0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu sinh vật 1 Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu sinh vật hồ Trúc Bạch

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG MỘT SỐ NHÓM SINH VẬT TẠI 2 HỒ TRÚC BẠCH VÀ THANH NHÀN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 55 -64 )

Nhận xét chung

3.5. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu sinh vật 1 Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu sinh vật hồ Trúc Bạch

* Nhóm sinh vật nổi:

Kết quả phân tích hàm lượng KLN Cd, Cu, Pb, As và Hg trong nhóm sinh vật nổi của hồ Trúc Bạch được thể hiện trong bảng 3.10 và đồ thị hình 3.16,3.17.

Bảng 3.10. Hàm lượng kim loại nặng trong nhóm sinh vật nổi hồ Trúc Bạch Hồ Trúc Bạch Cd (mg/kg) (mg/kg)Cu (mg/kg)Pb (mg/kg)As (mg/kg)Hg ĐVN Đợt 1 0,010 15,571 8,938 1,730 0,0576 Đợt 2 0,107 12,751 21,192 20,474 0,431 Đợt 3 0,104 26,257 44,575 1,968 0,624 Đợt 4 0,167 26,473 24,171 3,476 0,141 TVN Đợt 1 0,447 13,639 18,006 8,762 1,1291 Đợt 2 0,971 124,383 128,33 58,538 1,046 Đợt 3 0,104 26,257 44,575 1,968 0,624 Đợt 4 0,167 26,473 24,171 3,476 0,141

- Hàm lượng kim loại nặng trong động vật nổi: Qua đồ thị ta thấy hàm lượng các kim loại nặng tích lũy trong động vật nổi khá cao. Trong đó 2 kim loại Cd, Hg có hàm lượng thấp. Sau đó đến As, Cu và hàm lượng cao nhất là Pb.

+ Hàm lượng Cd dao động trong khoảng từ 0,01 - 0,971 mg/kg, Hg trong khoảng 0,0576 - 1,1291 mg/kg, Cu dao động trong khoảng mg/kg 12,751 - 26,473 mg/kg, As dao động trong khoảng 1,73 - 58,538 mg/kg, Pb dao động trong khoảng 8,938 44,575. Như vậy động vật nổi có sự tích lũy Pb cao nhất, so với Cd thì Pb cao hơn 60 lần, so với Hg thì Pb cũng cao hơn khoảng 60 lần.

Hình 3.17. Hàm lượng kim loại nặng trong thực vật nổi hồ Trúc Bạch

- Hàm lượng kim loại nặng trong thực vật nổi: Qua bảng 3.8 và biểu đồ hình 3.17 ta thấy hàm lượng kim loại nặng trong nhóm thực vật nổi là cao nhất so với tất cả các nhóm sinh vật phân tích. Kết quả này tương tự như kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng của tác giả Sarkka và cộng sự năm 1978 trong các nhóm sinh vật khác nhau ở hồ Paijanne, Phần Lan [28]. Quan sát trên đồ thị ta thấy cũng giống như động vật nổi hai kim loại Cu và Pb cũng có hàm lượng cao hơn hẳn so với các kim loại Cd, As và Hg. Hàm lượng cao nhất của Cu và Pb cao hơn gấp hàng nghìn lần so với hàm lượng Cd và Hg, điều này cũng tương tự kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong nước, chứng tỏ có sự tích lũy kim loại rất lớn ở động vật nổi và thực vật nổi từ nguồn nước.

* Nhóm động vật đáy (ốc): Hàm lượng kim loại nặng trong nhóm sinh vật đáy hồ

Trúc Bạch được thể hiện trong bảng 3.11 và đồ thị 3.18

Bảng 3.11. Hàm lượng kim loại nặng trong ốc hồ Trúc Bạch Hồ Trúc Bạch Cd (mg/kg) (mg/kg)Cu (mg/kg)Pb (mg/kg)As (mg/kg)Hg Nhóm động vật đáy (Ốc) Đợt 1 0,0357 3,6892 0,5355 0,9996 0,0975 Đợt 2 0,0250 7,5250 2,4240 1,7670 0,1860 Đợt 3 0,0150 13,5970 1,4710 0,7550 0,0310 Đợt 4 0,030 17,3820 2,4230 0,3670 0,0210

Hình 3.18. Hàm lượng kim loại nặng trong ốc hồ Trúc Bạch

Qua đồ thị 3.18 ta thấy hàm lượng Cu được tích lũy cao nhất trong nhóm sinh vật đáy. Hàm lượng Cu cao nhất là 17,3820 mg/kg, hàm lượng Cd cao nhất là 0,0357 mg/kg, hàm lượng Pb cao nhất là 2,4230 mg/kg, hàm lượng As, Hg cao nhất lần lượt là 1,7670 mg/kg và 0,1860 mg/kg.

Như vậy hàm lượng cao nhất của Cu cao hơn hàm lượng cao nhất của các kim loại khác lần lượt là: Cd 486,9 lần, Pb 7,15 lần, As 9,8 lần, 93,5 lần. Chứng tỏ Cu là kim loại tích lũy cao nhất trong ốc hồ Trúc Bạch. Qua bảng số liệu ta cũng thấy Cd là kim loại có hàm lượng thấp nhất, điều này phù hợp với kết quả phân tích

hàm lượng kim loại nặng trong bùn chứng tỏ có sự tích lũy kim loại từ môi trường sống của ốc là bùn.

* Nhóm cá: Kết quả hàm lượng kim loại nặng trong cá hồ Trúc Bạch thể hiện qua

bảng 3.12.

Bảng 3.12. Hàm lượng kim loại nặng trong cá hồ Trúc Bạch

Hồ Trúc Bạch (mg/kg)Cd (mg/kg)Cu (mg/kg)Pb (mg/kg)As Hg (mg/kg) Cá mè Đợt 1 0,0130 1,9280 0,9270 0,2040 0,0290 Đợt 2 - - - - - Đợt 3 - - - - - Đợt 4 0,0080 3,5490 1,2950 0,1920 0,0130 Cá trôi Đợt 1 0,0341 1,7385 0,6249 0,5454 0,0341 Đợt 2 - - - - - Đợt 3 0,0150 2,8310 0,9390 0,0920 0,0230 Đợt 4 0,0080 4,3220 1,5480 0,2920 0,0170 Cá rô phi Đợt 1 - - - - - Đợt 2 0,0130 1,0000 1,6080 4,5210 0,0730 Đợt 3 0,010 2,1240 0,8630 0,3890 0,0390 Đợt 4 0,0090 2,7880 1,8160 0,9010 0,0170 QĐ 46 của Bộ Y tế đối với cá [53] 0,0500 0,0500 30,0000 2,0000 0,2000

(- không thu được mẫu)

Hàm lượng kim loại nặng trong cá được so sánh với quy định 46 của bộ y tế về hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm làm thức ăn cho con người.

Hình 3.19. Hàm lượng Cd trong cá hồ Trúc Bạch so với QĐ 46/ Bộ y tế

Qua hình 3.20 ta thấy so sánh hàm lượng kim loại Cd trong các nhóm cá được sử dụng làm thức ăn cho người thì hàm lượng Cd tích lũy trong cá trôi cao hơn so với cá mè và cá rô phi, các loài cá đều có hàm lượng Cd trong giới hạn quy định của bộ y tế, có thể kết luận thịt cá tại hồ Trúc Bạch an toàn đối với kim loại Cd.

Hàm lượng Cd trong nước, bùn đáy, trong các loài ốc, cá đều tương đối thấp, Như đã viết trong phần tổng quan các ứng dụng chủ yếu của Cd trong trong công nghiệp là: lớp mạ bảo vệ thép, chất ổn định trong PVC, chất tạo màu trong plastic và thủy tinh, và trong hợp phần của nhiều hợp kim, hàm lượng của Cd trong phân lân là một trong những nguyên nhân phóng thích Cd vào môi trường, xung quanh hồ Trúc Bạch hoàn toàn không sử dụng phân lân cho nông nghiệp, các hoạt động sản xuất công nghiệp ít, nước thải chủ yếu là chất hữu cơ có trong nước sinh hoạt từ các hộ dân và nhà hàng dịch vụ nên hàm lượng Cd thải vào hồ thấp.

Hình 3.20. Hàm lượng Cu trong cá hồ Trúc Bạch so với QĐ 46/ Bộ y tế

So sánh hàm lượng Cu trong các nhóm động vật nổi,thực vật nổi, ốc và cá thì Cu tích lũy cao nhất ở thực vật nổi, đến động vật nổi, ốc và cuối cùng là cá. So sánh với tiêu chuẩn của bộ y tế giới hạn của kim loại Cu trong thịt cá ta thấy cá trong hồ Trúc Bạch vẫn thấp hơn so với quy định nên có thể nói chất lượng thịt cá ở hồ vẫn an toàn đối với Cu. Tuy nước bị ô nhiễm nhưng thịt cá vẫn nằm dưới giới hạn rất xa.

Điều này là do khả năng tích tụ kim loại nặng Cu của cá và các sinh vật thủy sinh làm thức ăn của cá thấp, dẫn đến nguy cơ nhiễm độc Cu trong các loài cá trong hiện tại là không có.

- Hàm lượng Pb trong một số sinh vật hồ Trúc Bạch được thể hiện qua hình 3.22: Qua biều đồ 3.22 cho thấy hàm lượng Pb trong nhóm cá mè dao động từ 0,9270 - 1,2950 mg/kg, trong nhóm cá trôi dao động từ 0,6249 -1,548 mg/kg, nhóm cá rô phi dao động từ 0,8630 - 1,8160 mg/kg. So với tiêu chuẩn của bộ y tế thì hàm lượng Pb trong cá hồ Trúc Bạch cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 9 lần, nhóm cá rô phi tích lũy Pb cao hơn cá trôi và cá mè.

Hình 3.21 Hàm lượng Pb trong cá hồ Trúc Bạch so với QĐ 46/ Bộ y tế

- Hàm lượng As trong cá:

Hình 3.22. Hàm lượng As trong cá hồ Trúc Bạch so với QĐ 46/ Bộ y tế

Hàm lượng As vẫn cao ở nhóm động, thực vật nổi, nhóm thân mềm cao hơn nhóm cá, so với tiêu chuẩn của bộ y tế thì hầu hết các đợt thu mẫu hàm lượng As của cá vẫn thấp hơn mức quy định, giá trị cao nhất của hàm lượng As trong các đợt nghiên cứu ở cá rô phi vượt tiêu chuẩn, qua đồ thị ta thấy rằng cá rô phi vẫn có sự tích lũy As cao nhất.

- Hàm lượng Hg:

Hình 3.23. Hàm lượng Hg trong cá hồ Trúc Bạch so với QĐ 46/ Bộ y tế

Hàm lượng Hg tích lũy trong các sinh vật hồ Trúc Bạch rất thấp. So sánh với QĐ 46/ Bộ y tế về hàm lượng Hg trong thịt thì cá hồ Trúc Bạch có hàm lượng Hg cách xa giới hạn, hàm lượng Hg có sự tích lũy cao ở cá rô phi so với cá trôi và cá mè.

Vậy qua phân tích hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật hồ Trúc Bạch ta thấy có sự tích lũy các kim loại nặng trong nhóm động vật nổi và thực vật nổi cao hơn các nhóm ốc và cá, trong đó thực vật nổi có hàm lượng kim loại nặng cao hơn động vật nổi. Hàm lượng kim loại nặng trong cá hồ Trúc Bạch so với QĐ 46/ Bộ y tế thì chỉ có kim loại Pb vượt quá tiêu chuẩn quy định, các kim loại Cu, Cd, As, Hg nằm trong tiêu chuẩn cho phép về chất lượng thịt cá sử dụng làm thực phẩm cho con người. Trong 3 loài cá nghiên cứu cá rô phi luôn có hàm lượng kim loại nặng cao hơn cá mè và cá trôi, điều này có thể giải thích cá rô phi ăn tạp, sống ở các tầng nước, thức ăn chủ yếu là bùn bã hữu cơ, các loại phân. Cá mè sống ở tầng mặt là tầng có hàm lượng kim loại thấp, chúng ăn tảo và các loại bột mịn như cám, bột gạo. Cá trôi sống ở tầng giữa, thức ăn của chúng là mùn bã hữu cơ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG MỘT SỐ NHÓM SINH VẬT TẠI 2 HỒ TRÚC BẠCH VÀ THANH NHÀN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 55 -64 )

×