Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) được phối với đực duroc và pidu nuôi tại trại chăn nuôi xã thượng lan, việt yên, bắc giang (Trang 25 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

Chăn nuôi lợn được coi là quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Ngành chăn nuôi lợn đã phát triển nhanh trong những thập kỷ qua, đã tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa với quy mô tương đối lớn, cho hiệu quả kinh tế và có chiều hướng tăng theo xu hướng phát triển kinh tế của xã hội hiện nay. Thịt lợn lại được tiêu thụ nhiều nhất trong các loại thịt, chiếm tới khoảng 75-80 %. Chăn nuôi lợn ở Việt Nam hiện nay không những đáp ứng nhu cầu thịt trong nước mà còn tham gia xuất khẩu.

Chúng ta biết, công tác chọn lọc giống đều được tiến hành trên các dòng thuần và từ các dòng thuần này con lai thương phẩm được sản xuất ra để khai thác ưu thế lai. Chọn lọc các dòng thuần dựa trên năng suất của cá thể hay kết hợp năng suất của các con vật họ hàng trong một quần thể nhất định (Legates, 1988 và Siegel, 1988 trích từ Kiều Minh Lực, 1999). Các phương pháp chọn lọc dòng thuần trước đây bao gồm chọn lọc loại thải độc lập, chọn lọc hàng loạt, chọn lọc gia đình, chọn lọc qua kiểm tra năng suất đời con, chọn lọc qua chỉ số để đánh giá chất lượng đàn giống như: Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh (2000); Chế Quang Tuyến và cs. (2001).

Đối với hai giống lợn ngoại Yorkshire và Landrace, Nguyễn Văn Thiện và cs. (1995) đã khuyến cáo áp dụng các chỉ số chọn lọc kết hợp hai tính trạng tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn cho từng giống.

Trên hai giống lợn Landrace và Yorkshire, Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh (2000) đã xây dựng một số chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất của lợn đực hậu bị.

Những năm gần đây, việc xây dựng chỉ số chọn lọc kết hợp giá trị giống của các tính trạng chọn lọc đã bắt đầu được quan tâm tại một số trại lợn giống. Đối với các tính trạng sinh sản của hai giống Yorkshire và Landrace, Đoàn Văn Giải và Vũ Đình Tường (2004) đã báo cáo tiến bộ di truyền bước đầu ở hai giống lợn trên tại Xí nghiệp lợn giống Đơng Á bằng việc áp dụng chỉ số chọn lọc: tiến bộ di truyền bình quân về số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng 21 ngày tuổi/ổ tương ứng là 0,045 con/năm và 0,056 kg/ổ đối với giống Yokshire; 0,047con/năm và 0,070kg/ổ đối với giống Landrace trong 3 năm từ 2001 - 2004. Một số cơ sở giống lợn khác cũng cho những kết quả tương tự. Tạ Thị Bích Dun (2003) đã cơng bố kết quả ước tính giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ từ -1,32 đến

Thụy Phương giúp cho công tác chọn lọc lợn đực và lợn cái có hiệu quả cao. Phạm Thị Kim Dung (2005) nghiên cứu giá trị giống trên đàn lợn F(L×Y), F(L), D(L×Y) và D(L) ni tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương cho biết giá trị giống trực tiếp về tăng khối lượng cao nhất ở lợn Landrace và về tỉ lệ nạc tốt nhất cũng ở lợn Landrace.

Lai hai giống giữa Landrace và Yorkshire và ngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần với số con cai sữa/ổ tương ứng 9,38 và 9,36 con, khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi 79,30 và 81,50 kg; trong khi đó nái thuần Y, L có số con cai sữa/ổ là 8,82 và 9,26 con so với khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi đạt 72,90 và 72,90 kg.

Lai ba giống giữa lợn đực Duroc với nái lai F1(L×Y) và F1(L) có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg lợn con ở 60 ngày tuổi. Cụ thể: số con cai sữa/ổ 9,60 và 9,70 con, khối lượng cai sữa/ổ 80,00 và 75,70 kg ở 35 ngày tuổi (Phùng Thị Vân và cs., 2002).

Trần Minh Hoàng và cs. (2003) cho biết: tổ hợp lai giữa lợn Pi và MC có khả năng sinh sản tốt. Số con để ni đạt 11,0 con/ổ, số con lúc 60 ngày tuổi/ổ đạt 10,25 con, khối lượng sơ sinh và khối lượng 60 ngày tuổi/con đạt 1,04kg và 12,45 kg.

Đặng Vũ Bình (2003) cơng bố về năng suất sinh sản của nái Landrace và Yorkshire nuôi tại các cơ sơ giống miền Bắc đạt ở mức độ thấp so với năng suất cùng giống nuôi tại các nước chăn nuôi tiên tiến. Lợn nái Landrace và Yorkshire có tuổi đẻ lứa đầu trên 13 tháng, số lứa đẻ/nái/năm đạt 2,0 và sản xuất được 16,5 lợn con cai sữa/năm. Đặng Vũ Bình và cs. (2005) khi sử dụng nái lai F1 giữa hai giống Landrace và Yorkshire cho thấy, ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở các tính trạng số con đẻ ra, số con để nuôi, khối lượng sơ sinh/ổ, số con cai sữa và khối lượng cai sữa/ổ. Nái lai F1(Landrace × Yorkshire) có ưu thế lai cao hơn rõ rệt so với nái F1(Yorkshire × Landrace). Nguyễn Thị Viễn (2005) khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của hai nhóm nái lai F1(Landrace × Yorkshire) và F1(Yorkshire × Landrace) cho thấy, nhóm nái F1(Landrace × Yorkshire) nâng cao được khối lượng cai sữa từ 0,65 – 3,29 kg/ổ, cịn nhóm nái F1(Yorkshire × Landrace) nâng cao được số con sơ sinh sống/ổ từ 0,24 - 0,62 con và rút ngắn được tuổi đẻ lứa đầu từ 4 - 11 ngày.

Kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005, 2006) cho thấy, năng suất sinh sản của nái F1(Landrace × Yorkshire) được nâng cao khi phối với đực Piétran và Duroc. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng

Vũ Bình (2006), sử dụng đực Piétrain phối với nái F1 (Yorkshire × Móng Cái) cải thiện được khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con so với sử dụng đực Landrace. Khi sử dụng đực Yorkshire và Piétrain phối với nái Móng Cái, Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) cho biết mức độ cải thiện các chỉ tiêu về khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con khi sử dụng đực Piétrain phối với nái Móng Cái cũng đạt cao hơn so với sử dụng đực Yorkshire.

Khi đánh giá mức độ đóng góp của một số yếu tố đến khả năng sinh sản của lợn nái F1(Yorkshire x Móng Cái) và Móng Cái ni trong nơng hộ, Lê Đình Phùng và Mai Đức Trung (2008); Lê Đình Phùng và Phan Hữu Tuần (2008) cho thấy, yếu tố giống, phương thức phối và vùng sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng sinh sản của lợn nái. Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) công bố về khả năng sinh sản của nái F1(Yorkshire × Landrace) phối với đực F1(Duroc × Landrace) cho thấy khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm đạt 144,5 kg. Khi sử dụng đực PiDu phối với nái F1(Yorkshire × Landrace), Lê Đình Phùng (2009) cũng cho thấy khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm đạt 134,65 kg

Nái lai F1(Landrace × Yorkshire), F1(Yorkshire × Landrace) và VCN22 (lợn nái bố mẹ có nguồn gốc PIC) có năng suất sinh sản tốt hơn so với nái Landrace, Yorkshire thuần nuôi trong điều kiện trang trại (Nguyễn Ngọc Phục và cs., 2009). Nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace × Yorkshire) có năng suất sinh sản tương đối cao và ổn định khi phối với đực PiDu (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009). Xu hướng này cũng được Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) tìm thấy khi sử dụng đực Omega và PiDu phối với nái F1(Landrace × Yorkshire).

Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) công bố về năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái, Piétrain, Landrace, Yorkshire ni trong điều kiện nông hộ. Kết quả cho thấy lợn nái Móng Cái có số con sơ sinh sống, số con cai sữa cao nhất (11,67 và 9,44 con/lứa), thấp nhất ở nái Piétrain (9,61 và 8,82 con). Tuy nhiên, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con của nái Piétrain đạt cao nhất (1,48 và 14,43 kg), thấp nhất ở nái Móng Cái (0,60 và 6,04 kg). Năng suất sinh sản của tổ hợp lai 3 và 4 giống cao hơn so với lai 2 giống (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010).

Kết quả cơng bố của Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng nh (2010) cho thấy, nái F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc có khối lượng cai sữa/con (6,35

kg) cao hơn so với khi phối với đực Landrace là 6,09. Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), nái F1(Landrace × Yorkshire) và F1(Yorkshire × Landrace) phối với đực L19 có số con đẻ ra, số con để ni cao hơn khi phối với đực Duroc, nhưng khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa/ổ thấp hơn.

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), nái F1(Landrace x Yorkshire) và F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực L19 có số con đẻ ra, số con để nuôi cao hơn khi phối với đực Duroc, nhưng khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa/ổ thấp hơn.

Kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng và cs. (2011) cho thấy: lợn nái Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) nuôi trong các trang trại tỉnh Quảng Bình ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái. Lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) có khả năng sinh sản tốt hơn lợn nái Landrace và Yorkshire; số kg lợn con nái cai sữa/năm tương ứng là 146,5 so với 142,2 và 140,6 kg/nái/năm; giá trị ưu thế lai tương ứng là 3,53%. Lợn nái được phối với đực Duroc hoặc Pietrain, có số kg lợn con nái cai sữa/năm cao hơn so với đực Landrace hay Yorkshire.

Lợn nái hậu bị Landrace và Yorkshire ni tại vùng gị đồi Cam Lộ, Quảng Trị tuổi động dục lần đầu là 244,1 ngày và 240 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 247,36 ngày và 243 ngày và tuổi đẻ lứa đầu là 369 và 356 ngày tương tự giống này được nuôi ở vùng đồng bằng và vùng sinh thái khác (Phạm Khánh Từ và cs., 2014)

Năng suất sinh sản của 3 giống nái thuần Duroc, Landrace và Yorkshire có số con sơ sinh sống/ổ đạt được ở mức khá cao, tương ứng là 9,33; 10,48 và 10,85; số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,71; 10,35 và 10,31. Hai tính trạng này đều có hệ số di truyền và hệ số lặp lại thấp (h2 = 0,04-0,08; R = 0,05- 0,11) và có mức biến động lớn (Đồn Phương Thúy và cs., 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) được phối với đực duroc và pidu nuôi tại trại chăn nuôi xã thượng lan, việt yên, bắc giang (Trang 25 - 29)