Hồ Thanh Nhàn.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật tại 2 hồ trúc bạch và thanh nhàn của thành phố hà nội (Trang 45 - 49)

Nhận xét chung

3.3.2. Hồ Thanh Nhàn.

Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong nước hồ Thanh Nhàn được tổng hợp trong bảng 3.6:

Bảng 3.6. Hàm lượng kim loại nặng trong nước hồ Thanh Nhàn

Hồ nghiên cứu Cd (mg/l) Cu (mg/l) Pb (mg/l) As (mg/l) Hg (mg/l) Thanh Nhàn Đợt 1 0 0,04 0,019 0,008 0,0002 Đợt 2 0,0002 0,073 0,032 0,094 0,001 Đợt 3 0,0002 0,021 0,005 0,005 0,0006 Đợt 4 0,0002 0,0499 0,0357 0,0101 0,0008 TCVN 6774:2000 0,0002 – 0,004 0,002 – 0,007 0,0008 – 0,0018 0,00014 0,0002 – 0,004

- Hàm lượng Cd: Hàm lượng Cd trong nước hồ Thanh Nhàn được thể hiện qua đồ thị hình 3.8

Tương tự như kết quả phân tích hàm lượng Cd trong nước hồ Trúc Bạch hàm lượng Cd trong nước hồ Thanh Nhàn được tìm thấy với hàm lượng rất thấp dao động từ 0 – 0,0002 mg/l, thấp hơn so với TCVN 20 lần trong lần thu mẫu 2,3,4 hoặc không tìm thấy trong đợt thu mẫu đầu tiên. Nước hồ được xem như không ô nhiễm Cd.

- Hàm lượng Cu trong nước hồ Thanh Nhàn được thể hiện qua đồ thị hình 3.9 :

Hình 3.9 Hàm lượng Cu trong nước hồ Thanh Nhàn

So sánh với TCVN và với báo cáo của Who về nồng độ Cu ở các vùng nước mặn và nước ngọt thì nồng độ Cu ở hồ Thanh Nhàn cao hơn tất cả các tiêu chuẩn và các vùng đã báo cáo, hàm lượng Cu trong nước hồ dao động từ 0,021-0,073 mg/l, so với TCVN hàm lượng Cu của hồ Thanh nhàn cao hơn từ 3 lần trong đợt thu mẫu 3 đến hơn 10 lần đối với đợt thu mẫu 2, so với hàm lượng Cu vùng nước ngọt trong báo cáo của Who thì hàm lượng Cu của hồ Thanh Nhàn cao hơn 21 đến 73 lần. Từ biểu đồ có thể kết luận hồ đang bị ô nhiễm nặng kim loại Cu và ảnh hưởng rất lớn đến các sinh vật sinh sống trong hồ nhất là các loài cá nuôi làm thực phẩm cho con người.

- Pb: Hàm lượng Pb trong nước hồ Thanh Nhàn được thể hiện qua biểu đồ 3.10:

Hình 3.10. Hàm lượng Pb trong nước hồ Thanh Nhàn

Qua biều đồ 3.10 cho thấy trong 4 đợt phân tích hàm lượng Pb dao động rất lớn từ 0,005 – 0,0357 mg/l, kết quả phân tích hàm lượng Pb trong nước cả 4 đợt đều cho hàm lượng Pb trong nước hồ Thanh Nhàn cao hơn TCVN, hàm lượng Pb thấp nhất cao hơn TCVN 2,7 lần trong đợt 3, hàm lượng Pb cao nhất cao hơn TCVN 19,8 lần trong đợt 4. Có thể kết luận hồ Thanh Nhàn bị ô nhiễm kim loại Pb.

- As: Qua biểu đồ hình 3.10 ta thấy nồng đồ As trong hồ Thanh Nhàn cũng có sự dao động lớn giữa các đợt thu mẫu và đều cao hơn TCVN vể hàm lượng As trong nước tự nhiên, cụ thể là:

+ Đợt 1 hàm lượng As cao hơn TCVN max 57 lần + Đợt 2 hàm lượng As cao hơn TCVN max 671 lần + Đợt 3 hàm lượng As cao hơn TCVN max 35,7 lần + Đợt 4 hàm lượng As cao hơn TCVN max 72 lần

Hình 3.11. Hàm lượng As trong nước hồ Thanh Nhàn

Hàm lượng As trong nước hồ Thanh Nhàn thấp hơn Trúc Bạch và nếu so sánh với báo cáo của Who hàm lượng As trong ao hồ tự nhiên là 0,01-0,02 mg/l thì hàm lượng As trong nước hồ Thanh Nhàn có 3 đợt thu mẫu 1,3,4 nằm trong quy luật, đợt 2 hàm lượng As vượt xa quy luật, tuy nhiên kết quả 4 đợt phân tích đều vượt TCVN chứng tỏ hồ Thanh Nhàn cũng đang bị nhiễm As.

- Hg: Hàm lượng Hg trong nước hồ Thanh Nhàn được thể hiện qua đồ thị hình 3.12. Hàm lượng Hg trong 4 đợt phân tích dao động từ 0,0002- 0,001 mg/l, kết quả phân tích 4 đợt đều cho thấy hàm lượng Hg trong nước hồ thấp hơn TCVN nhiều lần điều đó cho thấy sự hiện diện của thủy ngân trong nước trong hồ Thanh Nhàn hầu như không có (ở mức độ phát hiện vết) nên có thể kết luận hàm lượng Hg trong hồ an toàn đối với sinh vật.

Hình 3.12. Biểu đồ hàm lượng Hg trong nước hồ Thanh Nhàn

Nhận xét chung:

Từ các kết quả phân tích trên có thể kết luận về hiện trạng kim loại nặng trong nước hai hồ như sau:

- Nước hai hồ đều có hàm lượng Cu, Pb cao hơn so với 3 kim loại Cd, As, Hg, - Nước hai hồ đều có hàm lượng Pb, Cu, As vượt TCVN 6774:2000

- Nước hai hồ có hàm lượng Cd, Hg nằm dưới ngưỡng TCVN max, hàm lượng Hg được phát hiện rất ít (dạng nguyên tố vết).

Như vậy, hai hồ này được sử dụng để nuôi cá cung cấp thức ăn cho con người thì nguy cơ gây ô nhiễm kim loại nặng ở thịt cá sẽ cao.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật tại 2 hồ trúc bạch và thanh nhàn của thành phố hà nội (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w