Kết quả điều tra dịch bệnh Dịch tả lợn trên địa bàn nghiên cứu trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sau tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn tại các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP ở tỉnh thái bình (Trang 52 - 53)

những năm gần đây

Mặc dù kinh phí tiêm phòng vắc-xin bệnh dịch tả lợn được hỗ trợ 100% bằng nguồn ngân sách của tỉnh, nhưng không phải là 100% đàn lợn được tiêm phòng bệnh. Mặc dù lợn được tiêm phòng nhưng vẫn có khả năng mắc bệnh, vì vậy dịch bệnh vẫn còn xảy ra lẻ tẻ và không thường xuyên kết quả điều tra ở Bảng 4.6.

Theo thống kê của BQL Dự án LIFSAP tỉnh Thái Bình cho thấy tình tình dịch bệnh Dịch tả lợn trong 05 huyện GAHP thì có duy nhất 01 huyện vẫn xuất hiện lợn ghi mắc bệnh Dịch tả lợn là huyện Quỳnh Phụ với số lượng lợn mắc như sau: năm 2015 có 138 con, năm 2016 có 116 con và năm 2017 có 102 lợn mắc bệnh Dịch tả lợn. Số lợn nghi mắc bệnh này thuộc đàn lợn của các hộ chăn nuôi ngoài hộ chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP. Như vậy, dù tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh Dịch tả lợn vẫn có nguy cơ lợn mắc bệnh có thể là do virut Dịch tả lợn vẫn còn tồn tại ở môi trường chăn nuôi. Hoặc do trong cơ thể lợn, kháng thể không xuất hiện trước 24h sau tiêm phòng vắc-xin mũi thứ nhất mà chỉ xuất hiện trung bình từ ngày thứ 6 và tăng dần đến ngày 21 thì lượng kháng thể đạt mức cao nhất, sau đó kháng thể giảm nhanh và chậm dần, nhưng tốc độ giảm cũng thay đổi, kháng thể sẽ mất đi sau vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Nếu sau khi kháng thể mất đi, tiêm kháng nguyên nhắc lại thì kháng thể mới được sản sinh ra nhanh và nhiều hơn so với lần đầu.

Bảng 4. 6.Kết quả điều tra về dịch bệnh Dịch tả lợn trên địa bàn nghiên cứu

Huyện Năm 2015

(con) Năm 2016 (con) Năm 2017 (con)

Kiến Xương 0 0 0 Đông Hưng 0 0 0 Quỳnh Phụ 138 116 102 Vũ Thư 0 0 0 Thái Thụy 0 0 0 Tổng 138 116 102

Nguồn: BQL Dự án LIFSAP Thái Bình Điều này cho thấy giám sát sau tiêm phòng vắc-xin Dịch tả lợn để đánh giá mức độ bảo hộ quần thể là rất cần thiết góp phần chủ động phòng chống nguy cơ dịch bệnh xảy ra.

Kết quả điều tra từ BQL Dự án LIFSAP Thái Bình trong 06 tháng đầu năm 2018, cho biết trên cả 05 huyện GAHP đều không phát hiện lợn nghi mắc bệnh DTL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sau tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn tại các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP ở tỉnh thái bình (Trang 52 - 53)