: Côn Sơn mảnh đất đã gắn bó phần lớn cuộc đời của Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hoá thế giới, người anh hùng dân tộc gắn liền với những áng văn bất hủ lưu truyền đến muôn đời, Kiếp Bạc mảnh đất đã đi vào lịch sử với những chiến công oanh liệt của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ 13. Với những truyền thống lịch sử lâu đời từ ngàn xưa, người dân nơi đây đã tạo dựng và để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di sản văn hoá tinh thần mang đậm bản sắc dân tộc, con người Chí Linh tài hoa, thông minh, cần cù, chăm chỉ, nổi tiếng với truyền thống hiếu học và đỗ đạt như: danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi, nhà giáo Chu Văn An, tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 50 - 53)