Kết quả điều tra phát triển chăn nuôi tại Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sau tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn tại các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP ở tỉnh thái bình (Trang 44 - 45)

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam, theo quy hoạch phát triển kinh tế Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Sản xuất nông – lâm – Thủy sản của tỉnh Thái Bình phát triển khá toàn diện, chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh đồng bằng ven biển và truyền thống thâm canh. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân 5 năm (từ 2013 -2017) tăng 3,3%/năm; trong đó: trồng trọt tăng 0,67%/năm, chăn nuôi: 5,54%/năm, thủy sản tăng 6,2%/năm. Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn được đẩy mạnh; kết cấu hạ tầng, trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất và mức độ cơ giới hóa được tăng cường.

Cục thống kê Thái Bình đã tiến hành điều tra toàn bộ trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm đủ tiêu chí theo thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số lượng đơn vị chăn nuôi trên toàn tỉnh hiện có 15 doanh nghiệp với 744 trang trại chăn nuôi (trong đó có 654 trang trại nuôi lợn và 90 trang trại nuôi gia cầm; toàn tỉnh có 9.002 gia trại chăn nuôi (trong đó có 8.348 gia trại chăn nuôi lợn và 654 gia trại chăn nuôi gia cầm); có 110.248 hộ nhỏ chăn nuôi lợn, tỷ lệ hộ chăn nuôi trên toàn tỉnh là 20,69%.

Tổng đàn lợn: toàn tỉnh có 960.300 con. Trong đó đàn lợn hộ gia đình là 456.800 con (chiếm 47,57%), đàn lợn gia trại là 388.200 con (chiếm 40,42%), đàn lợn ở trang trại là 115.300 con (chiếm 12,01%).

Tổng đàn gia cầm: toàn tỉnh có tổng số 12,2 triệu con. Trong đó ở trang trại hiện có 489.000 con (chiếm 4,09%). Đối với đàn gia cầm chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, tuy nhiên chăn nuôi nhỏ ở các hộ đang có xu hướng giảm, chăn nuôi quy mô lớn dạng trang trại hay gia trại đang có chiều hướng phát triển.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: tại thời điểm điều tra là 1/7/2018 (lấy số liệu của 3 tháng gần nhất) thì sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 51.500 tấn, thịt gia cầm xuất chuồng đạt 12.960 tấn.

Nguồn: Cục thống kê Thái Bình

Tuy nhiên quy mô sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ thiếu bền vững tính ổn định chưa cao, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và bị động trước sự biến

động của thị trường. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành chưa thực sự ổn định, thời gian gần đay có xu hướng chậm lại.

Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020:

Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với tích tụ đẩy nông nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, chuyển sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ứng dụng cơ giới hóa. Tập trung triển khai thí điểm đề án tập trung tích tụ ruộng đất, xây dựng tạo lập mô hình sản xuất với quan hệ sản xuất mới nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững và ổn định. Rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách đủ mạnh và khả thi để khuyến khích thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng cao, an toàn bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tốc độ tăng trưởng toàn nghành trung bình giai đoạn 2016-2020 đạt: 2,5%/năm, trong đó trồng trọt 0,4%; chăn nuôi 3,5%; thủy sản 6%.

Tỷ trọng các ngành trong tổng cơ cấu nông, lâm, thủy sản: trồng trọt 32%; chăn nuôi 31%, thủy sản 30%, lâm nghiệp 0,1% và dịch vụ 6,9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sau tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn tại các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP ở tỉnh thái bình (Trang 44 - 45)