3.2.1.1. Cách tiếp cận
Đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống và theo quy trình hoạt động của HĐND cấp huyện từ hoạt động bầu chức danh, giám sát, lấy phiếu tín nhiệm và ban hành nghị quyết. Tổng quan lý luận và thực tiễn cho thấy chất lượng hoạt động của HĐND được quan tâm ở tất cả các hoạt động. Vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện của từng địa phương để tổ chức bộ hoạt động của HĐND huyện cho phù hợp. Cách tiếp cận hệ thống và theo quy trình sẽ đáp ứng được yêu cầu của việc đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND cấp huyện, chỉ ra các yếu tố tác động và nguyên nhân của chúng để có giải pháp kịp thời cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp huyện.
3.2.1.2. Khung phân tích
Trên cơ sở mục tiêu chung của đề tài là nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện và các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi đã xây dựng khung lý thuyết cho đề tài (Sơ đồ 3.6). Xuất phát từ việc tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động của HĐND cấp huyện từ những nghiên cứu có liên quan, đề tài hướng đến việc mô tả, đánh giá các hoạt động của HĐND huyện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn. Cuối cùng, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện được đề xuất dựa trên những phát hiện của đề tài và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn trong thời gian tới.
Sơ đồ 3.6. Khung phân tích của đề tài 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp từ các báo cáo hoạt động của HĐND huyện. Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp các thông tin thứ cấp khác có liên quan đến vấn đề chất lượng hoạt động của HĐND huyện từ các nguồn khác nhau như công trình nghiên cứu khoa học đã công bố,
Lý luận chung về chất lượng hoạt động của HĐND huyện Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện Chất lượng hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn
Đặc điểm tự nhiên và điều kiện KT-XH của huyện Chợ Đồn
Điều kiện KT - XH Đặc điểm tự nhiên
Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND huyện
Yếu tố chủ quan Yếu tố khách quan
Đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện Hoạt động bầu chức danh Hoạt động ban hành nghị quyết Hoạt động giám sát Giải pháp đề xuất
sách, tạp chí khoa học chuyên ngành, báo cáo tổng kết hoạt động của HĐND huyện của các địa phương và trên Internet.
3.2.2.2. Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập bằng cách phát phiếu điều tra cho các đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2016-2021 và nguyên đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2011-2016, cử tri ở các cơ quan và địa phương trên địa bàn huyện Chợ Đồn. Ngoài ra, hình thức phỏng vấn trực tiếp sẽ được tiến hành đối với các đại biểu là thường trực HĐND và một số đại diện cử tri trên địa bàn huyện. Số phiếu điều tra được gửi đến toàn bộ đại biểu HĐND ở các nhiệm kỳ 2011-2016 và nhiệm kỳ 2016-2021; đối với cử tri sẽ điều tra 100 người được lựa chọn ngẫu nhiên trên cơ sở cơ cấu đại biểu cho khối cơ quan huyện và ở các xã trên địa bàn huyện. Nội dung điều tra tập trung vào việc đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện như hoạt động bầu các chức danh, hoạt động ban hành nghị quyết và hoạt động giám sát. Kết quả thu về được 25/31 phiếu của đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2011-2016, 32/32 phiếu của đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2016-2021 và 100/100 phiếu của cử tri.
3.2.3. Phương pháp phân tích
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để phản ánh đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; Đặc điểm của đại biểu HĐND huyện Chợ Đồn; Kết quả hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn trong thời gian vừa qua. Thông qua cách thức biểu đạt này sẽ làm rõ được kết quả và chất lượng hoạt động của HĐND huyện.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp phân tích so sánh chủ yếu được sử dụng để so sánh kết quả và chất lượng hoạt động của HĐND huyện giữa các nhiệm kỳ với nhau; So sánh kết quả đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND giữa các nhóm đánh giá khác nhau... Đây là cách thức và là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá sự nỗ lực của HĐND huyện trong việc nâng cao chất lượng hoạt động.
3.2.3.3. Phương pháp đánh giá theo thang đo Likert
Đề tài sử dụng phương pháp thang đo Likert 5 cấp độ để đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện theo các mức từ cao đến thấp: Rất tốt, Tốt,
Bình thường, Không tốt, Rất không tốt. Các mức đánh giá này tương ứng với điểm số lần lượt là: 5, 4, 3, 2, 1. Kết quả điểm trung bình sẽ được tính trên cơ sở mẫu điều tra đánh giá và là căn cứ để đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn.
3.2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Để đảm bảo cho đề tài có ý nghĩa khoa học cao hơn, phương pháp chuyên gia được sử dụng trong quá trình nghiên cứu để tham vấn ý kiến của chuyên gia có chuyên môn sâu về đánh giá chất lượng hoạt động của HĐND huyện và những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động của HĐND huyện.
3.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá
3.2.4.1. Chất lượng hoạt động bầu các chức danh 3.2.4.2. Chất lượng hoạt động ban hành nghị quyết 3.2.4.3. Chất lượng hoạt động giám sát
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND HUYỆN CHỢ ĐỒN 4.1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn
4.1.1.1. Số lượng và cơ cấu đại biểu HĐND huyện
Về cơ bản, số lượng và cơ cấu đại biểu HĐND huyện khóa XVIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã đáp ứng yêu cầu, đảm bảo tính đại diện cho các xã, các khu vực trong huyện, đại diện cho cơ cấu ngành nghề, các tầng lớp dân cư, giới tính, dân tộc, trình độ và mang tính kế thừa và phát triển. Việc quyết định cơ cấu, số lượng đại biểu của HĐND huyện khóa XVIII được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của số lượng, cơ cấu đại biểu HĐND huyện khóa trước nên trình độ chuyên môn của đại biểu HĐND huyện đã được nâng lên, là cơ sở quan trọng để HĐND huyện nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động (Bảng 4.1).
Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu đại biểu HĐND huyện
TT Nội dung Số lượng (người) So sánh (+/-) Nhiệm kỳ 2011-2016 Nhiệm kỳ 2016-2021 1 Tổng số đại biểu 31 32 01 2 Đại biểu Nữ 05 09 04
3 Đại biểu tái cử 11 08 -03
4 Đại biểu là người dân tộc thiểu số 27 30 03 5 Đại biểu có trình độ trên đại học 01 02 01
6 Đại biểu có trình độ đại học 26 30 04
7 Đại biểu có trình độ trung cấp, sơ cấp 04 0 04 8 Đại biểu có trình độ cao cấp lý luận
chính trị
17 11 - 06
9 Đại biểu có trình độ trung cấp, sơ cấp chính trị
13 17 04
Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Chợ Đồn (2011, 2016)
Cụ thể, trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, tổng số đại biểu được bầu là 31 đại biểu, trong đó trong đó đại biểu nữ là 5 đại biểu (chiếm 16,12% tổng số đại biểu), đại biểu tái cử là 11 đại biểu (chiếm 35,48% tổng số đại biểu), đại biểu là người dân tộc thiểu số là 27 đại biểu (chiếm 87,09% tổng số đại biểu), đại biểu có trình
độ đại học, trên đại học là 27 đại biểu (chiếm 87,09% tổng số đại biểu), đại biểu có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên là 30 đại biểu (chiếm 96,77% tổng số đại biểu).
Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, cơ cấu, số lượng đại biểu HĐND huyện đã có sự biến động nhưng không đáng kể, tổng số đại biểu được bầu là 32 đại biểu, trong đó đại biểu nữ là 9 đại biểu (chiếm 28,12% tổng số đại biểu), đại biểu tái cử là 8 đại biểu (chiếm 25% tổng số đại biểu), đại biểu là người dân tộc thiểu số là 30 đại biểu (chiếm 93,75% tổng số đại biểu), đại biểu có trình độ đại học, trên đại học là 32 đại biểu (chiếm 100% tổng số đại biểu), đại biểu có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên là 30 đại biểu (chiếm 93,75% tổng số đại biểu).
Qua số liệu trên cho thấy cơ cấu dân tộc, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của cả 2 nhiệm kỳ chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng số đại biểu được bầu (đều chiếm trên 95% tổng số đại biểu), cho thấy chất lượng đại biểu đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu theo quy định.
4.1.1.2. Tổ chức bộ máy của HĐND huyện
a. Thường trực HĐND huyện
Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, Thường trực HĐND huyện gồm 03 đồng chí: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên Thường trực. Đầu nhiệm kỳ đồng chí Bí thư huyện uỷ đồng thời là Chủ tịch HĐND huyện, 01 đồng chí Phó Chủ tịch HĐND huyện là Uỷ viên Ban chấp hành huyện uỷ và 01 đồng chí Uỷ viên Thường trực HĐND huyện. Đến giữa, cuối nhiệm kỳ, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ đồng thời là Chủ tịch HĐND huyện. Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND huyện ủy và đồng chí Uỷ viên Thường trực HĐND huyện là Ủy viên Ban chấp hành Huyện ủy và hoạt động chuyên trách.
Đến nay (nhiệm kỳ 2016 - 2021) theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Thường trực HĐND huyện gồm 06 đồng chí: 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 03 Trưởng của các ban HĐND (Ban Kinh tế - Xã hội, Ban Pháp chế và Ban Dân tộc), tăng 03 so với nhiệm kỳ trước (Bảng 4.2). Về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của thường trực HĐND huyện trong 2 nhiệm kỳ đảm bảo đáp ứng theo quy định.
Bảng 4.2. Số lượng cán bộ thường trực HĐND huyện STT Chỉ tiêu Nhiệm kỳ 2011-2016 Nhiệm kỳ 2016-2021 So sánh (+/-) 1 Số cán bộ thường trực HĐND huyện 03 06 03 2 Trình độ cán bộ phụ trách - Trình độ chuyên môn 03 06 03
+ Đại học và trên đại học 03 06 05
+ Khác 0 0 -
- Trình độ lý luận chính trị 03 06 03
+ Cao cấp 03 06 03
+ Sơ, trung cấp 0 0 -
Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Chợ Đồn (2011, 2016)
b. Các Ban của HĐND huyện
Hội đồng nhân dân huyện khoá nhiệm kỳ 2011 - 2016, theo quy luật của Luật Tổ chức HĐND&UBND năm 2003, các ban HĐND huyện gồm 02 Ban: Ban Kinh tế - Xã hội, Ban Pháp chế. Mỗi Ban có 05 thành viên trong đó có Trưởng ban và Phó Trưởng ban hoạt động kiêm nhiệm.
Bảng 4.3. Các Ban của HĐND huyện và cán bộ phụ trách
STT Chỉ tiêu Nhiệm kỳ 2011-2016 Nhiệm kỳ 2016-2021 So sánh (+/-) 1 Số Ban chuyên trách 02 03 01 2 Số cán bộ phụ trách 10 15 05 3 Trình độ cán bộ phụ trách - Trình độ chuyên môn 10 15 05
+ Đại học và trên đại học 10 15 05
+ Khác 0 0 -
- Trình độ lý luận chính trị 10 15 05
+ Cao cấp 8 6 -2
+ Sơ, trung cấp 2 9 07
Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Chợ Đồn (2011, 2016)
Đến nay (nhiệm kỳ 2016 - 2021) theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, HĐND huyện gồm 03 Ban: Ban Kinh tế - Xã hội, Ban Pháp chế và Ban Dân tộc. Mỗi Ban có 05 thành viên trong đó có Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban hoạt động kiêm nhiệm.
Số liệu ở Bảng 4.3 cho thấy trong 2 nhiệm kỳ về trình độ chuyên môn (đại học, trên đại học), trình độ lý luận chính trị (từ sơ cấp trở lên) của các ban HĐND huyện đều đạt 100% so với tổng số thành viên các ban., điều đó cho thấy chất lượng của các ban HĐND huyện đã đáp ứng được yêu cầu theo quy định.
Bảng 4.4. Các tổ đại biểu HĐND huyện theo đơn vị bầu cử
TT Tổ đại biểu Nhiệm kỳ 2011 - 2016 Nhiệm kỳ 2011 - 2016 Số đại biểu Tại các xã Số đại biểu Tại các xã 1 Tổ số 1 05 Phương Viên, Bằng Phúc, Rã Bản 05 Phương Viên, Bằng Phúc, Rã Bản
2 Tổ số 2 04 Đông Viên, Đại Sảo, Yên
Mỹ 04
Đông Viên, Đại Sảo, Yên Mỹ
3 Tổ số 3 03 Yên Nhuận, Phong Huân,
Bằng Lãng 03
Yên Nhuận, Phong Huân, Bằng Lãng
4 Tổ số 4 04 Bình Trung, Nghĩa Tá,
Lương Bằng 04
Bình Trung, Nghĩa Tá, Lương Bằng
5 Tổ số 5 03 Bản Thi, Yên Thịnh, Yên
Thượng 03 Bản Thi, Yên Thịnh, Yên Thượng 6 Tổ số 6 05 Ngọc Phái, TT Bằng Lũng 05 Ngọc Phái, TT Bằng Lũng 7 Tổ số 7 03 Đồng Lạc, Tân Lập, Quảng Bạch 04 Đồng Lạc, Tân Lập, Quảng Bạch 8 Tổ số 8 04
Nam Cường, Xuân Lạc 04
Nam Cường, Xuân Lạc
Tổng 08 31 32
Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Chợ Đồn (2011, 2016)
c. Các Tổ đại biểu HĐND huyện
HĐND huyện được tổ chức thành 08 Tổ đại biểu tại các xã, thị trấn trong huyện, phân theo đơn vị bầu cử (Bảng 4.4). Mỗi Tổ đại biểu có Tổ trưởng, Tổ phó do thường trực HĐND thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện phân công. d. Bộ máy tham mưu, giúp việc
Bộ máy tham mưu, giúp việc cho HĐND huyện là Văn phòng HĐND&UBND huyện, gồm 01 Chánh Văn phòng và 02 Phó Chánh Văn phòng,
và 01 chuyên viên (dành thời gian cơ bản phục vụ công tác cho hoạt động của Thường trực HĐND huyện). Số liệu ở Bảng 4.5 cho thấy trong 2 nhiệm kỳ, bộ máy tham mưu, giúp việc cho HĐND huyện về cơ cấu, số lượng là rất ổn định, không có sự thay đổi.
Bảng 4.5. Số liệu bộ máy giúp việc cho HĐND huyện
STT Chỉ tiêu Nhiệm kỳ 2011-2016 Nhiệm kỳ 2016-2021 1 Số cán bộ giúp việc 03 03 2 Trình độ cán bộ phụ trách - Trình độ chuyên môn 03 03
+ Đại học và trên đại học 03 03
+ Khác 0 0
- Trình độ lý luận chính trị 03 03
+ Cao cấp 02 02
+ Sơ, trung cấp 01 01
Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Chợ Đồn (2011, 2016) 4.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HĐND huyện Chợ Đồn
4.1.2.1. Hoạt động bầu các chức danh
Trong những năm qua, hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn đã từng bước được cải tiến, đổi mới, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng; vị thế, vai trò của HĐND ngày càng được khẳng định trong hệ thống chính trị. Hoạt động, công tác của HĐND huyện đã góp phần vào sự phát triển toàn diện của huyện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh; thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện đã đề ra.
Trên cơ sở các quy định của Luật Tổ chức HĐND&UBND năm 2003, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Hướng dẫn số 1138/H- UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ QH, trong đó có các nội dung chi tiết về việc bầu các chức danh của HĐND, UBND, Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện. Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 và năm đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND huyện Chợ Đồn đã tổ chức các kỳ họp thường lệ, bất thường, ban hành các Nghị quyết về công tác tổ chức để bầu các chức danh Chủ tịch HĐND, UBND; Phó chủ tịch,
Ủy viên Thường trực HĐND, Phó chủ tịch UBND; các ban HĐND, Ủy viên UBND, Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện. Kết quả hoạt động bầu các chức danh của HĐND huyện được thể hiện ở Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Số liệu bầu các chức danh của HĐND huyện
STT Chỉ tiêu Số lần bầu Nhiệm kỳ 2011-2016 Năm đầu nhiệm kỳ 2016-2021 1 Bầu Chủ tịch HĐND huyện 02 02 2 Bầu Phó chủ tịch HĐND huyện 01 01
3 Bầu Ủy viên Thường trực HĐND huyện 01 0
4 Bầu các Ban HĐND huyện 01 01