Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 43)

Tái nghèo, thoát nghèo hay giảm nghèo bền vững được xem là những kết quả sinh kế. Do vậy các yếu tốtác động đến kết quả sinh kế đều có thểtác động

đến giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Theo lý thuyết sinh kế, các yếu tố tác

động có thểphân thành các nhóm cơ bản như sau:

2.1.4.1. Các yếu tố bên trong

Tài sản sinh kế: Bao gồm vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn xã hội đây là những yếu tốđược xem là “nội lực” của người nghèo,

hộ nghèo. Một mặt, các tài sản sinh kế phản ảnh tình trạng hay mức độ nghèo của hộ thông qua các chỉ báo về đất đai, thu nhập, vốn tín dụng, tiết kiệm, nhà ở,

trình độ giáo dục,...

Mặt khác, các tài sản kế phản ánh khảnăng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, khả năng sản xuất, tạo thu nhập của hộ ví dụ: hộ có vốn con người cao sẽcó cơ

hội việc làm tốt, thu nhập cao, mức độ nghèo thấp hơn; hộ có nhiều đất đai tốt (vốn tự nhiên) sẽcó cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp hơn những hộ không có

đất đai; hộ có nhiều phương tiện sản xuất (vốn vật chất) có điều kiện tổ chức sản xuất tốt hơn hộ không có; hộ có các quan hệ xã hội (vốn xã hội) tốt hơn sẽ thuận lợi

hơn trong huy động các nguồn lực; hộ tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn (vốn tài chính) sẽ có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất hơn,... Như vậy, hộ có tài sản sinh kế

càng tốt thì càng có nhiều khảnăng giảm nghèo nhanh và bền vững.

Chiến lược và hoạt động sinh kế: Thực chất một phần nhóm yếu tố này thuộc về vốn con người vì vốn con người là yếu tố quan trọng quyết định chiến

lược sinh kế. Chiến lược sinh kế phù hợp, hoạt động sinh kế càng hiệu quả thì các tài sản sinh kếcàng có cơ hội được cải thiện, tăng trưởng và giảm nghèo.

2.1.4.2. Các yếu tố tác động từ bên ngoài

- Thị trường, thể chế: Các chính sách liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chi phí sản xuất, tiêu thụ, giá cả; cơ chế hỗ trợ hay hạn chế hoạt động sinh kế của hộ;

các điều kiện hành chính thuận lợi hay cản trở các giao dịch của hộ gia đình. Ví

dụ, giá gạo trên thị trường bị các tư thương lũng loạn gây ảnh hưởng trực tiếp

đến người sản xuất lúa, thua lỗ, thu nhập giảm.

- Khoa học kỹ thuật: Đây là một trong những yếu tố gắn liền với vốn con

người, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các hoạt

động sinh kế, nâng cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập. Ví dụ, những hộ

sản xuất đúng quy trình kỹ thuật sẽthường có năng suất, chất lượng cao hơn, thu

nhập cao và bền vững hơn.

- Hỗ trợ giảm nghèo: Là những trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp, bằng tiền mặt hay vật chất đối với hộ gia đình nghèo nhằm hỗ trợ hộ nghèo cải thiện các tài sản sinh kế, điều chỉnh chiến lược sinh kế, tăng cường năng lực thực hiện các hoạt động sinh kế.

Ví dụ, hỗ trợ hộ nghèo tiền điện, hỗ trợ khám chữa bệnh (cấp thẻ bảo hiểm y tế

- Cơ sở hạ tầng: Các yếu tố cơ sở hạ tầng như đường giao thông, chợ, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, thông tin liên lạc đặc biệt có ý

nghĩa đảm bảo các điều kiện để phát triển các hoạt động sinh kế, tiếp cận các dịch vụ

xã hội, hỗ trợ giảm nghèo.

- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên có thểtác động thuận lợi hay bất lợi đến các chiến lược sinh kế và hoạt động sinh kế cả hộgia đình. Ví dụ, thiên tai gây mất mùa, mất nguồn thu nhập dẫn đến nghèo đói... Khi bàn về các yếu tốtác động từ bên ngoài thì sốc hay rủi ro (bao gồm rủi ro tự nhiện như thiên

tai; rủi ro môi trường do sản xuất và giao thông như tai nạn; rủi ro kinh tế như

khủng hoảng; rủi ro xã hội như tệ nạn xã hội; rủi ro chính trị như các xung đột,...)

được đặc biệt quan tâm vì nó tác động tiêu cực đến các tài sản sinh kế và là một nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo hay tái nghèo (Hà Quang Trung, 2014).

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄNVỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THEO TIÊU CHÍ

NGHÈO ĐA CHIỀU

2.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một sốđịa phương của Việt Nam

2.2.1.1. Đặc điểm tình trạng nghèo đói của nước ta

* Giảm nghèo bấp bênh

Phát biểu tại Diễn đàn về Giảm nghèo mới đây, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH

Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận: “Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn, đó là tốc độ giảm đói, nghèo không đồng đều, chưa bền vững và thiếu tập chung cao. Tỷ lệ giảm nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó

khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60-70%, tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 47% tổng số hộ

nghèo cảnước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo tăng 9,2 lần vào năm

2010 lên khoảng 9,4-9,5 lần vào năm 2012 (Lan Hương, 2013).

* Nghèo không chỉ về tiền bạc

Đánh giá công tác giảm nghèo, Bộ LĐTB&XH cho biết, trên thực tế Việt

Nam đã thực hiện giảm nghèo đa chiều với nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ như

về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn… Tuy nhiên có điểm khác biệt là Việt Nam vẫn dùng thu nhập làm thước đo để xác định đối tượng nghèo. Từ chuẩn đó mới xem

Lâu nay công tác giảm nghèo tiến hành theo kiểu “thiếu thứ gì thì hỗ trợ thứ đó” là rất sai lầm. Nó đã vô tình tạo ra tâm lý ỷ lại không muốn thoát nghèo. Ngoài

ra không ít người nghèo cho rằng mình phải được nhận tất cả mọi chính sách hỗ

trợ. Thực tế không phải vậy, ví dụ để vay vốn sản xuất đối tượng phải có sức lao

động, được học nghề, đáp ứng độ tuổi. Từtrước tới nay nhiều địa phương áp dụng

phương pháp đo lường nghèo đơn chiều vì thế đã dẫn tới hạn chế không làm rõ

được từng đối tượng nên áp dụng chính sách gì.

“Nghèo đa chiều” là chìa khóa tháo gỡ cho tình trạng “nghèo-thoát nghèo-

tái nghèo” ở Việt Nam. Trong công tác xóa đói giảm nghèo, bên cạnh kế thừa những kinh nghiệm, cách làm hay cần có chiến lược giảm nghèo mới là một yêu cầu cấp bách. Song việc chuyển đổi phương pháp sang nghèo đa chiều để thực sự đem lại hiệu quả thì cần nhiều việc phải làm. Việc bình đẳng tuyệt đối giữa giàu với nghèo là rất khó. Chính vì vậy việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nhà

nước cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộnhư cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng giáo dục…

2.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Tỉnh Lào Cai được tái lập từtháng 10/1991, trong điều kiện kinh tế xã hội vô

cùng khó khăn, 138/180 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 54,8% hộ thuộc diện đói

nghèo. Sau nhiều năm phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đến năm 2004 tỉnh Lào

Cai đã đạt được thành tựu: thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp 4 lần so với

năm 1991. Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã bố trí 1.853.197 triệu đồng thực hiện

đề án giảm nghèo bền vững. Kết quả Năm 2011, trên địa bàn tỉnh còn 50.939 hộ,

tương ứng tỷ lệ hộ nghèo 35,29% đến năm 2015 giảm còn 22.093 hộ nghèo tương ứng với tỷ lệ hộ nghèo là 13,81% trung bình mỗi năm giảm hơn 4.3 % tỉ lệ hộ nghèo.

• Một số kinh nghiệm của Lào Cai trong xóa đói giảm nghèo

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng thực hiện các chính sách, chương

trình, dự án giảm nghèo, ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu

nhập, đặc biệt là các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó

khăn.Nhiều dự án, chính sách giảm nghèo được thực hiện đồng bộ và phù hợp đã có tác động hỗ trợ mạnh mẽ giúp nhiều hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo.

hợp với trình độ dân trí và năng lực nhận thức, hiểu biết của Nhân Dân địa

phương. Nhận thức trong nhân dân, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số

tiếp tục có chuyển biến mạnh dẫn đến chuyển đổi hành vi để tự vươn lên thoát

khỏi đói nghèo và phấn đấu vươn lên làm giàu (Giàng Thị Dung, 2006).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, người dân tộc thiểu số chiếm hơn

54%. Vị trí địa lý không thuận lợi để phát triển kinh tế, nên kinh tế của tỉnh phát triển còn chậm, đời sống của một bộ phân nhân dân còn nhiều khó khăn, thu

nhập còn thấp và chưa ổn định.

Kết quả rà soát hộnghèo đầu năm 2011 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015, toàn tỉnh có 63.404 hộ nghèo, chiếm 34,83% tổng số số hộ toàn tỉnh, trong

đó hộnghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 75,13% số hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo cao tập trung chủ yếu ở các huyện vùng cao và các xã đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm khá nhanh

từ 34,83% đầu năm 2011 xuống còn 9,31% năm 2015 (giảm được 44.774 hộ

nghèo); tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên 5%/năm (Tuyên Quang: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững, 2017).

Một số kinh nghiệm của Tuyên Quang trong xóa đói giảm nghèo

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, áp dụng áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh trên thịtrường.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: đường giao

thông, điện, trường học, trạm y tế, kiên cố hoá kênh mương, tăng cường trang thiết bị, công cụ, dụng cụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và làm tốt công tác kế

hoạch hoá gia đình.

2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Thanh Ba là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, lực lượng lao động chủ

yếu sống và làm việc ở khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao (cuối năm

2015 còn 17,59%). Do đó, huyện đã xác định công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, thông qua nhiều hoạt động, phong trào, hình thức tuyên truyền, vận động của MTTQ các cấp trong huyện đã

chính đáng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong những

năm qua, bằng sự nỗ lực của bản thân các hộ gia đình kết hợp với các chương

trình hỗ trợ người nghèo của Nhà nước, kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn huyện Thanh Ba đã có những cải thiện đáng kể. Tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các phương thức sản xuất mới, các loại hình doanh nghiệp mới ra đời và phát triển khá mạnh trên thực tế đã mang lại những hiệu quả tích cực cho công tác giảm nghèo của địa phương.

- Thứ nhất, cần xã hội hoá công tác giảm nghèo, nhằm huy động tối đa các

nguồn vốn tăng cường đầu tư cho địa phương, các vùng có điều kiện khó khăn,

kinh tế chưa phát triển, hỗ trợ cho người nghèo, nhằm tạo điều kiện các địa

phương, các vùng khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề

cho các hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên tự thoát nghèo.

- Thứ hai, cần có những cơ chếchính sách đặc thù nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho khoa học - công nghệ, cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệmôi trường.

- Thứ ba, quan tâm đầu tư cho giáo dục-đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề

cho người lao động. Điều này có tác dụng nâng cao chất lượng lao động, phát

triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động.

- Thứ tư, cần có cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý, nhằm phát huy hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng cường nâng cao hiểu biết của người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp.

- Thứ năm, cần có chính sách cụ thể để phát triển các loại hình dịch vụ

giáo dục, y tế, văn hoá và các lĩnh vực khác.

- Thứ sáu, cần mở rộng hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhằm

đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ đến được tận tay những người nghèo, tránh thất thoát lãng phí.

- Thứ bảy, trong công tác giảm nghèo Nhà nước đóng vai trò quan trọng,

nhưng phải coi đây là nhiệm vụ của xã hội, mà trước hết là của chính những

người dân nghèo phải tựgiác vươn lên.

- Thứ tám, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nước.

2.2.3. Các nghiên cứu có liên quan

Nghèo và giảm nghèo là vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu

dưới các góc độ khác nhau. Bởi nó tác động đến sự phát triển đi lên hay tụt hậu của một quốc gia, vùng, miền hay của mỗi người. Có nhiều công trình, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về nghèo đói ở Việt Nam. Đáng

chú ý một số công trình, bài viết sau:

Lê Xuân Bá và cs. (2001), “Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Các tác giả đã phản ánh tổng quan về nghèo

đói trên thế giới; đưa ra các phương pháp đánh giá về nghèo đói hiện nay, nghèo

đói ở Việt Nam và nghiên cứu thực tiễn vềnghèo đói ở tỉnh Quảng Bình; qua đó đưa ra một sốquan điểm, giải pháp chung vềxóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Lò Giàng Páo (2010) xuất bản cuốn sách “Điều tra, đánh giá tăng trưởng và giảm nghèo ở một số vùng dân tộc thiểu số phía Bắc”, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả viết về một số vấn đề cơ bản liên quan đến TTKT và

XĐGN; thực trạng và giải pháp TTKT gắn với XĐGN ở vùng DTTS miền núi

phía Bắc.

Lê Quốc Lý (chủbiên) (2012), Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nhóm tác giảđã đánh giá một cách tổng quan về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta vềxóa đói, giảm nghèo; các chương trình xóa đói, giảm nghèo điển hình; đánh giá tổng quát việc thực hiện chính sách xóa đói,

giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; nêu ra những định hướng, mục

tiêu xóa đói, giảm nghèo cùng những cơ chế, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quảchính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam thời gian tới.

Bùi Thị Hoàn (2012), “Vấn đề phân hóa giàu – nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện khoa học xã hội. Tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản về sự phân hóa giàu nghèo,

đánh giá thực trạng, nguyên nhân, xu hướng vận động và những vấn đềđặt ra từ

sự phân hóa giàu, nghèo trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trên cơ sở đó đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 43)