Vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sau tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn tại các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP ở tỉnh thái bình (Trang 31 - 32)

Virus dịch tả lợn tồn tại được thời gian dài trong môi trường tự nhiên, phân chuồng, đất, cỏ khô, thịt ướp lạnh, thịt muối.

Vật trung gian truyền bệnh bao gồm: người, động vật, côn trùng, dụng cụ vận chuyển gia súc, lợn khỏi bệnh mang virus làm lây lan bệnh trong vài tháng.

-Vệ sinh phòng bệnh khi chưa có dịch:

Tăng cường kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ, kiểm dịch ở chợ, các đường vận chuyển mua bán lợn;

Cách ly lợn mới mua về từ 15-30 ngày, sau quá trình theo dõi thấy lợn không biểu hiện bệnh thì mới thả chung đàn, mua lợn ở những cơ sở sản xuất con giống không có dịch bệnh;

Khẩu phần ăn của lợn phải đầy đủ dinh dưỡng. Chuồng nuôi phải sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, vệ sinh, tiêu độc khử trùng thường xuyên

-Biện pháp chống dịch:

Chẩn đoán nhanh chóng để phát hiện kịp thời lợn ốm. Công bố dịch;

Cách ly lợn ốm hoặc lợn ghi mắc bệnh. Nhốt riêng lợn khỏe mạnh thành từng nhóm nhỏ. Đối với lợn ghi mắc bệnh có thể chữa bằng huyết thanh dịch tả lợn.

Ngăn nguồn bệnh lan tràn ra bên ngoài, hạn chế người và động vật ra vào ổ dịch. Hạn chế vận chuyển gia súc ra vào khu dịch.

Tiêu độc chuồng và dụng cụ chăn nuôi bằng các chất sát trùng. Phân và thức ăn thừa trong chuồng lợn ốm phải đem tiêu độc. Xác chết phải chôn sâu giữa 2 lớp vôi.

Tăng cường vệ sinh chăm sóc đàn lợn cho ăn chín Tiêm phòng bao vây ổ dịch bằng kháng huyết thanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sau tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn tại các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP ở tỉnh thái bình (Trang 31 - 32)