Sinh trưởng lợn con và tiêu tốn thức ăn cho1 kg lợn con cai sữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) được phối với đực duroc và pidu nuôi tại trại chăn nuôi xã thượng lan, việt yên, bắc giang (Trang 61)

này có ý nghĩa thống kê ở các lứa 3. 4. 5 (P > 0,05); ở lứa 2 thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

4.5. SINH TRƯỞNG LỢN CON VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN CHO 1 KG LỢN CON CAI SỮA CON CAI SỮA

Sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa của tổ hợp lai Du × F1(L×Y), PiDu × F1(LY), Du × F1(YL) và PiDu × F1(Y×L) được thể hiện qua Bảng 3.9; Hình 4.11 và 4.12:

- Sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa:

+ Khối lượng sơ sinh/con:

Khối lượng sơ sinh/con ở cả bốn tổ hợp lai Du × F1(L×Y), PiDu × F1(LxY), Du × F1(YxL) và PiDu × F1(Y×L) dao động từ 1,60 đến 1,63 kg (P>0,05). Nhìn chung, lợn con đưa vào theo dõi có khối lượng khá tương đồng.

+ Khối lượng cai sữa/con:

Khối lượng trung bình lúc cai sữa của lợn con ở ba tổ hợp lai Du × F1(L×Y), PiDu × F1(LxY), Du × F1(YxL) là 6,55, riêng tổ hợp lai PiDu × F1(Y×L) đạt cao nhất là 6,62 kg. Tuy nhiên, sự chênh lệ này không đáng kể (P>0,05).

Bảng 4.9. Sinh trưởng lợn con và tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa

Chỉ tiêu Du × F1(L × Y) PiDu × F1(L × Y) Du × F1(Y × L) PiDu × F1(Y × L)

n Mean SE Cv% n Mean SE Cv% n Mean SE Cv% n Mean SE Cv%

- Sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa:

+ Khối lượng sơ sinh/con (kg) 30 1,63 0,02 7,07 30 1,61 0,02 5,58 30 1,63 0,02 5,49 30 1,60 0,01 4,88

+ Khối lượng cai sữa/con (kg) 30 6,55 0,05 3,90 30 6,55 0,04 3,28 30 6,55 0,04 3,07 30 6,62 0,02 1,95

+ Thời gian cai sữa (ngày) 30 21,37a 0,09 2,29 30 21,10a 0,27 6,97 30 21,39a 0,23 6,00 30 20,10b 0,26 7,08

+ Tăng KL từ SS-CS (g/ngày) 30 234,13 2,04 4,78 30 235,08 2,15 5,00 30 234,72 2,03 4,81 30 239,24 1,43 3,22

- TTTA/kg lợn cai sữa: + TA cho lợn mẹ

Mang thai (kg) 3 224,00 18,00 13,92 3 260,00 0,00 0,00 3 260,00 0,00 0,00 3 224,00 18,00 13,92

Nuôi con (kg) 3 123,00 2,00 2,82 3 123,00 5,29 7,45 3 119,67 8,11 11,74 3 117,00 5,29 7,83

+ TA lợn cho con tập ăn (kg) 3 4,37 0,22 8,67 3 5,00 0,12 4,00 3 4,23 0,32 13,01 3 4,07 0,38 16,37

+ Tổng thức ăn tiêu (kg) 3 351,37ab 16,97 8,37 3 388,00a 5,40 2,41 3 383,90ab 8,12 3,66 3 345,07b 14,44 7,25

+ Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 3 67,73ab 2,15 5,51 3 70,07a 1,88 4,66 3 65,50ab 3,67 9,70 3 59,43b 3,84 11,19

+ Thời gian cai sữa (ngày):

Ở ba tổ hợp lai Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) có thời gian cai sữa tương đương nhau, dao động từ 21,10 đến 21,39 ngày; còn ở tổ hợp lai PiDu × F1(Y×L) thời gian cai sữa của lợn con sớm hơn là 20,10 ngày. Sự chênh lệch ở ba tổ hợp lai Du × F1(L×Y), PiDu × F1(LxY), Du × F1(YxL) với tổ hợp lai PiDu × F1(Y×L) có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

+ Tăng khối lượng từ sơ sinh đến cai sữa (g/ngày):

Qua Bảng 4.9 và Hình 4.11, tăng khối lượng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa ở tổ hợp lai PiDu × F1(Y×L) là cao nhất (239,24 g/ngày), tiếp theo là tổ hợp lai PiDu × F1(L×Y) là 235,08 g/ngày và tăng khối lượng thấp nhất là tổ hợp lai Du × F1(Y×L) và Du × F1(L×Y) lần lượt là 234,72 và 234,13 g/ngày. Tuy nhiên, sự chênh lệch về chỉ tiêu này là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Hình 4.11. Tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa (g/ngày)

- Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa:

+ Tổng thức ăn tiêu thụ (kg):

Kết quả cho thấy, lượng thức ăn cho lợn nái mang thai, lợn nái nuôi con và cho lợn con tập ăn đến cai sữa của bốn tổ hợp lai Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 351,37; 388,00; 383,90 và 345,07 kg thức ăn. Ở tổ hợp lai PiDu × F (L×Y) có lượng tiêu thụ thức ăn cao

nhất, tiếp đến là tổ hợp lai Du × F1(Y×L) và Du × F1(L×Y), ít nhất là ở tổ hợp lai PiDu × F1(Y×L). Sự chênh lệch này có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khối lượng cai sữa/ổ (kg):

Khối lượng cai sữa/ổ của lợn con ở các tổ hợp lai PiDu × F1(L×Y) đạt cao nhất (70,07 kg), nằm ở giữa là tổ hợp lai Du × F1(L×Y) và Du × F1(Y×L) (67,73 và 65,50 kg), tổ hợp lai PiDu × F1(Y×L) đạt thấp nhất (59,43 kg). Sự chênh lệch này có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).

+ Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa (kg):

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa của bốn tổ hợp lai Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là: 5,20; 5,54; 5,89 và 5,85 kg. Tiếu tốn thức ăn ít nhất là ở tổ hợp lai Du × F1(L×Y), cao nhất là ở tổ hợp lai Du × F1(Y×L) và nằm trong khoảng giữa là hai tổ hợp lai PiDu × F1(L×Y) và PiDu × F1(Y×L). Tuy nhiên, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Hình 4.12. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa

Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs. (2002) cho biết, tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa ở 35 ngày tuổi là 5,25 kg ở tổ hợp lai Du × F1(L×Y) và 5,48 kg ở tổ hợp lai Du × F1(Y×L).

Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005), tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa ở 28,58 ngày tuổi ở tổ hợp lai PiDu(L×Y) là 5,74 kg, ở tổ hợp lai Duroc × F1(L×Y) ở 28,58 ngày tuổi là 5,76 kg.

Theo Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009), tiêu tốn thức ăn /kg lợn cai sữa ở 3 tổ hợp lai PiDu × Yorkshire, PiDu × Landrace và PiDu × F1(LY) lần lượt là 5,57; 5,68 và 5,60 kg.

Theo Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa ở 26,45 ngày tuổi đối với tổ hợp lai Duroc × F1(L×Y) là 5,47 kg.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng năm trong khoảng tiêu tốn thức ăn mà các nghiên cứu trên đã công bố.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Đực phối và nái không ảnh hưởng đến đến năng suất sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực Duroc và PiDu. Tương tác giữa đực phối và nái chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ sống đến cai sữa và thời gian cai sữa. Lứa đẻ ảnh hưởng đến số con đẻ ra, số con đẻ ra sống, thời gian cai sữa, tỷ lệ sống đến cai sữa, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ (P<0,01), tỷ lệ sơ sinh sống, khối lượng cai sữa/ổ, khoảng cách lứa đẻ.

2. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) đều đạt tương đương nhau và đạt tiêu chuẩn theo quy định.

3. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực Duroc và PiDu đạt kết quả như sau:

- Đối với số con đẻ ra sống/ổ: đạt cao nhất ở tổ hợp lai PiDu x F1(YxL) (10,85 con/ổ) và đạt thấp nhất ở tổ hợp lai PiDu x F1(LxY) (10,66 con/ổ).

- Đối với số con cai sữa/ổ: đạt cao nhất ở tổ hợp lai PiDu x F1(YxL) (10,28 con/ổ) và đạt thấp nhất ở tổ hợp lai Du x F1(YxL) (10,00 con/ổ).

- Đối với khối lượng cai sữa/ổ: đạt cao nhất ở tổ hợp lai PiDu x F1(YxL) (62,49%) và đạt thấp nhất ở tổ hợp lai Du x F1(YxL) (62,00 %).

4. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực Duroc và PiDu qua các lứa đẻ đều đạt và hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh sản của lợn nái, tức là tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4 hoặc 5, sau đó giảm dần.

5. Tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa đạt cao nhất ở tổ hợp lai giứa nái F1(Y × L) với đực PiDu đạt 239,24 g/ngày. Tổ hợp lai không ảnh hưởng đến tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa.

6. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa tổ hợp lai giữa nái F1(Y×L) với đực Duroc là cao nhất đạt 5,89 kgTA/kg lợn cai sữa còn tổ hợp lai giữa nái F1(L×Y) với đực Duroc là thấp nhất đạt 5,20 kgTA/kg lợn cai sữa.

5.2. KIẾN NGHỊ

Tiếp tục theo dõi khả năng sinh sản và tiêu tốn thức ăn lợn con của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực Duroc và PiDu tại trang trại để đánh giá được chính xác tính năng sản xuất của lợn lai 3 máu và 4 máu do kết quả trong nghiên cứu này của các tổ hợp lai đều xấp xỉ bằng nhau, chưa có tổ hợp lai nào thể hiện được các đặc tính của giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt :

1. Đặng Vũ Bình (1995). Các tham số thống kê, di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản lợn nái Yorkshire và Landrace. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi-Thú y 1991-1995. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. tr. 61-65. 2. Đặng Vũ Bình (2003). Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi

tại các cơ sở giống miền Bắc. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. 01(2).

3. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn và Nguyễn Thị Kim Dung (2005). Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợn nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp – Hải Phòng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. 03(4). tr. 304-309.

4. Đỗ Đức Lực, Hà Xuân Bộ, Farnir Frédéric, Pascal Leroy và Đặng Vũ Bình (2013). Sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress thuần và đực lai với Duroc. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 11(2). tr. 217 - 222. 5. Đoàn Phương Thúy, Phạm Văn Học, Trần Xuân Mạnh, Lưu Văn Tráng, Đoàn

Văn Soạn, Vũ Đình Tôn và Đặng Vũ Bình (2015). Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco. Tập chí Khoa học và Phát triển. 13(8). tr.1397-1404. 6. Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011). Khả năng sản xuất của các tổ hợp lợn

lai giữa nái lai F1(Yorkshire × Landrce) với đực Duroc và L19. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 09(4). tr. 614-621.

7. Kiều Minh Lực (1999). Di truyền giống động vật. Chương trình nâng cao cho cán bộ kỹ thuật. Viện KHKT Miền Nam. 01(9). tr. 45 - 68. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Lê Đình Phùng (2009). Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace x Yorkshire) phối tinh đực F1(Duroc x Pietrain) trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế. 55(5). tr. 42-51.

9. Lê Đình Phùng và Mai Đức Trung (2008). Mức độ đóng góp của một số yếu tố đến khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(Móng Cái x Yorkshire) và nái Móng Cái nuôi trong nông hộ tại Quảng Bình. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế. 49(14). tr. 123-131.

10. Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009). Khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(Yorkshire x Landrace) và năng suất của lợn thịt lai 3 máu (Duroc x Landrace)

x (Yorkshire x Landrace). Tạp chí Khoa học - Đại học Huế. 55(6). tr. 53-60. 11. Lê Đình Phùng và Phan Hữu Tuần (2008). Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các

tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế. 46(10). tr. 1-9.

12. Lê Đình Phùng, Lê Lan Phương, Phạm Khánh Từ, Hoàng Nghĩa Duyệt, Mai Đức Trung (2011). Ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) nuôi trong các trang trại tại tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế. 01. tr. 64.

13. Nguyễn Quế Côi, Võ Hồng Hạnh (2000). Xây dựng chỉ số chọn lọc trong chọn lọc lợn đực hậu bị giống ngoại Landrace và Yorkshire. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KHCN 08-06. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

14. Nguyễn Thị Viễn (2005). Giá trị kinh tế của tính trạng độ dày mỡ lưng và dày cơ thăn trong hệ thống sản xuất và phân phối thịt khu vực Tp. HCM. Tạp chí Chăn nuôi. 12(05). tr. 4-6.

15. Nguyễn Văn Đức, Bùi Quang Hộ, Giang Hồng Tuyến, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Trần Quốc Việt và Nguyễn Thị Viễn (2010). Năng suất sinh sản, sản xuất của lợn Móng Cái, Pietrain, Landrace, Yorkshire, và ưu thế lai của lợn lai F1(LRxMC), F1(YxMC) và F1(PixMC). Tạp chí Khoa học công nghệ. 22(2). tr.29-36.

16. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005). So sánh khả năng sinh sản của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) phối với lợn đực giống Pietrain và Duroc. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp. 03(2). tr. 140-143.

17. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006). Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các công thức lai giữa nái F1(Landrace × Yorkshire) phối giống với lợn đực Duroc và Pietrain. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp. 4(6). tr. 48-55.

18. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010). Năng suất sinh sản, sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) với đực giống Landrace, Duroc và (Pietrain × Duroc). Tạp chí Khoa học và Phát triển. 8(1). tr. 98-105.

19. Phạm Khánh Từ, Hoàng Nghĩa Duyệt, Dư Thanh Hằng, Đào Thị Phượng, Nguyễn Văn Chào, Nguyễn Thị Lộc (2014). Khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn nái

Yorkshire và Landrace nuôi ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế. 06. tr. 94.

20. Phạm Thị Kim Dung (2005). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới một số tính trạng về sinh trưởng và cho thịt của lợn lai F1(LY), F1(YL), D(LY) và D(YL) ở miền Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Viện Chăn nuôi.

21. Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008). Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa lợn đực Duroc, L19 với nái F1(LxY) và F1(YxL) nuôi tại Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 6(6). tr. 537-541.

22. Phan Xuân Hảo (2002). Xác định một số chỉ tiêu về sinh sản, năng suất và chất lượng thịt của lợn Landrace và Yorkshire có các kiểu gen halothane khác nhau, Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

23. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai giữa Pietrain và Duroc (PiDu). Tạp chí Khoa học và Phát triển. 7(3). tr. 269-275.

24. Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010). Thành phần thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực lai Landrace x Duroc (Omega) và Pietrain x Duroc (PiDu). Tạp chí Khoa học và Phát triển. 8(3).tr. 439-447.

25. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trần Thị Hồng (2002). Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc trên 52%. Bộ Nông nghiệp và PTNT – Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm. Kết quả nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 1996 - 2000. tr.482-493.

26. Tạ Thị Bích Duyên (2003). Xác định mốt số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở An Khánh, Thụy Phương và Đông Á. Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

27. Tổng cục thống kê (2015). Thông cáo báo chí về tình hình Kinh tế - Xã hội năm

2015. Truy cập ngày 14/05/2016 tại

https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=15503. 28. Trần Kim Anh (2000). Sự cần thiết mở rộng ứng dụng hệ thống giống lợn hình

chăn nuôi Việt Nam. tr. 94-112.

29. Trần Minh Hoàng, Phạm Văn Chung, Lê Thanh Hải và Nguyễn Văn Đức (2003). Ảnh hưởng của các nhân tố cố định đến các tính trạng sản xuất của ba tổ hợp lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và F1(P x MC) nuôi trong nông hộ huyện Đông Anh, Hà Nội. Tạp chí Chăn nuôi. 06. tr. 22-24.

30. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002). Sinh sản gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

31. Trương Hữu Dụng, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2004). Khả năng sinh trưởng và thành phần thịt xẻ của tổ hợp lai D(LY) và D(YL). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 04. tr. 471.

32. Từ Quang Hiển và Lương Bích Nguyệt (2005). Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái giống Landrace, Yorkshire và nái lai F1(YxL) nuôi tại trại chăn nuôi Tân Thái - tỉnh Thái Nguyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học về chăn nuôi. NXB Nông nghiệp. tr. 265-278.

33. Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010). Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) và đực giống Duroc và Landrace nuôi tại Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 8(1). tr. 106-113. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34. Zimmerman D. R., E. D. Purkinser and J. W. Parker (1996). Quản lý lợn cái và lợn đực hậu bị để sinh sản có hiệu quả. Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) được phối với đực duroc và pidu nuôi tại trại chăn nuôi xã thượng lan, việt yên, bắc giang (Trang 61)