Hàm lượng kim loại nặng trong nước của các hồ nghiên cứu 1.Hồ Trúc Bạch

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật tại 2 hồ trúc bạch và thanh nhàn của thành phố hà nội (Trang 40 - 45)

Nhận xét chung

3.3.Hàm lượng kim loại nặng trong nước của các hồ nghiên cứu 1.Hồ Trúc Bạch

3.3.1.Hồ Trúc Bạch

Kết quả phân tích hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Hg, As, Cd trong nước được thể hiện trong bảng 3.5 và các hình từ 3. đến 17. Kết quả này được so sánh với TCVN 6774:2000 về chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh, áp dụng cho nuôi trồng thủy sản.

Bảng 3.5. Hàm lượng kim loại nặng trong nước hồ Trúc Bạch Hồ nghiên cứu Cd (mg/l) Cu (mg/l) Pb (mg/l) As (mg/l) Hg (mg/l) Trúc Bạch Đợt 1 0 0,04 0,021 0,019 0,0015 Đợt 2 0,0002 0,026 0,004 0,027 0,0002 Đợt 3 0,0002 0,021 0,016 0,021 0,0001 Đợt 4 0,0002 0,0161 0,0151 0,0294 0,0007 TCVN 6774:2000 0,0002 – 0,004 0,002 – 0,007 0,0008 – 0,0018 0,00014 0,0002 – 0,004

- Hàm lượng Cd: Qua đồ thị hình 3.3 ta thấy hàm lượng Cd tại các đợt nghiên cứu dao động tử 0- 0,0002 mg/l, hàm lượng Cd cao nhất trong nước hồ Trúc Bạch vẫn thấp hơn so với TCVN 6747:2000 20 lần, Nước hồ được xem như không ô nhiễm Cd.

Hình 3.4. Hàm lượng Cu trong nước hồ Trúc Bạch

- Hàm lượng Cu: Qua biểu đồ hình 3.4 cho thấy hàm lượng Cu trong nước hồ Trúc Bạch cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép , Cụ thể là:

+ Đợt 1 hàm lượng Cu cao hơn TCVN max 5,7 lần + Đợt 2 hàm lượng Cu cao hơn TCVN max 3,7 lần + Đợt 3 hàm lượng Cu cao hơn TCVN max 3 lần + Đợt 4 hàm lượng Cu cao hơn TCVN max 2,3 lần

Theo Nriagu (1979) trích trong WHO (1998)[49], đã báo cáo nồng độ Cu trung bình có trong nước biển biến động trong khoảng từ 0,0015mg/lở cửa biển cho đến 0,001 mg/lở ngoài khơi, vùng nước ngọt là 0,001-0,002 mg/l. So với kết quả trên cho thấy rằng sự hiện diện của Cu tại các điểm trên đều cao hơn nồng độ có trong tự nhiên. Điều này cho thấy nồng độ Cu trong nghiên cứu của chúng tôi đến từ hoạt động của con người. Do nguồn nước chảy qua mương Ngũ Xã vào hồ bị ô nhiễm bởi cơ sở sản xuất đồng, chất thải sau xử lý của nhà máy nước, nhà hàng, cống nước của các hộ dân sống quanh khu vực hồ thải vào.

Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng Pb trong nước hồ Trúc Bạch

- Hàm lượng Pb: Qua biểu đồ hình 3,5 cho thấy nồng độ chì trong nước dao động – 0,004 - 0,021 mg/l, Tất cả các điểm thu mẫu đều có hàm lượng Pb vượt quá TCVN max, Cụ thể như sau:

+ Đợt 1 hàm lượng Pb cao hơn TCVN max 11,6 lần + Đợt 2 hàm lượng Pb cao hơn TCVN max 2,22 lần + Đợt 3 hàm lượng Pb cao hơn TCVN max 8,88 lần + Đợt 4 hàm lượng Pb cao hơn TCVN max 8,3 lần

Có thể kết luận nước hồ đang bị ô nhiễm chì.

- As: Hàm lượng As trong nước hồ được thể hiện đồ thị 3.6:

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nồng độ As tại các đợt khảo sát đều cao hơn so với hàm lượng As cho phép của TCVN, Trong 4 đợt thu mẫu hàm lượng Asen cao hơn TCVN từ 135,7 lần trong đợt 1 đên 210 lần ở đợt thu mẫu 4. Theo nghiên cứu của WHO (1998), nồng độ As đặc trưng cho vùng biển thường là 0,001 – 0,002 mg/l , ngoài ra As còn phân bố rộng như ở nước mặt và nồng độ As ở các sông và hồ thường thấp hơn 0,01 mg/l. So với báo cáo này hàm lượng As trong nước hồ Trúc Bạch cao đều cao hơn hẳn. Điều này cho thấy môi trường nước tại hồ Trúc bạch đang bị ô nhiễm As nặng vượt quá chỉ tiêu cho phép nồng độ As đối với đời sống của các thủy sinh vật trong hồ.

Hình 3.6. Hàm lượng As trong nước hồ Trúc Bạch

Hình 3.7. Hàm lượng Hg trong nước hồ Trúc Bạch

Thủy ngân kết hợp với hợp chất hữu cơ bị biến đổi bởi các vi khuẩn, vi sinh vật trong nước kể cả trong trầm tích để hình thành các hợp chất độc nhất là metyl thủy ngân- rất độc, bền và tích tụ trong chuỗi thức ăn (Peter & Michael, 2003) [39]. Các hợp chất này dễ dàng phóng thích từ trầm tích vào nước, có thể tích tụ cao trong các sinh vật sống (Crascosa và cộng sự) [27]. Kết quả cho thấy sự hiện diện của thủy ngân trong nước trong hồ Trúc Bạch hầu như không có (ở mức độ phát

hiện vết) nên có thể kết luận hàm lượng Hg trong hồ không ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật tại 2 hồ trúc bạch và thanh nhàn của thành phố hà nội (Trang 40 - 45)