có chứa thuốc bảo vệ thực vật
Sau khi hoàn thành xong các thí nghiệm về ảnh hưởng thuốc BVTV đến ấu trùng ong các tuổi 2, 3, 4, 5, 6 tiếp tục tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc BVTV trên ong thợ trưởng thành. Thu được kết quả được minh họa ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tỷ lệ chết của ong thợApis mellifera trưởng thành sau khi ăn thức
ăn có chứa thuốc bảo vệ thực vật
Công thức thí nghiệm thành thí nghiSố ong thợ trệm (con) ưởng
Tỷ lệ chết của ong thợ trưởng thành tại nồng độ khuyến cáo (%) 24 giờ 48 giờ 72 giờ Bini 58-40EC 30 40,00c 80,00b 100d SecSaiGon 10ME 30 3,33a 13,33a 20,00b Ram Supper 750WP 30 23,33b 56,67b 66,67c Carbendazim 50WP 30 0,00a 13,33a 13,33ab Gesapax 500FW 30 6,67a 20,00a 23,33b
Theo cột, các chữ cái không giống nhau là khác nhau có ý nghĩa ở mức P=0,05
Kết quả từ bảng 4.6 cho thấy tại thời điểm sau khi làm thí nghiệm 24 giờ: Thuốc có ảnh hưởng cao nhất là Bini 58-40EC, sau đó là Ram Supper 750WP cho tỷ lệ chết 22,33%. Thuốc cho tỷ lệ chết rất thấp là SecSaiGon 10ME (3,33%)
và Gesapax 500FW (6,67%). Còn Carbendazim 50WP không gây ảnh hưởng đến
tỷ lệ chết (0%).
Tại thời điểm theo dõi lần thứ 2, sau 48 giờ tiến hành thí nghiệm, tỷ lệ chết của ong thợ trưởng thành đối với các loại thuốc đều tăng. Có 1 loại thuốc cho tỷ lệ chết tương đối cao là Bini 58-40EC 80,00% (tăng 40% so với hiệu lực ở 24 giờ), đây là thuốc cho tỷ lệ chết cao nhất. Thuốc cho tỷ lệ chết trung bình (50 – 70%) là Ram supper 750WP (56,67%), tăng 33,34% so với tỷ lệ chết sau 24 giờ. Các thuốc cho tỷ lệ chết dưới trung bình là: Gesapax 500FW (23,33%), SecSaiGon 10ME (20%) và thuốc có tỷ lệ chết kém nhất là Carbendazim 50WP cho tỷ lệ chết 13,33%.
Tại thời điểm theo dõi lần thứ 3, sau 72 giờ tiến hành thí nghiệm, tỷ lệ chết của ong thợđối với các loại thuốc tiếp tục tăng trừ Carbendazim thì tỷ lệ chết vẫn giữ nguyên là 13,33%. Bini 58-40EC vẫn cho tỷ lệ chết cao nhất đạt 100%. Ram Supper 750WP (66,67%) cho tỷ lệ chết trung bình và tăng 33,34% so với tỷ lệ chết quan sát sau 24 giờ. Các thuốc cho tỷ lệ chết dưới trung bình là: Gesapax 500FW và SecSaiGon 10ME với hiệu lực lần lượt là 23,33% và 20%.
Kết quả sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (IRRISTAT) để xác định tỷ lệ chết của ong thợ trưởng thành đối với các nồng độ thuốc cho thấy xác xuất P <0,001 điều này có ý nghĩa trong thí nghiệm này khi xử lý các công thức khác nhau đã cho kết quả khác nhau cũng có nghĩa là các nồng độ thuốc khác nhau có ảnh hưởng đển tỷ lệ chết của ong thợ trưởng thành.
Theo như nghiên cứu tác giả Laurino et al. (2011) đối với hoạt chất Dimethoate tại thời điểm 24 giờ, 48 giờ cho tỷ lệ chết lần lượt là 96,67%; 100% cao hơn so với nghiên cứu này tại thời điểm 24 giờ, 48 giờ tương ứng là 46,67%; 20%.
Đối với hoạt chất Cypermethrin theo như nghiên cứu tác giả Laurino et al.
(2011) tại thời điểm 24 giờ, 48 giờ cho tỷ lệ chết lần lượt là 31,67%; 56,67% cho tỷ lệ chết cao hơn so với nghiên cứu này tại thờđiểm 24 giờ, 48 giờ tương ứng là 28,34%; 43,34%.