Cơ chế tác động và tác hại của thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc hóa học trên ấu trùng và trưởng thành ong mật apis cerana và apis mellifera tại gia lâm, hà nội 2014 2015 (Trang 25 - 27)

2.3.3.1. Cơ chế tác động ca thuc bo v thc vt

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác. Dựa vào các đối tượng sinh vật hại có các nhóm thuốc BVTV sau: Thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc, thuốc trừ nhện, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc điều hòa sinh trưởng và thuốc trừ chuột (Nguyễn Trần Oánh và cs., 2007).

Độc tính và những biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong quá trình lưu thông sử dụng của các nhóm thuốc(Lê Trường và cs., 2005):

- Nhóm Carbamate: Thuốc nhóm độc II (WHO)

LD50 qua miệng chuột, chuột nhắt 440mg/kg. Qua da thỏ LD50 >2000mg/kg; không kích thích da; kích thích mắt nhẹ; không gây dị ứng. LC50

hô hấp (4 giờ) với chuột >205mg/l. không gây quái thai.

Độđộc với các sinh vật khác-những biến đổi trong cơ thể sinh vật và môi trường: chim LD50 (98 ngày) chim cút 3553, vịt trời >5000ppm. Cá: LC50 (48 giờ) với cá chép 1mg/1l. LD50 với ong mật bằng phương pháp nhỏ giọt: 0,8µg/ong.

- Nhóm thuốc trừ cỏ (hoạt chất Ametryn): Thuốc nhóm độc IV (WHO) LD50 qua miệng chuột >5000mg/kg; LD50 qua da thỏ >2000mg/kg; không kích ứng da; kích thích mắt nhẹ; gây dịứng nhẹ. LC50 (4 giờ) hô hấp với chuột là 0,72 mg/l.

- Nhóm thuốc trừ nấm (hoạt chất Methyl benzimidazol-2-ylcarbamat): : Thuốc nhóm độc III (WHO)

LD50 qua miệng chuột >5000mg/kg; thỏ 5000mg/kg; không kích ứng da nhưng kích thích mắt (thỏ). LC50 hô hấp (4 giờ) đối với chuột >2mg/l. NOEL cho chuột (2 năm) là >2500mg/kg.

Độ độc đối với các sinh vật khác-những biến đổi trong cơ thể sinh vật và môi trường: LD50 qua miệng vịt trời và chim cút (8 ngày) >5000mg/kg. không gây độc cho ong. LD50 (tiếp xúc với ong) >50 ug/ong.

- Nhóm cúc tổng hợp (hoạt chất Cypermethrin): Thuốc nhóm độc Ib (WHO)

LD50 qua miệng chuột 270- 500mg/kg (tùy dung môi). LD50 qua da chuột (24 giờ) >5000mg/kg; không kích thích da, kích thích nhẹ mắt thỏ. LC50 (4 giờ) hô hấp với chuột >0,1 mg/1l. Độc đối với ong.

- Nhóm lân hữu cơ (hoạt chất Dimethoate): Thuốc nhóm độc II (WHO) LD50 qua miệng chuột 135-163; chuột lang 504, thỏ 1000-2000mg/kg. không gây quái thai.

Độđộc với các sinh vật khác-những biến đổi trong cơ thể sinh vật và môi trường: chim: tương đối độc với chim. LD50 qua miệng vịt trời 490; gà 32- 102mg/kg. Độc với ong mật LD50 (qua miệng) 360ng/ong. Rất độc với cá.

Bng 2.2. Cơ chế tác động ca mt s loi thuc bo v thc vt

Tên thương mi Hot cht Nhóm Tác động Dch hi

Bini 58-40EC Dimethoate (40%) Lân hữu cơ -Tiếp xúc -Vị độc -Nội hấp

-Dệp hại cà phê -Nhện đỏ hại cây có múi…

SecSaiGon 10ME Cypermethrin Cúc hợp tổng -Tác động hệ thần kinh -Sâu cuốn lá…

Ram Supper 750WP Diflubenzuron 15% + Nitenpyram 45% + Tetramethrin 25% Carbamate -Tác thần kinh động hệ -Bọ xít cây ăn quả -Rầy nâu -Các loại rệp… Carbendazim 50WP Methyl benzimidazol-2- ylcarbamat Thuốc trừ nấm -Nội hấp -Thán thư -Đốm lá -Phấn trắng -Cháy lá… Gesapax 500FW Ametryn Thuốc trừ cỏ -Xâm nhập qua lá và một

phần rễ

-Trừ cỏ hậu nảy mầm…

Nguồn: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật năm 2013 số 21/2013/TT-BNNPTNT

2.3.3.2. Tác hi ca thuc bo v thc vt trong nông nghip

Theo Bùi Thị Phương Hòa (2013) thực trạng nhiễm độc thuốc BVTV ở Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng. Thống kê sơ bộ tại 38 tỉnh thành phố, trong năm 2007 đã xảy ra gần 4.700 vụ, với 5.027 trường hợp bị nhiễm độc hóa chất BVTV và 106 người tử vong. Năm 2009 có 4.372 vụ, với 4.515 trường hợp nhiễm độc và 138 trường hợp tử vong chiếm 3,05%. Cả nước có 11.5 triệu hộ

nông nghiệp, số người tiếp xúc với hóa chất BVTV tối thiểu cũng là 11.5 triệu người. Với tỷ lệ nhiễm độc hóa chất BVTV mạn tính thì tổng số người nhiễm độc mạn tính trong cả nước là 2.1 triệu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng, bảo quản hóa chất BVTV không an toàn, tuân thủ các biện pháp bảo hộ lao động kém. Phần lớn nông nhân dùng thuốc theo kinh nghiệm, không được tập huấn và hướng dẫn cụ thể.

Hóa chất BVTV nhóm photpho hữu cơ được dùng phổ biến và rộng rãi nhất trong các loại thuốc BVTV. Các loại thường dùng là Wofatox, Thiophot, Diazinon, Metamidophot, Chlophot, Malathion, Systoc... từ năm 1938 đến nay người ta tổng hợp được 50.000 hợp chất có photpho trong đó có 50 hợp chất được dùng là thuốc BVTV. Hóa chất BVTV photpho hữu cơ là những chất độc đối với enzym, nhưng cơ chế nhiễm độc chủ yếu là do ức chế hoạt động của enzym chloinesteraza, gây ra tình trạng tích lũy nhiều chất Axetylclolin dẫn đến những rối loạn nghiêm trọng trong quá trình dẫn truyền các synap thần kinh và hưng phấn quá mức độ hệ thống thần kinh trung ương, có thể gọi chúng là các chất độc thần kinh. Hóa chất BVTV cacbamat được phát hiện năm 1923, được tổng hợp và nghiên cứu kỹ từ năm 1929, đến nay người ta biết khoảng 1000 hợp chất cacbamat trong đó 50 loại được dùng làm thuốc BVTV. Ngày nay trên thế giới người ta dùng nhiều cacbamat để thay thế cho hóa chất BVTV photpho hữu cơ có độc tính mạnh. Các hợp chất cacbamat thông dụng như: sevin, Furadan, Bassa, Siram, Mipein, Eptam, Diadomet. Nhóm cacbamat diệt côn trùng chứa nhóm N-metyl và vậy nó tác dụng ức chế enzym cloinnesteraza giống như hóa chất BVTV photpho hữu cơ. Nhóm cacbamat diệt nấm cỏ không có tác dụng ức chế enzym, những hợp chất này có độc tính thấp, liều lượng rất cao mới gây rối loạn hô hấp và thần kinh (Bùi Thị Phương Hòa, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc hóa học trên ấu trùng và trưởng thành ong mật apis cerana và apis mellifera tại gia lâm, hà nội 2014 2015 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)