Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) được phối với đực duroc và pidu nuôi tại trại chăn nuôi xã thượng lan, việt yên, bắc giang (Trang 29 - 33)

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Lợn nái lai sinh sản F1(Landrace × Yorkshire) (F1(L×Y)) - Lợn nái lai sinh sản F1(Yorkshire × Landrace) (F1(Y×L)) - Lợn đực thuần Duroc (Du)

- Lợn đực lai Pietrain × Duroc (PiDu)

3.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐIỀU KIỆN NGHIÊN CỨU

- Địa điểm nghiên cứu: Tại trang trại của ông Nguyễn Văn Nguyệt, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

- Thời gian nghiên cứu: 06/2015 đến 04/2016

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L× Y) và F1(Y× L) phối với đực giống Duroc, PiDu.

- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa của lợn nái lai F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực giống Duroc, PiDu.

- Sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa.

3.4. ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC NI DƯỠNG

- Lợn nái giống F1(L×Y), F1(Y×L) và đực giống Duroc, PiDu là của Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam

- Lợn đực, lợn nái và lợn con được quản lý, ni dưỡng, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật ni lợn giống ngoại bố mẹ theo phương thức công nghiệp của Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam

- Chuồng trại đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, kỹ thuật.

- Phương thức phối giống: thụ tinh nhân tạo, tinh dịch đảm bảo phẩm chất - Quy trình vệ sinh, phịng bệnh theo đúng quy định và theo lịch.

- Khẩu phần ăn sử dụng theo chương trình thức ăn của Cơng ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam:

Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn

Thành phần

dinh dưỡng Nái chửa Giai đoạn

kỳ I (CP566) Nái chửa kỳ 2 (CP566) Nái nuôi con (CP567) Nái chờ phối (CP567) Lợn con (CP550S) Đạm tối thiểu (%) 13,0 13,0 17,0 17,0 21,0

ME tối thiếu (kcal/kg) 2.900 2.900 3.100 3.100 3.300

Xơ tối đa (%) 7,0 7,0 7,0 7,0 3,5

Béo tối thiểu (%) 3,0 3,0 5,0 5,0 5,0

Ca (%) 1,0-1,2 1,0-1,2 0,9-1,0 0,9-1,0 0,8-0,9

P (%) 0,8 0,8 0,7 0,7 0,6

NaCl (%) 0,4-0,6 0,4-0,6 0,4-0,6 0,4-0,6 0,4-0,8

Độ ẩm tối đa (%) 14,0 14,0 14,0 14,0 14,0

Mức cho ăn (kg) 2,0 2,5-3,0 5,0 2,5 Tự do

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Số liệu được thu thập từ sổ sách ghi chép thường xuyên tại trại từ tháng 08/2014 đến tháng 07/2015 và được theo dõi trực tiếp từ tháng 07/2015 đến tháng 4/2016.

3.5.1. Năng suất sinh sản của lợn nái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợn nái trong từng tổ hợp lai theo dõi đảm bảo về độ đồng đều các yếu tố: độ tuổi, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, quy trình phịng bệnh và vệ sinh thú y.

Tổ hợp lai Du×F1(L×Y) PiDu×F1(L×Y) Du×F1(Y×L) PiDu×F1(Y×L)

Số nái 52 58 44 50

Số lứa 5 5 5 5

Số ổ đẻ 260 290 220 250

Các chỉ tiêu theo dõi gồm: + Thời gian mang thai (ngày) + Khoảng cách lứa đẻ (ngày) + Số con đẻ ra/ổ (con)

+ Số con đẻ ra sống/ổ (con) + Số con cai sữa/ổ (con) + Khối lượng sơ sinh/con (kg) + Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) + Khối lượng cai sữa/con (kg)

+ Khối lượng cai sữa/ổ (kg) + Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

+ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) + Thời gian cai sữa (ngày)

+ Thời gian phối có chửa sau cai sữa (ngày)

Số liệu về năng suất sinh sản được theo dõi, ghi chép và cân tại thời điểm sơ sinh và cai sữa:

+ Số con đẻ ra/ổ (con), số con đẻ ra sống/ổ (con), số con cai sữa/ổ (con) được xác định bằng cách đếm tại từng thời điểm tương ứng.

+ Khối lượng sơ sinh/con (kg) được cân từng con bằng cân đồng hồ (5 kg ± 0,01 kg) tại các thời điểm sơ sinh. Sau đó cộng khối lượng từng con của một ổ đẻ để tính ra khối lượng sơ sinh/ổ (kg).

+ Khối lượng cai sữa/con (kg) được cân từng con bằng cân đồng hồ (10 kg ± 0,01 kg) tại các thời điểm cai sữa. Sau đó cộng khối lượng từng con của một ổ đẻ để tính ra khối lượng cai sữa/ổ (kg).

+ Tỷ lệ sơ sinh sống (%) = (số con đẻ ra sống/số con đẻ ra) × 100. + Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) = (số con cai sữa/số con đẻ ra sống) × 100.

+ Thời gian mang thai (ngày): là khoảng thời gian từ lúc lợn nái phối có chửa đến lúc đẻ. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy ngày đẻ trừ đi ngày phối thông qua hệ thống sổ sách ghi chép.

+ Thời gian cai sữa (ngày): là khoảng thời gian từ lúc lợn con được đẻ ra đến lúc lợn con được tách khỏi lợn mẹ. Thời gian cai sữa được xác định dựa vào ngày cai sữa trừ đi ngày đẻ thông qua sổ sách ghi chép.

+ Thời gian phối giống lại sau cai sữa (ngày): là khoảng thời gian lợn nái được ghỉ ngơi sau một chu kỳ sinh sản để phục hồi lại cơ quan sinh sản cũng như tích lũy vật chất để tiếp tục bước vào chu kỳ sinh sản tiếp theo. Thời gian phối giống lại sau cai sữa càng ngắn thì khoảng cách giữa 2 lứa đẻ càng ngắn, dẫn đến số lứa đẻ/nái/năm tăng và năng suất sinh sản tăng. Chỉ tiêu này được xác định dựa vào ngày phối giống của lứa sau trừ đi ngày cai sữa của lứa trước thông qua sổ sách ghi chép.

+ Khoảng cách lứa đẻ (ngày): là khoảng thời gian từ ngày đẻ lứa trước đến ngày đẻ lứa sau và được xác định dựa vào thời gian ni con + thời gian chờ phối có chửa sau cai sữa + thời gian mang thai thông qua hệ thống sổ sách ghi chép.

3.5.2. Sinh trưởng của lợn con và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa

- Để xác định sinh trưởng lợn và và tiêu tốn thức ăn cho1 kg lợn con cai sữa, chúng tôi tiến hành theo dõi mỗi tổ hợp lai 3 ổ đẻ với tổng số lầ 12 ổ đẻ.

- Theo dõi về sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa bảo gồm: + Khối lượng sơ sinh/con (kg)

+ Khối lượng cai sữa/con (kg) + Thời gian cai sữa (ngày)

+ Tăng khối lượng từ sơ sinh đến cai sữa (g/ngày) - Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa, bao gồm:

+ Thức ăn cho lợn mẹ (mang thai + nuôi con) (kg) + Thức ăn lợn con tập ăn (kg)

+ Tổng thức ăn tiêu thu (kg) + Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

+ Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa (kg)

- Số liệu về thức ăn cho lợn mẹ và lợn con được theo dõi, ghi chép và cân hàng ngày đến thời điểm kết thúc theo dõi.

+ Thức ăn cho lợn mẹ (kg) = TA lợn nái mang thai (kg) + TA lợn nái nuôi con (kg).

+ Thức ăn lợn con tập ăn đến cai sữa (kg): là lượng thức ăn cho lợn con từ bắt đầu tập ăn đến lúc cai sữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tăng khối lượng từ sơ sinh đến cai sữa (g/ngày) = (Khối lượng cai sữa/con – Khối lượng sơ sinh/con)/Thời gian cai sữa

+ TTTA/kg lợn con cai sữa (kg) = (Thức ăn cho lợn mẹ (kg) + Thức ăn cho lợn con(kg))/Khối lượng cai sữa/ổ (kg).

3.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu theo dõi được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Excel 2013 và SAS 9.0.

Các tham số thống kê tính tốn gồm: dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình cộng (Mean), sai số của số trung bình (SE) và hệ số biến động (Cv%). So sánh cặp giữa các giá trị trung bình bằng phân tích phương sai sử dụng phép so sánh Tukey.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) được phối với đực duroc và pidu nuôi tại trại chăn nuôi xã thượng lan, việt yên, bắc giang (Trang 29 - 33)