Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 47)

3.1.3.1. Phát triển kinh tế

a. Sản xuất nông, lâm nghiệp

Trong những năm qua sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện đã được định hướng phát triển mạnh theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, kết hợp với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và luôn luôn cải tiến phương thức sản xuất, áp dụng các loại kỹ thuật mới, giống mới, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tới từng vùng, từng xã, đồng thời nâng cao chất lượng thâm canh, tăng năng suất cây trồng, nhân rộng mô hình cây con có hiệu quả.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển; Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 26.043 tấn (năm 2011) lên 31.881 tấn (năm 2016); bình quân lương thực năm 2011 từ 532 kg/người/năm tăng lên 624 kg/người/năm trong 2016. Huyện đã mở rộng diện tích một số loài cây ăn quả đặc sản, trồng mới cây cam, quýt 2011 - 2016 được 390,95 ha. Các xã Phương Viên, Rã Bản, Đông Viên thuộc chỉ dẫn địa lý vùng quýt; các xã Nam Cường, Đồng Lạc, Xuân Lạc, Quảng Bạch, Tân Lập, Ngọc Phái nằm trong chỉ dẫn địa lý cây hồng không hạt tỉnh Bắc Kạn. Khai thác sử dụng tiềm năng đất đai, khuyến khích thực hiện cánh đồng 70 triệu đồng/ha với diện tích hàng năm đạt từ 300 ha trở lên như các công thức luân canh 3 vụ/năm; thuốc lá - lúa mùa; cá xen lúa...; duy trì, ổn định và mở rộng diện tích trồng các loại cây rau, màu khác đảm bảo nhu cầu phục vụ đời sống nhân dân; an ninh lương thực đảm bảo và một phần đã trở thành sản phẩm hàng hóa được người tiêu dùng ưa chuộng như gạo Bao Thai huyện Chợ Đồn, Chè tuyết Thiên Phúc...

Bên cạnh việc phát triển trồng trọt, việc phát triển đàn gia súc, công tác chăn nuôi, thú y đã được quan tâm và đẩy mạnh, đảm bảo không để dịch bệnh xảy ra. Tổng đàn trâu, bò bình quân được duy trì và tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2013 là 10.445 con, năm 2014 là 10.467 con, năm 2015 có 11.766 con, năm 2016 là 11.814 con.

Với diện tích đất lâm nghiệp chiếm 86,4 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, đây là một trong những tiềm năng thế mạnh của huyện trong phát triển và bảo vệ rừng, trong những năm qua công tác trồng rừng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp, ủy chính quyền địa phương, từ năm 2011 - 2016 toàn huyện đã trồng được 8.599,04 ha thành rừng với các loại cây trồng chủ yếu là cây mỡ, keo, quế...đã góp phần tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện từ 60,07% năm 2011 lên 79% năm 2016. Nhiều diện tích rừng trồng đến nay đã bắt đầu cho thu nhập, góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

b. Sản xuất công nghiệp

Là một huyện có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú đó là cơ sở để thu hút các đơn vị, doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đóng trên địa bàn, từ đó đã góp phần đưa tổng giá trị sản xuất công nghiệp biến động và tăng dần qua các năm, cụ thể tổnggiá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đạt 428,750 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 1.017,938 tỷ đồng. Song song với việc khai thác và chế biến tài nguyên, khoáng sản trong những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép để kịp thời có biện pháp giải quyết.

c. Thương mại, dịch vụ

Phát triển khá với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Toàn huyện hiện có 1.290 cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có 80 doanh nghiệp, Công ty, HTX và 1.210 hộ kinh doanh. Đồng thời chủ động, tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện qua đó xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm. Các mặt hàng chính sách được cung ứng kịp thời, đầy đủ đến đến trung tâm cụm xã. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2011 đạt 245.904 triệu đồng, năm 2015 đạt 376.842 triệu đồng. Khối lượng vận chuyển hàng hóa 468 nghìn tấn (năm 2011), 604,8 nghìn tấn (năm 2016).

d. Tài chính - tiền tệ

Là một huyện miền núi, nhưng huyện Chợ Đồn lại có nhiều đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, đó là cơ sở về chỉ tiêu thu ngân sách của huyện được tỉnh giao các năm đều cao so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh (chỉ sau Thành phố Bắc Kạn). Cụ thể thu ngân sách của huyện qua các năm

đều đạt vượt chỉ tiêu giao, năm 2011 được 45,817 tỷ đồng đến năm 2016 được 75,913 tỷ đồng. Chủ động chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ, kịp thời đáp ứng mọi hoạt động của địa phương năm 2011 chi 186,327 tỷ đồng, đến năm 2016 là 260,765 tỷ đồng.

3.1.3.2. Dân số và lao động

Tổng số nhân khẩu của huyện năm 2016 là 51.725 người (tăng so với năm 2015 là 2,37%), trong đó có 32.163 người trong độ tuổi lao động, tăng so với năm 2015 là 1,05% (Bảng 3.3, 3.4).

3.1.3.3. Cơ sở hạ tầng

a. Việc xây dựng cơ sở từ nguồn vốn mục tiêu quốc gia

Bảng 3.3. Số liệu dân số huyện Chợ Đồn TT Đơn vị Tổng số (người) So sánh (%) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 1 Xuân Lạc 2.802 3.010 3.120 107,42 103,65 2 Nam Cường 3.045 3.120 3.194 102,46 102,37 3 Đồng Lạc 2.422 2.426 2.483 100,16 102,35 4 Quảng Bạch 1.835 1.919 1.971 104,57 102,71 5 Tân Lập 1.320 1.418 1.452 107,42 102,40 6 Bản Thi 2.301 2.050 2.099 89,09 102,39 7 Yên Thịnh 1.765 1.766 1.808 100,05 102,37 8 Yên Thượng 1.383 1.426 1.460 103,10 102,38 9 Bằng Lãng 1.610 1.637 1.676 101,67 102,38 10 Ngọc Phái 2.325 2.315 2.370 99,56 102,37 11 TT Bằng Lũng 6.228 6.469 6.532 103,87 100,97 12 Bằng Phúc 2.303 2.309 2.364 100,26 102,38 13 Phương Viên 3.487 3.521 3.615 100,98 102,67 14 Rã Bản 1.502 1.515 1.551 100,87 102,38 15 Đông Viên 2.340 2.284 2.338 97,61 102,36 16 Đại Sảo 1.888 1.915 1.960 101,43 102,35 17 Yên Mỹ 1.441 1.523 1.559 105,69 102,36 18 Yên Nhuận 2.156 2.155 2.206 99,95 102,37 19 Phong Huân 1.038 1.013 1.037 97,59 102,37 20 Lương Bằng 1.926 2.057 2.106 106,80 102,38 21 Nghĩa Tá 1.610 1.586 1.624 98,51 102,40 22 Bình Trung 2.925 3.094 3.201 105,78 103,46 Tổng cộng 49.454 50.528 51.725 102,17 102,37 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Chợ Đồn

Việc thực hiện Chương trình 135, chương trình mục tiuêu quốc gia trên địa bàn huyện trong nhưng năm qua đã được quan tâm đầu tư, xây dựng.

Bằng việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trên cơ sở xem xét, ưu tiên các công trình hạ tầng thiết yếu, phát huy hiệu quả cao và thiết thực đối với đời sống nhân dân, giai đoạn 2011 - 2016 nhiều công trình đã được đầu tư xây dựng và phát huy tác dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Tổng các nguồn vốn đầu tư là 564,686 tỷ đồng, xây dựng được 344 công trình. Đến nay toàn huyện có 16/22 trụ sở làm việc của các xã, thị trấn được đầu tư xây dựng hoàn thành.

b. Về hạ tầng giao thông, thủy lợi và cấp nước sinh hoạt

Bảng 3.4. Số liệu dân số trong độ tuổi lao động huyện Chợ Đồn

TT Đơn vị Tổng số (lao động) So sánh Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 1 Xuân Lạc 1.749 1.896 1.940 108,40 102,32 2 Nam Cường 1.901 1.965 1.986 103,37 101,07 3 Đồng Lạc 1.512 1.528 1.544 101,06 101,05 4 Quảng Bạch 1.146 1.209 1.226 105,50 101,41 5 Tân Lập 824 893 903 108,37 101,12 6 Bản Thi 1.437 1.291 1.305 89,84 101,08 7 Yên Thịnh 1.102 1.112 1.124 100,91 101,08 8 Yên Thượng 863 898 908 104,06 101,11 9 Bằng Lãng 1.005 1.031 1.042 102,59 101,07 10 Ngọc Phái 1.451 1.458 1.474 100,48 101,10 11 TT Bằng Lũng 3.888 4.075 4.062 104,81 99,68 12 Bằng Phúc 1.438 1.454 1.470 101,11 101,10 13 Phương Viên 2.177 2.218 2.248 101,88 101,35 14 Rã Bản 938 954 964 101,71 101,05 15 Đông Viên 1.461 1.439 1.454 98,49 101,04 16 Đại Sảo 1.179 1.206 1.219 102,29 101,08 17 Yên Mỹ 900 959 969 106,56 101,04 18 Yên Nhuận 1.346 1.357 1.372 100,82 101,11 19 Phong Huân 648 638 645 98,46 101,10 20 Lương Bằng 1.202 1.296 1.310 107,82 101,08 21 Nghĩa Tá 1.005 999 1.010 99,40 101,10 22 Bình Trung 1.826 1.949 1.990 106,74 101,10 Tổng cộng 30.988 31.828 32.163 102,71 101,05 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Chợ Đồn

Quan tâm đầu tư cải tạo và mở mới các tuyến đường giao thông, với tổng chiều dài trên 200 km. Đến nay 22/22 xã, thị trấn đã có đường nhựa và đường bê tông đến trung tâm xã, hơn 90% số thôn, tổ, bản có đường cho xe máy, xe cơ giới nhỏ đi lại thuận lợi, thông suốt. Phát huy hiệu quả nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; nhiều tuyến đường của các thôn, tổ, bản đã được bê tông hóa. Đầu tư hoàn thành 82 công trình thủy lợi, với diện tích tưới 328,3 ha; các công trình nước sinh hoạt đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng đưa tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn tăng từ 68% (năm 2011) lên trên 95% (năm 2016), đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

c. Về hạ tầng điện lưới và thông tin liên lạc

Số hộ dân được sử dụng điện lưới tăng từ 92,61 % (năm 2011) lên 97 % (năm 2016). Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt, đẩy mạnh phát triển hệ thống dịch vụ Internet và phủ sóng điện thoại trên địa bàn, năm 2016 phát triển được 44.585 thuê bao dịch vụ Internet và điện thoại, trong đó 43.001 thuê bao điện thoại. Đảm bảo duy trì 100% xã có thư báo đến hàng ngày, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của nhân dân.

d. Về hạ tầng y tế, giáo dục

Đến nay 100% xã, thị trấn trong toàn huyện đều có Trạm y tế; công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Chợ Đồn với quy mô 70 giường bệnh, hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục đầu tư xây dựng kiên cố, đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh của các bậc học.

e. Chương trình xây dựng nông thôn mới

Với mục tiêu nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao chất lượng đời sống người dân nông thôn, trong những năm qua các nội dung chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới được quan tâm triển khai đồng bộ, nhân dân đồng tình hưởng ứng phong trào xây dựng nông thông với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; công tác quy hoạch được quan tâm chỉ đạo thực hiện, 21/21 xã được phê duyệt Đồ án quy hoạch nông thôn mới và Đề án xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới tính đến nay, bình quân số tiêu chí đã đạt của toàn huyện là 8,4 tiêu chí/19 tiêu chí.

3.1.3.4. Văn hóa - xã hội

a. Giáo dục - Đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ, mạng lưới trường lớp được mở rộng. Số trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I hiện nay là 10 trường. So với giai đoạn trước thì hiện nay không còn phòng học tranh tre, không có phòng học sử dụng 2 ca. 100% trẻ 5 tuổi được đến trường;100% học sinh tiểu học đủ điều kiện lên lớp, hiệu quả đào tạo hằng năm đạt trên 90%. Huy động học sinh các dân tộc thiểu số đến lớp đạt tỷ lệ 99%. Số đơn vị được công nhận đạt phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi đạt 20/22 xã. Duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi 22/22 xã, Phổ cập giáo dục trung học cơ sở 20/22 xã và 21/22 xã được công nhận đạt phổ cập xóa mù chữ.

b. Y tế và chăm sóc sức khỏe

Công tác phòng chống dịch bệnh luôn được quan tâm thực hiện tốt, từ năm 2011 đến nay không có dịch bệnh lớn xảy ra. Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vác xin đạt 97,2% (năm 2011); đạt 98,3% (năm 2016). Tỷ lệ trẻ em trên 5 tuổi suy dinh dưỡng trẻ em cân nặng/tuổi giảm theo từng năm từ 18,23% năm 2011 đến năm 2016 còn 14% (mỗi năm giảm 0,4%). Tỷ lệ trẻ em trên 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao/ tuổi năm 2011 là 24,85%, năm 2016 là 16%. Tổng số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế đến hết năm 2016 có 13/22 xã, thị trấn (chiếm 59.09% tổng số xã, thị trấn).

c. Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình

Nhìn chung, qui mô dân số huyện Chợ Đồn tương đối ổn định, nhưng mức giảm sinh chưa bền vững. Cơ cấu dân số hợp lý nhưng đã bắt đầu chuyển dần từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già (tỷ lệ phụ thuộc 30,5%), tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Tỷ suất sinh thô năm trung bình từ 2011-2016 là 14,2 %. Tỷ lệ sinh con thứ 3+ có xu hướng tăng, trung bình mỗi năm có 32 trường hợp. Tỷ lệ tăng dân số năm 2011 là 0,64%, đến năm 2016 là 0,65%.

d. Các hoạt động Văn hóa - Thông tin; Truyền thanh và Truyền hình:

Huyện đã duy trì và tổ chức thường xuyên các hoạt động thông tin, tuyên truyền, biểu diễn văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" thu được kết

quả tốt, số thôn, tổ, gia đình đạt danh hiệu văn hóa phấn đấu tăng qua các năm: Tỷ lệ gia đình văn hóa năm 2011 là 62,52%, đến năm 2016 là 80%; danh hiệu thôn, tổ văn hóa năm 2011 là 9,09%, đến năm 2016 là 97%; danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hóa năm 2011 là 55,70%, năm 2013 là 74,80%, năm 2016 là 83%.

Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện phản ánh, tuyên truyền chủ trương chính sách, đường lối của Đảng nhà nước, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của nhân dân. Duy trì lịch tiếp và phát sóng Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Kạn theo quy định.

e. Công tác dân tộc

Là một huyện miền núi, huyện Chợ Đồn có 7 dân tộc anh em cùng sinh sông (gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chí, Kinh), trong những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các chế độ chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho bà con hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có điều kiện để mua giống gia súc, gia cầm, thuỷ sản hoặc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số... góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong đồng bào dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 47)