Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của QUẢN TRỊ vốn LUÂN CHUYỂN tới lợi NHUẬN của CÔNG TY BẰNG CHỨNG tại VIỆT NAM (Trang 54 - 56)

5. KẾT LUẬN

5.2. Hàm ý chính sách

Khi đã thấy được tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển đối với lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp thì nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải làm sao điều chỉnh các thành phần của vốn luân chuyển một cách hợp lý tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí cũng như cân bằng giữa các mục tiêu của công ty để có thể có được tình trạng sản xuất tốt nhất. Phần này sẽ trình bày những gợi ý về mặt chính sách của chúng tôi đối với các công ty dựa trên những phát hiện từ bài nghiên cứu này.

Khi tăng vòng quay hàng tồn thì sẽ làm giảm chi phí nắm giữ hàng tồn kho như chi phí thuê, tồn trữ, bảo hiểm và các chi phí khác liên quan tới việc duy trì chất lượng hàng tồn kho. Việc giảm chi phí nắm giữ sẽ làm tăng thu nhập ròng và lợi nhuận vì doanh thu từ việc bán hàng hóa cao hơn.

Khi một công ty bán sản phẩm của mình và không nhận tiền mặt ngày thì lúc đó công ty đang tài trơ một khoản tín dụng thương mại cho khách hàng. Vì thế tín dụng thương mại tạo ra một khoản phải thu mà công ty kì vọng sẽ thu lại được trong tương lai gần. Một doanh nghiệp có thể mất khách hàng của mình vào tay đối thủ cạnh tranh nếu không cung cấp một khoản tín dụng cho họ. Vì thế đầu tư vào khoản phải thu có thể không phải là một lựa chọn tốt nhưng đó là một quyết định quan trọng để duy trì công ty. Đầu tư một khoản vào khoản phảu thu vừa có lợi và bất lợi, vì thế mức độ đầu tư như nào vào khoản phải thu là cực kì quan trọng. Trong cùng một thời điểm, việc đầu tư này cần cân nhắc cùng lúc 2 mục tiêu đó là lợi nhuận và thanh khoản. Để đảm bảo đầu tư tối ưu vào khoản phải thu, công ty cần có một chính sách tín dụng thích hợp, được thiết kế để tối thiểu hóa chi phí khi cấp tín dụng cùng với tối đa hóa lợi nhuận từ chúng. Chính sách bán chịu cũng phải vừa mềm dẻo vừa cứng rắn. Chính sách tín dụng mềm dẻo có xu hướng cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên những tiêu chuẩn và điểu khoản rộng rãi như cấp tín dụng trong thời gian dài thậm chí không biết đầy đủ về độ tín nhiệm của khách hàng. Chính sách tín dụng cứng rắn chỉ cho phép mua chịu khi công ty biết rõ về tình hình tài chính và mức độ tín nhiệm của khách hàng đó. Nghiên cứu này đã phát hiện ra một mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ phải thu và lợi nhuận. Điều này có nghĩa là muốn tăng lợi nhuận lên, công ty phải có các chính sách để điều chỉnh việc thu hồi các khoản nợ. Điều này có thể là trao cho khách hàng một khoản chiết khấu nếu thanh toán sớm và có một tiêu chuẩn sản xuất và bán hàng để khoản phải thu được ổn định. Việc quản trị khoản phảu thu là một vấn đề thực tiễn, công ty có thể bị khủng hoảng nghiêm trọng trong tính thanh khoản nếu mức độ khoản phải thu không được điều chỉnh một cách thích hợp. Vì thế việc quản trị các khoản nợ từ khách hàng là rất quan trọng, nếu không quản lý tốt sẽ làm khoản phải thu tăng vượt mức dẫn tới giảm dòng tiền của công ty, đương nhiên sẽ dẫn tới nợ xấu và giảm lợi nhuận công ty.

Một cách hữu dụng đánh giá tính thanh khoản của một công ty là dùng chỉ số vòng quay tiền mặt, bởi vì nó là sự kết hợp của dữ liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo thu nhập trong một khoảng thời gian. Kỳ luân chuyển tiền mặt càng ngắn thì công ty càng

quản lý tốt dòng tiền của mình. Mối quan hệ ngược chiều giữa vòng quay tiền mặt và lợi nhuận chỉ ra rằng lợi nhuận một công ty giảm mỗi khu vòng quay tiền mặt dài hơn, Bài nghiên cứu này khuyến nghị các nhà quản trị có thể tạo ra thêm giá trị cho cổ đông bằng việc giảm vòng quay tiền mặt. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt đo lường mức độ hiệu quả trong việc quản lý vốn luân chuyển trong việc đánh đổi giữa lợi nhuận và thanh khoản của công ty. Do đó, doanh nghiệp nên đẩy nhanh thu hồi nợ cũng như trì hoãn chi trả các khoản nợ nhà cung cấp càng lâu càng tốt.

Hơn nữa, kết quả cũng chỉ ra rằng công ty nhỏ có xu hướng đạt được nhiều lợi nhuận hơn công ty lớn. Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng công ty nhỏ có những ưu điểm vượt trội về tính linh hoạt trong việc thích nghi với môi trường mới, nhất là giai đoạn nghiên cứu là trong thời kì khủng hoảng của kinh tế thế giới, đòi hỏi các công ty luôn phải đổi mới từng ngày để thích nghi với hoàn cảnh. Do đó, công ty quy mô nhỏ ít phải hứng chịu hậu quả bởi suy thoái kinh tế, lại dễ dàng thay đổi cơ cấu và môi trường kinh doanh để duy trì lợi nhuận của mình.

Cuối cùng, tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ và tỷ lệ tài sản tài chính đối với lợi nhuận của một công ty. Điều này có nghĩa là công ty càng vay nợ nhiều mà không kinh doanh hiệu quả thì sẽ bị buộc chặt vào các khoản lãi vay, nợ đến hạn, từ đó làm giảm lợi nhuận và kéo công ty tới bờ vực phá sản. Do đó duy trì một tỷ lệ nợ tối ưu là nhiệm vụ cực kì quan trọng. Thêm vào đó, cũng cần lựa chọn được một tỷ lệ tài sản tài chính thích hợp để tránh trường hợp nguồn vốn công ty tập trung hết vào các tài sản này dẫn tới thiếu hụt tiền đầu tư và sản xuất.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của QUẢN TRỊ vốn LUÂN CHUYỂN tới lợi NHUẬN của CÔNG TY BẰNG CHỨNG tại VIỆT NAM (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)