Các yếu tố tác động từ bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 98 - 99)

4.2.2.1. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng như đường giao thông, chợ, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, cơ

sở giáo dục, cơ sở y tế, thông tin liên lạc đặc biệt có ý nghĩa đảm bảo các điều kiện để phát triển các hoạt động sinh kế, tiếp cận các dịch vụ xã hội, hỗ trợ giảm

nghèo. Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Ba giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được kết quả cao, trong đó phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

đã có những thành tựu nổi bật.

Điều kiện phát triển hạng tầng kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba cơ bản

đầy đủ, đây là yếu tố thuận lợi giúp hộ nghèo trong việc phát triển sinh kế, giảm nghèo bền vững.

4.2.2.2. Cơ chế chính sách về giảm nghèo

Cơ chế chính sách về giảm nghèo được thực hiện trong thời gian qua đã

thực hiện theo chính sách đa chiều như: Chính sách về trợ giúp nhà ở, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, thông tin. Tuy nhiên hệ thống chính sách vẫn còn chồng chéo, manh mún. Các giải pháp hỗ trợ gia tăng thu nhập cho người nghèo còn

chưa phát huy hiệu quả sâu rộng nên tăng trưởng thu nhập người nghèo chưa

bền vững. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận với dịch vụ xã hội thiết yếu

còn chưa sâu rộng và còn thiếu. Quy trình xây dựng chính sách vẫn từ trên xuống, chưa huy động sự tham gia của cộng đồng, người dân. Cơ chế tổ chức thực hiện vừa trùng lắp, phân tán, chưa phân cấp rõ ràng cho địa phương nên chưa phát huy được tính chủ động. Huy động nguồn lực chưa tương xứng với tiềm năng, còn hạn chế.

4.3. GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 98 - 99)