KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHĂN NUÔI CỦA TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sau tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn tại các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP ở tỉnh thái bình (Trang 43 - 44)

Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng thu nhập ở các vùng nông thôn Việt Nam nói chung trong đó bao gồm tỉnh Thái Bình, chủ yếu là nguồn thu từ chăn nuôi lợn và gia cầm theo quy mô hộ gia đình. Sản phẩm của các hộ chăn nuôi chiếm tới 70% sản lượng thực phẩm ngành chăn nuôi cung cấp cho 84 triệu người dân Việt Nam ước tính có 8,3 triệu nông hộ chăn nuôi gia cầm và 7 triệu nông hộ chăn nuôi lợn thịt. Với những hộ nghèo, gia súc gia cầm vừa là nguồn thực phẩm chính, vừa là một cách dành dụm tài sản.

Thách thức gặp phải khi người chăn nuôi muốn mở rộng sản xuất để tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận: (a) Khó khăn lớn nhất là những hạn chế về hiểu biết và khả năng tiếp cận với tiến bộ sản xuất do hậu quả của hệ thống khuyến nông yếu kém, (b) Việc kiểm soát dịch bệnh chưa tập trung vào chủ động kiểm soát dịch bệnh, đe dọa nghiêm trọng hoạt động chăn nuôi của các hộ gia đình. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do việc quản lý phòng chống dịch còn phân tán, thiếu tập trung. Hiểu biết hạn chế của các hộ chăn nuôi nhỏ với những vấn đề cơ bản của vệ sinh dịch tễ khiến họ thực hiện yếu kém hoặc hầu như không có các biện pháp an toàn sinh học. Điều này càng làm tăng nguy cơ dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, (c) thiếu đi các tổ chức nông dân khiến các tiểu nông hộ gặp khó khăn trong việc chia sẻ kinh nghiệm, học tập kỹ năng mới, liên kết tạo sức mạnh thị trường lớn hơn để hạ giá nguyên liệu đầu vào như thức ăn chăn nuôi, và (d) không đủ khả năng để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với các loại bệnh dịch trong chăn nuôi nói chung trong, đó có Dịch bệnh dịch tả lợn thì có khả năng lây nhiễm cao và có thể đẩy những hộ chăn nuôi tới chỗ phá sản chỉ qua một đợt bùng phát. Những đợt bùng phát dịch như vậy đe dọa nghiêm trọng những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, do họ thiếu hiểu biết và hạn chế về khả năng tiếp cận các dịch vụ thú y, hay do những quy trình an toàn sinh học hoàn toàn vắng bóng. Vì vậy, việc giám sát hiệu quả sau tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh là thực sự cần thiết.

Để đánh giá chính xác tỷ lệ bảo hộ của vắc-xin Dịch tả lợn trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình chăn nuôi, tình hình tiêm phòng bệnh và tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp điều tra hồi cứu để thu thập các thông tin dịch bệnh, nguồn số liệu

được khai thác từ Ban quản lý dự án LIFSAP Thái Bình, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sau tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn tại các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP ở tỉnh thái bình (Trang 43 - 44)