Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 36)

huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Trong phần này, chúng tôi tổng kết một số bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện được rút ra trên cơ sở tổng quan kinh nghiệm của các địa phương trong nước có điều kiện tương đồng với huyện Chợ Đồn. Cụ thể như sau:

Một là, HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND đại biểu HĐND phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của HĐND nắm vững chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, hiểu rõ đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, để từ đó làm cơ sở để quyết định các vấn đề sát với thực tế; đúc kết kinh nhiệm thực tiễn, đại biểu Hội đồng nhân dân phải có tâm huyết, có trình độ hiểu biết nhất định, thực hiện tốt pháp lênh dân chủ cơ sở, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Hai là, quan tâm cải tiến và nâng cao chất lượng các kỳ họp của HĐND, đổi mới cách thức tổ chức kỳ họp, các hội nghị tiếp xúc cử tri; trú trọng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp; duy trì, thực hiện tốt quy chế phối hợp, thực hiện tốt mối quan hệ giữa Thường trực HĐND, Uỷ ban nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt nam cùng cấp, với các Tổ, các đại biểu HĐND; thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri, liên hệ mật thiết với cử tri, lắng nghe, trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến kiến nghị của cử tri, thực sự là cầu nối giữa cử tri với chính quyền các cấp.

Ba là, Chú trọng thực hiện hoạt động giám sát vì đây là nhiệm vụ chính của HĐND, thực hiện giám sát chuyên đề, giám sát thường lệ, giám sát tại kỳ họp…; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện và giải quyết các ý kiến kiến nghị sau các cuộc giám sát và các ý kiến kiến nghị của cử tri của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp.

Bốn là, tiếp tục bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động của người đại biểu Hội đồng nhân dân; cung cấp đầy đủ những thông tin, tài liệu cần thiết cho đại biểu, đồng thời đại biểu Hội đồng nhân dân cần phải tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng học hỏi để nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ; nắm vững tình hình kinh tế, xã hội - quốc phòng, an ninh của địa phương.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Chợ Đồn là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Kạn, phía Bắc giáp huyện Ba Bể, phía Đông giáp huyện Bạch Thông, phía Tây giáp huyện Yên Sơn, Chiêm Hoá, Na Hang tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên (xem phụ lục: Bản đồ hành chính huyện).

Huyện có vị trí vai trò hết sức quan trọng đối với Quốc phòng - An ninh trong khu vực phòng thủ của tỉnh. Trên địa bàn huyện có Kho K380; cụm công trình CT229 của Trung ương được xây dựng từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nằm trên địa bàn 4 xã và 01 thị trấn (Gồm: xã Yên Thượng, xã Lương Bằng, xã Bằng Lãng, xã Nghĩa Tá, thị trấn Bằng Lũng), đây là những an toàn khu của Trung ương.

Hệ thống đường giao thông đi lại tương đối thuận lợi, trên địa bàn huyện có các trục đường như: ĐT257 từ thị xã Bắc Kạn đến thị trấn Bằng Lũng (nay là Quốc lộ 3B); Đường 255A từ ngã ba Nà Duồng xã Bằng Lãng sang Tuyên Quang; Đường 255B từ xã Ngọc Phái sang Yên Thượng (nay là Quốc lộ 3B); ĐT254 từ Định hoá/ Thái Nguyên dọc theo hướng Bắc Nam qua thị trấn Bằng Lũng sang xã Nam Mẫu huyện Ba Bể (nay là Quốc lộ 3C); Đường 254B từ xã Bình Trung qua xã Yên Nhuận, xã Yên Mỹ, xã Đại Sảo đến xã Đông Viên. Ngoài ra còn có các tuyến đường liên thôn, liên xã đã được củng cố, nâng cấp, mùa khô các loại xe cơ giới, cơ động tốt. Thời tiết tương đối khắc nghiệt, mùa đông rét kéo dài, vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét, ngập lụt cục bộ, sạt lở đất làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái và phát triển KT-XH của địa phương.

3.1.1.2. Đất đai, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn

a. Đất đai, địa hình, địa mạo

Huyện có diện tích tự nhiên 91.135,64 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 6.131,98 ha, đất lâm nghiệp là 78.749 ha, đất chuyên dùng là 3.556,75 ha, đất ở là 318,08 ha (cụ thể các xã, thị trấn được thể hiện như ở Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Số liệu diện tích đất đai huyện Chợ Đồn TT Đơn vị Tổng diện tích (ha) Trong đó: Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở 1 Xuân Lạc 8.421,7 389,08 7.675,64 252,89 12,7 2 Nam Cường 3.234,1 471,64 2.579,98 39,68 26,85 3 Đồng Lạc 3.664,8 384,18 3.081,87 64,68 15,63 4 Quảng Bạch 3.990,9 172,16 3.703,64 39,15 13,43 5 Tân Lập 3.115,4 232,57 2.798,97 15,21 10,52 6 Bản Thi 6.498,5 198,63 6.149,89 89,64 10,57 7 Yên Thịnh 5.112,1 230,46 4.736,01 48,19 9,53 8 Yên Thượng 4.977,5 208,48 3.714,40 950,32 7,89 9 Bằng Lãng 3.385,1 281,98 2.379,45 634,44 7,47 10 Ngọc Phái 4.073,0 210 3.612,06 161,88 12,05 11 TT Bằng Lũng 2.496,4 292,58 1.767,75 177,45 34,91 12 Bằng Phúc 5.014,1 385,94 4.471,64 38,11 17,6 13 Phương Viên 3.722,8 402,12 3.153,19 31,98 21,78 14 Rã Bản 2.478,4 145,19 2.235,22 21,2 12,19 15 Đông Viên 2.162,1 248,18 1.705,01 50,65 15,89 16 Đại Sảo 3.175,1 244,06 2.740,14 64,57 10,83 17 Yên Mỹ 3.632,7 187,55 3245,29 31,51 12,33 18 Yên Nhuận 2.914,7 256,96 2.504,54 35,73 16,9 19 Phong Huân 2.415,9 186,14 2.075,22 40,05 7,85 20 Lương Bằng 6.103,6 296,75 5.098,60 587,94 11,9 21 Nghĩa Tá 4.009,9 244,45 3.566,27 72,73 10,29 22 Bình Trung 6.537,0 462,88 5.754,22 108,75 18,97 Tổng cộng 91.135,6 6.131,98 78.749,00 3.556,75 318,08 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Chợ Đồn

Huyện có địa hình đặc trưng miền núi cao, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến:

+ Địa hình núi đá vôi: Các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi LangCaPhu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000m (núi Phia Khao, xã Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 250 đến 300. Đây là nơi đầu nguồn của các sông chảy về hồ Ba Bể.

+ Địa hình núi đất: Các xã phía Nam thị trấn Bằng Lũng phần lớn là núi đất có độ cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 200 đến 250. Địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc.

+ Địa hình thung lũng: Phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển canh tác nông lâm nghiệp.

b. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2oC (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oC và thấp nhất là 20,8oC).

Lượng mưa thuộc loại thấp, bình quân 1.115mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 6 và 7 có ngày mưa tới 340 mm/ngày; thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1 năm sau 1,5 mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75-80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%, thấp nhất vào tháng 2 với 79% và cao nhất vào tháng 7 tới 88%. Lượng bốc hơi trung bình năm là 830mm, thấp nhất vào tháng 1 với 61mm và cao nhất là 88mm vào tháng 4. Tổng số giờ nắng trung bình đạt 1586 giờ, thấp nhất là tháng 1 có 54 giờ, cao nhất là 223 giờ vào tháng 8. Những đặc điểm trên rất thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới, là điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ tuy nhiên cũng cần đề phòng mưa lũ và hạn hán.

Huyện Chợ Đồn có hệ thống sông suối khá dày đặc nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy, với đặc điểm chung là đầu nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Giao thông đường sông ít phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh. Một số suối cạn nước vào mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.

3.1.2. Đặc điểm tổ chức hành chính

Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính gồm 21 xã, 01 thị trấn với 242 thôn bản, tổ dân phố (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Số liệu đơn vị hành chính huyện (thôn, bản), tình hình chi bộ, đảng viên của huyện của Chợ Đồn

TT Tên đơn vị Số thôn,

bản

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

2015/2014 So sánh (%) 2016/2015 Số chi bộ Số đảng viên Số chi bộ Số đảng viên Số chi bộ Số đảng viên Số chi bộ Số đảng viên Số chi bộ Số đảng viên 1 Xuân Lạc 14 15 174 15 184 15 188 100 105,75 100 102,17 2 Nam Cường 11 14 156 14 174 14 173 100 111,54 100 99,42 3 Đồng Lạc 10 13 137 13 168 13 171 100 122,63 100 101,79 4 Tân Lập 8 9 93 9 118 9 147 100 126,88 100 124,58 5 Quảng Bạch 8 11 94 11 117 11 126 100 124,47 100 107,69 6 Ngọc Phái 8 11 96 11 129 11 138 100 134,38 100 106,98 7 TT Bằng Lũng 25 29 384 29 475 29 509 100 123,70 100 107,16 8 Bằng Lãng 9 10 90 10 104 10 117 100 115,56 100 112,50 9 Yên Thượng 10 12 85 12 122 12 136 100 143,53 100 111,48 10 Yên Thịnh 10 11 94 11 116 11 122 100 123,40 100 105,17 11 Bản Thi 8 10 94 10 110 10 120 100 117,02 100 109,09 12 Lương Bằng 15 19 116 19 148 19 151 100 127,59 100 102,03 13 Nghĩa Tá 9 13 96 13 112 13 117 100 116,67 100 104,46 14 Bình Trung 15 17 133 17 138 17 151 100 103,76 100 109,42 15 Yên Nhuận 12 16 150 16 184 16 195 100 122,67 100 105,98 16 Yên Mỹ 8 10 114 10 138 10 139 100 121,05 100 100,72 17 Phong Huân 6 7 79 7 103 7 106 100 130,38 100 102,91 18 Đại Sảo 8 12 106 12 106 12 137 100 100,00 100 129,25 19 Đông Viên 12 15 154 15 193 15 200 100 125,32 100 103,63 20 Rã Bản 10 11 111 11 125 11 127 100 112,61 100 101,60 21 Phương Viên 17 21 192 21 249 21 252 100 129,69 100 101,20 22 Bằng Phúc 9 11 108 11 124 11 137 100 114,81 100 110,48 Tổng 242 297 2.856 297 3.437 297 3.659 100 120,34 100 106,46

Hệ thống tổ chức chính trị, đoàn thể của huyện và các xã, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Tính đến 31/12 năm 2016 toàn đảng bộ huyện có 55 chi, đảng bộ trực thuộc với 4.165 đảng viên, trong đó có 22 đảng bộ xã, thị trấn (297 chi bộ), năm 2014 là 2.856 đảng viên, năm 2015 là 3.437 đảng viên (tăng 20,34% so với năm 2014), năm 2016 là 3659 đảng viên (tăng 6,46% so với năm 2015).

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Phát triển kinh tế

a. Sản xuất nông, lâm nghiệp

Trong những năm qua sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện đã được định hướng phát triển mạnh theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, kết hợp với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và luôn luôn cải tiến phương thức sản xuất, áp dụng các loại kỹ thuật mới, giống mới, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tới từng vùng, từng xã, đồng thời nâng cao chất lượng thâm canh, tăng năng suất cây trồng, nhân rộng mô hình cây con có hiệu quả.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển; Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 26.043 tấn (năm 2011) lên 31.881 tấn (năm 2016); bình quân lương thực năm 2011 từ 532 kg/người/năm tăng lên 624 kg/người/năm trong 2016. Huyện đã mở rộng diện tích một số loài cây ăn quả đặc sản, trồng mới cây cam, quýt 2011 - 2016 được 390,95 ha. Các xã Phương Viên, Rã Bản, Đông Viên thuộc chỉ dẫn địa lý vùng quýt; các xã Nam Cường, Đồng Lạc, Xuân Lạc, Quảng Bạch, Tân Lập, Ngọc Phái nằm trong chỉ dẫn địa lý cây hồng không hạt tỉnh Bắc Kạn. Khai thác sử dụng tiềm năng đất đai, khuyến khích thực hiện cánh đồng 70 triệu đồng/ha với diện tích hàng năm đạt từ 300 ha trở lên như các công thức luân canh 3 vụ/năm; thuốc lá - lúa mùa; cá xen lúa...; duy trì, ổn định và mở rộng diện tích trồng các loại cây rau, màu khác đảm bảo nhu cầu phục vụ đời sống nhân dân; an ninh lương thực đảm bảo và một phần đã trở thành sản phẩm hàng hóa được người tiêu dùng ưa chuộng như gạo Bao Thai huyện Chợ Đồn, Chè tuyết Thiên Phúc...

Bên cạnh việc phát triển trồng trọt, việc phát triển đàn gia súc, công tác chăn nuôi, thú y đã được quan tâm và đẩy mạnh, đảm bảo không để dịch bệnh xảy ra. Tổng đàn trâu, bò bình quân được duy trì và tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2013 là 10.445 con, năm 2014 là 10.467 con, năm 2015 có 11.766 con, năm 2016 là 11.814 con.

Với diện tích đất lâm nghiệp chiếm 86,4 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, đây là một trong những tiềm năng thế mạnh của huyện trong phát triển và bảo vệ rừng, trong những năm qua công tác trồng rừng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp, ủy chính quyền địa phương, từ năm 2011 - 2016 toàn huyện đã trồng được 8.599,04 ha thành rừng với các loại cây trồng chủ yếu là cây mỡ, keo, quế...đã góp phần tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện từ 60,07% năm 2011 lên 79% năm 2016. Nhiều diện tích rừng trồng đến nay đã bắt đầu cho thu nhập, góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

b. Sản xuất công nghiệp

Là một huyện có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú đó là cơ sở để thu hút các đơn vị, doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đóng trên địa bàn, từ đó đã góp phần đưa tổng giá trị sản xuất công nghiệp biến động và tăng dần qua các năm, cụ thể tổnggiá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đạt 428,750 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 1.017,938 tỷ đồng. Song song với việc khai thác và chế biến tài nguyên, khoáng sản trong những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép để kịp thời có biện pháp giải quyết.

c. Thương mại, dịch vụ

Phát triển khá với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Toàn huyện hiện có 1.290 cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có 80 doanh nghiệp, Công ty, HTX và 1.210 hộ kinh doanh. Đồng thời chủ động, tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện qua đó xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm. Các mặt hàng chính sách được cung ứng kịp thời, đầy đủ đến đến trung tâm cụm xã. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2011 đạt 245.904 triệu đồng, năm 2015 đạt 376.842 triệu đồng. Khối lượng vận chuyển hàng hóa 468 nghìn tấn (năm 2011), 604,8 nghìn tấn (năm 2016).

d. Tài chính - tiền tệ

Là một huyện miền núi, nhưng huyện Chợ Đồn lại có nhiều đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, đó là cơ sở về chỉ tiêu thu ngân sách của huyện được tỉnh giao các năm đều cao so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh (chỉ sau Thành phố Bắc Kạn). Cụ thể thu ngân sách của huyện qua các năm

đều đạt vượt chỉ tiêu giao, năm 2011 được 45,817 tỷ đồng đến năm 2016 được 75,913 tỷ đồng. Chủ động chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ, kịp thời đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)