3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.2.2. Kỳ phải thu phải thu (ACR)
Khi một công ty bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nợ, nó sẽ được ghi nhận như một khoản phải thu trong sổ cái và bảng cân đối kế toán. Công ty sẽ thu được tiền trong một khoảng thời gian quy định đối với khách hàng, được gọi là thời gian bán chịu. Khoảng thời gian này ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính sách bán chịu của công ty cũng như chỉ số tín nhiệm của chủ thể nợ. Công ty quản lý khoản phải thu bằng việc thông báo khoảng thời gian tín dụng cho người mua để người mua biết được khi nào cần phải thanh toán. Doanh nghiệp thường xuyên thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá xem ai là người trả đúng hạn và ai không. Nếu nhận được tiền mặt sớm, nó có thể cải thiện nhân tố quyết định đối với công ty, đó là vốn luân chuyển. Thu hồi tiền mặt quá sớm và không cung cấp những điều khoản tín dụng có thể làm chậm lại việc bán hàng trong dài hạn vì khách hàng có thể chuyển qua các đối thủ cạnh tranh của công ty để mua hàng và được hưởng thời gian mua chịu. Một lựa chọn khác để cải thiện vốn luân chuyển và thu được tiền mặt sớm là bán hàng và chuyển khoản phải thu cho một công ty bao thanh toán. Công ty bao thanh toán sẽ chiết khấu 1 phần trong khoản phải thu để kiếm lợi nhuận và sẽ trả tiền cho công ty. Điều này có thể có một chút rủi ro vì nếu thống nhất điều khoản lỏng lẻo với các công ty bao thanh toán thì các công ty này sẽ đối xử “hung hãn” với các khách hàng nợ khi ho không trả tiền đúng hạn và điều này làm xấu đi mối quan hệ giữa công ty mình và khách hàng (Brealey và cộng sự, 2006).
Khoản phải thu là số tiền công ty cần thu từ khách hàng của họ, mục đích chính của việc hỗ trợ tín dụng cho khách hàng là nhằm tăng doanh thu. Việc thu hồi nợ hiệu quả hay không được đo lường thông qua số ngày phải thu. Số ngày phải thu càng cao nghĩa là chính sách thu nợ không tốt và có khả năng không thu được nợ. Số ngày phải thu có thể được tính như sau: