vệ thực vật trong phòng thí nghiệm (Laurino et al., 2011)
- Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp cho ong thợ trưởng thành ăn nước có chứa thuốc hóa học ở mức nồng khuyến cáo được trình bày ở bảng 3.3.
- Thí nghiệm có 5 công thức thuốc và 1 công thức đối chứng (Cho ong thợ trưởng thành ăn thức ăn không chứa thuốc BVTV). Mỗi công thức thuốc nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 10 ong thợ trưởng thành tương ứng với 1 hộp nuôi ong thợ đối với các thuốc sau: Bini 58-40EC, Ram Supper 750WP, SecSaiGon 10ME, Gesapax 500FW, Carbendazim 50WP.
Các Bước tiến hành:
Bước 1: Bắt ong thợ và đểđói trong vòng 2 giờ.
Bước 2 : Chuẩn bị hộp nhốt ong thợ (40cm x 15cm x 15cm) trong chứa các lá đã được làm khô hết hơi nước.
Bước 3: Pha thuốc tại nồng độ khyến cáo theo bảng 3.3
Bước 4: Phun dung dịch chứa thuốc BVTV đã pha ở bước 3 đều lên các mặt lá đã được làm khô hết hơi nước.
Bước 5: Thả ong thợ đã bắt và được để đói cho vào hộp nuôi. Sau 3 giờ thu hết lượng lá trong các hộp nhốt ong. Tiếp tục cho ong ăn thức ăn không chứa thuốc BVTV.
Hình 3.3. Thí nghiệm ong thợ trưởng thành
3.6.4.1. Phương pháp pha thức ăn cho ong thợ trưởng thành
Tạo hỗn hợp siro đường với tỷ lệ 1:1 (Smith, 2000) cho ong thợ trưởng thành ăn theo công thức:
Đường glucose (g) Nước cất (g) Số cá thể ong thợ
15 15 30
•Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị ong thợ trưởng thành.
Bước 2: Pha thức ăn cho ong thợ trưởng thành có chứa thuốc BVTV như sau:
- Pha chế nồng độ thuốc cần thí nghiệm được dung dịch B.
- Từ dung dịch B ta lấy 15,0 ml nước dung dịch hòa với 15,0 mg đường ta được hỗn hợp thức ăn cho ong thợ trưởng thành có chứa thuốc hóa học.
3.6.4.2. Tỷ lệ chết của trưởng thành
Từ lúc cho ong trưởng thành ăn ta thực hiện quan sát sau 24h, 48h và 72h. Sau mỗi lần quan sát ta thay thức ăn không chứa thuốc hóa học cho ong thợ trưởng thành ở tất cả các hộp nuôi để ong thợ không bị chết đói.