Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc hóa học trên ấu trùng và trưởng thành ong mật apis cerana và apis mellifera tại gia lâm, hà nội 2014 2015 (Trang 27 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cúu trong nước

2.3.4. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam

Nước ta một nước nông nghiệp do đó việc sử dụng hóa chất BVTV ngày càng tăng. Trong đó những năm gần đây cơ cấu tỷ lệ các hóa chất BVTV thay đổi đáng kể. Năm 2008, tỷ lệ hóa chất trừ sâu chiếm 37,9%, trừ nấm 21,12% hóa chất diệt cỏ 13,77% hóa chất diệt côn trùng 23,46% các loại khác 3,75%. Lượng hóa chất BVTV tiêu thụ qua các năm tăng dần, kim ngạch nhập khẩu hóa chất

BVTV tăng mạnh. Hiện nay, số lượng và chủng loại hóa chất BVTV ở nước ta tương đối cao so với khu vực. Năm 2009, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn cho phép 886 hoạt chất và 2537 thương phẩm được phép sử dụng tại Việt Nam (Bùi Thị Phương Hòa, 2013).

Theo thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam bao gồm:

a, Thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng: *Thuốc sử dụng trong nông nghiệp

- Thuốc trừ sâu: 769 hoạt chất với 1690 tên thương phẩm. - Thuốc trừ bệnh: 607 hoạt chất với 1295 tên thương phẩm. - Thuốc trừ cỏ: 223 hoạt chất với 678 tên thương phẩm. - Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 26 tên thương phẩm.

- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 51 hoạt chất với 143 tên thương phẩm. - Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.

- Thuốc trừốc: 26 hoạt chất với 141 tên thương phẩm. - Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm. * Thuốc trừ mối: 15 hoạt chất với 21 tên thương phẩm.

* Thuốc bảo quản lâm sản: 11 hoạt chất với 13 tên thương phẩm. * Thuốc khử trùng kho: 5 hoạt chất với 10 tên thương phẩm. * Thuốc sử dụng cho sân golf:

- Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm. - Thuốc trừ bệnh: 3 hoạt chất với 3 tên thương phẩm. - Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.

- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm. * Thuốc xử lý hạt giống.

- Thuốc trừ sâu: 12 hoạt chất với 16 tên thương phẩm. - Thuốc trừ bệnh: 10 hoạt chất với 11 tên thương phẩm. b, Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng:

*Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất. *Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.

*Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất. *Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.

Hàng năm, Việt Nam sử dụng 15.000 – 25.000 tấn thuốc BVTV, bao gồm

ba nhóm chính (Theo thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT):

- Nhóm Clo hữu cơ (Chlorinated hydrocacbon): Bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân hủy dài. Đại diện nhóm này là Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo.

- Nhóm Lân hữu cơ (Organic phosphates): Bao gồm hai hợp chất là Parathion và Malathion. Nhóm này có thời gian bán phân hủy ngắn hơn so với nhóm clo hữu cơ. Tuy nhiên, chúng độc hơn và được sử dụng rộng rãi hơn.

- Nhóm Carbamat: Bao gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong mội trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với người và động vật. Đại diện cho nhóm này là các hợp chất có gốc Cacbamit axit như: Sevin, Furada, Bassa, Mipcin. Trong nhóm này thì Metylisoxianat hoặc MIC (CH3NCO) là chất gây ô nhiễm được toàn thế giới chú ý.

Lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng. Trong đó, phần lớn là thuốc trừ sâu và còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh. Nhóm photpho hữu cơ chiếm khoảng 56%, phổ biến nhất là Wolfatox và Monitor. Đều là những loại thuốc độc hại cho môi trường và con người.

Hiện tại, vẫn chưa có những nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với ấu trùng ong và trưởng thành ong ở nước ta được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc hóa học trên ấu trùng và trưởng thành ong mật apis cerana và apis mellifera tại gia lâm, hà nội 2014 2015 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)