Ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) được phối với đực duroc và pidu nuôi tại trại chăn nuôi xã thượng lan, việt yên, bắc giang (Trang 33 - 41)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.Ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản

Ảnh hưởng của các yếu tố đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(L) được trình bày trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực Duroc và PiDu

Chỉ tiêu Yếu tố ảnh hưởng

Đực Nái Nái*Đực Lứa đẻ

Tuổi phối lần đầu (ngày) NS NS NS -

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) NS NS NS -

Thời gian mang thai (ngày) NS NS NS NS

Số con đẻ ra (con) NS NS NS ***

Số con đẻ ra sống (con) NS NS NS ***

Số con cai sữa (con) NS NS NS NS

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) NS NS * *

Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) NS NS * **

Khối lượng sơ sinh/con (kg) NS NS NS **

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) NS NS NS **

Khối lượng cai sữa/con (kg) NS NS NS NS

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) NS NS NS *

Thời gian cai sữa (ngày) NS * * ***

TG phối giống có chửa sau CS (ngày) NS NS NS NS

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) NS NS NS *

NS: P ≥ 0,05 ; *: P < 0,05 ; **: P < 0,01 ; ***: P < 0,001

Đực phối và nái không ảnh hưởng đến đến năng suất sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực Duroc và PiDu (P>0,05).

Tương tác giữa đực phối và nái chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ sống đến cai sữa và thời gian cai sữa (P<0,05) cịn lại các chỉ tiêu khác khơng ảnh hưởng (P>0,05).

Lứa đẻ ảnh hưởng rõ rệt đến số con đẻ ra, số con đẻ ra sống, thời gian cai sữa (P<0,001), tỷ lệ sống đến cai sữa, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ (P<0,01), tỷ lệ sơ sinh sống, khối lượng cai sữa/ổ, khoảng cách lứa đẻ (P<0,05), còn lại các chỉ tiêu thời gian mang thai, số con cai sữa, khối lượng cai sữa con, thời gian phối giống có chửa sau cai sữa khơng ảnh hưởng (P>0,05). Từ các tài liệu tham khảo trong nước cho thấy: Đực giống có ảnh hưởng đến khối lượng của lợn con tại thời điểm sơ sinh và cai sữa (Đỗ Đức Lực và cs., 2013).

Yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng rất rõ rệt đến hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản; đực giống chỉ ảnh hưởng tới số con cai sữa/lứa và khối lượng sơ sinh/con; nái giống chỉ ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh/con khi nghiên cứu khả năng sinh sản của một số công thức lai trên đàn lợn ni tại Xí nghiệp Chăn ni Đồng Hiệp, Hải Phịng (Đặng Vũ Bình và cs., 2005)

Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ (Clark and Leman, 1986). Nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2002) về khả năng sinh sản lợn Landrace và Yorkshire cho biết: yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất sinh sản. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) cũng kết luận lứa đẻ là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tất cả các chỉ tiêu sinh sản.

So với các kết quả nghiên cứu trên, kết quả ở nghiên cứu này đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đực giống, nái, tương tác giữa đực giống và nái, lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(L) cũng khơng khác nhau nhiều so với các kết quả đã công bố trước đây.

4.2. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(L×Y) VÀ F1(Y×L)

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(L) được trình bày qua Bảng 4.2, Hình 4.1, Hình 4.2 và Hình 4.3:

Qua Bảng 4.2 ta thấy: khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L×Y) và F1(L) ni trong điều kiện trang trại tại Bắc Giang là đạt tiêu chuẩn. Cụ thể:

- Tuổi phối lần đầu (ngày):

Tuổi phối lần đầu của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) lần lượt là 238,19 và 237,21 ngày. Thời gian mang thai của cả hai giống lợn nái lai này đều tương đương nhau (P>0,05). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.2. Năng suất sinh sản chung của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L)

Chỉ tiêu F1(L × Y) F1(Y × L)

n Mean SE Cv% n Mean SE Cv%

Tuổi phối lần đầu (ngày) 110 238,19 0,97 4,27 94 237,21 1,02 4,18

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 110 353,79 1,00 2,96 94 352,60 1,03 2,82

Thời gian mang thai (ngày) 550 115,46 0,06 1,13 470 115,45 0,07 1,28

Số con đẻ ra (con) 550 11,25 0,07 14,87 470 11,30 0,09 16,58

Số con đẻ ra sống (con) 550 10,68 0,06 13,95 470 10,77 0,08 15,36

Số con cai sữa (con) 550 10,21 0,06 13,56 470 10,20 0,06 13,63

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 550 95,32 0,29 7,06 470 95,69 0,31 7,11

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 550 95,87 0,28 6,74 470 95,24 0,32 7,24

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 550 1,54 0,01 9,14 470 1,54 0,01 10,79

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 550 17,21 0,11 14,50 470 17,30 0,12 14,88

Khối lượng cai sữa/con (kg) 550 6,14 0,02 8,91 470 6,15 0,02 8,60

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 550 62,22 0,29 11,08 470 62,26 0,34 11,75

Thời gian cai sữa (ngày) 550 21,82b 0,08 8,87 470 22,04a 0,08 7,45

TG phối giống có chửa sau CS (ngày) 550 4,99 0,09 40,96 470 4,93 0,09 39,12

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 440 142,25 0,15 2,16 376 142,43 0,15 2,00

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy lợn F1(L×Y) và F1(L) có tuổi phối lần đầu sớm hơn nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2006) ở lợn nái Landrace, Yorkshire và F1(Landrace × Yorkshire) lần lượt là 254,13; 248,52 và 249,13 ngày; của Từ Quang Hiển và cs., (1998) ở lợn nái F1(LY) có tuổi phối giống lần đầu là 278,12 ngày; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) ở lợn nái F1(LY) là 247,79 ngày nhưng tương đương với kết quả nghiên cứu của Kosovac et al., (1997) trên lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) là 236,20 ngày.

- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) :

Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(L×Y) là 353,79 ngày tương đương với lợn nái F1(L) là 352,60 ngày (P>0,05).

Đồn Phương Thúy và cs. (2015) cho biết: tuổi đẻ lứa đầu của ba nhóm lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire lần lượt là 362,32; 357,55 và 358,17 ngày. Phùng Thị Vân và cs. (2000) cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) và F1(Yorkshire × Landrace) lần lượt là 376,20 và 360,00 ngày. Như vậy, tuổi đẻ lứa đầu trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi là sớm hơn so với các nghiên cứu trước đây.

- Thời gian mang thai (ngày):

Thời gian mang thai của lợn nái F1(L×Y) là 115,46 ngày tương đương so với lợn nái F1(Y×L) là 115,45 ngày (P>0,05). Kết quả này cao so với thời gian mang thai trung bình của lợn là 114,00 ngày nhưng vẫn nằm trong khoảng thời gian cho phép là 110 - 117 ngày.

Kết quả nghiên cứu ở chỉ tiêu này của chúng tôi cao hơn so với một số kết quả nghiên cứu khác, cụ thể: Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005), thời gian mang thai của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) là 114,30 ngày; Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) cho biết thời gian mang thai của lợn 3 tổ hợp lai PiDi × Yorkshire, PiDu × Landrace và PiDu × F1(LY) lần lượt là 114,28; 114,22 và 114,29 ngày.

- Số con đẻ ra/ổ (con):

Số con đẻ ra/ổ của lợn nái F1(L×Y) là 11,25 con thấp hơn F1(Y×L) là 11,30 con (P>0,05).

Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) ở lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) phối với đự Duroc và PiDu là 10,34

và 10,06 con nhưng tương đương với các nghiên cứu của một số tác giả khác, cụ thể: Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) trên lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc là 11,05 con; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) trên lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc, Landrace và PiDu là 11,25; 11,17 và 11,45 con.

Hình 4.1. Số con/ổ của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số con đẻ ra sống/ổ (con):

Số con đẻ ra sống/ổ của lợn nái F1(L×Y) là 10,68 con thấp hơn của lợn nái F1(Y×L) (10,77 con) (P>0,05). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tơn và Nguyễn Công Oánh (2010) là 11,75 con ở lợn nái F1(L×Y) phối với đực Duroc nhưng cao hơn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) là 9,66 con, F1(Yorkshire × Landrace) là 9,67 con (Nguyễn Văn Đức, 2000) và tương đương so với lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực Duroc, Landrace, PiDu là 10,70; 10,63 và 10,88 con (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010); lợn Yorkshire là 10,60 con (Cassar et al., 2008).

- Số con cai sữa/ổ

Số con cai sữa/ổ trung bình của lợn nái F1(L×Y) là 10,21 con tương đương với lợn nái F1(Y×L) là 10,20 con (P>0,05). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) trên tổ hợp lai lợn Duroc ×

F1(L×Y) là 9,60 con và L19 × F1(L×Y) là 9,72 con nhưng lại thấp hơn nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) ở ba tổ hợp lai PiDu × Yorkshire, PiDu × Landrace, PiDu × F1(LY) là 11,10; 10,49; 10,90 con.

+ Tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%):

Tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ sống đến cai sữa của lợn nái F1(L×Y) lần lượt là 95,32 và 95,87% tương đương với lợn nái F1(Y×L) lần lượt là 95,69 và 95,24 % (P>0,05). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) ở tổ hợp lai Duroc × (Landrace × Yorkshire) đạt 94,81%; nhưng thấp hơn nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) ở tổ hợp lai PiDu × F1(LY) là 98,09 và 97,59 %; Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng nh (2010) ở tổ hợp lai D × F1(LY) là 97,82 và 94,17 %, L × (F1(LY) là 95,17 và 96,55 %.

- Khối lượng sơ sinh/con (kg):

Khối lượng sơ sinh/con của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) bằng nhau (1,54 kg) (P>0,05). Kết quả về chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ này có cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) ở tổ hợp lai PiDu × F1(LY) là 1,46 kg; Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng nh (2010) ở lợn đực Duroc và Landrace phối với nái lai F1(LY) là 1,32 và 1,30 kg; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) nghiên cứu trên ba tổ hợp lai giữa đực Landrace, Duroc, PiDu với nái lai L×Y lần lượt là 1,37; 1,39; 1,41 kg.

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg):

Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái F1(L×Y) là 17,21 kg và F1(Y×L) là 17,30 kg là tương đương nhau (P>0,05). Kết quả về chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ này tương đương so với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) nghiên cứu trên tổ hợp lai PiDu × F1(LY) là 17,14 kg và cao hơn một số nghiên cứu của Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng nh (2010) ở lợn đực Duroc và Landrace phối với nái lai F1(LY) là 15,30 và 13,81 kg; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) nghiên cứu trên ba tổ hợp lai giữa đực Landrace, Duroc, PiDu với nái lai L×Y lần lượt là 14,88; 14,98; 15,65 kg;

- Khối lượng cai sữa/con (kg):

Khối lượng cai sữa/con của lợn nái F1(L×Y) là 6,14 kg và F1(Y×L) là 6,15 kg là tương đương nhau (P>0,05).

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) ở lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) phối với Duroc và PiDu có khối lượng cai sữa/con và thời gian cai sữa đạt 5,76 kg, 22,53 ngày và 5,79 kg, 22,67 ngày; Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) trên tổ hợp lai D × F1(LY) là 9,60 kg và L19 × F1(LY) là 9,72 kg với thời gian cai sữa của từng tổ hợp lai tương ứng là 24,18 và 24,20 ngày; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) nghiên cứu trên lợn Du × (L×Y) là 7,39 kg với tuổi cai sữa là 28,58 ngày và Pi × (L×Y) là 7,44 kg với tuổi cai sữa là 28,66 ngày.

Kết quả nghiên cứu của chúng tối thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) và thấp hơn của nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) nhưng lại cao hơn của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010). Điều này tùy thuộc vào thời gian cai sữa là khác nhau ở các công bố đã nêu ở trên.

Hình 4.2. Khối lượng/con của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L)

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg):

Khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái F1(L×Y) là 62,22 kg và F1(Y×L) là 62,26 kg là tương đương nhau (P>0,05).

Nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) ở lợn nái lai F1(LY) là 69,29 kg và F1(YL) là 68,55 kg với thời gian nuôi con tương ứng là

21,45 và 21,47 ngày; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) ở ba tổ hợp lai L × (L×Y), D × (L×Y), (P×D) × (L×Y) là 55,46; 57,02 và 58,45 kg với thời gian cai sữa tương ứng là 22,69; 22,53 và 22,67 ngày; Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) trên tổ hợp lai PiDu × F1(LY) là 91,83 kg với thời gian cai sữa là 31,46 ngày và Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) ở hai tổ hợp lai giữa đực Duroc và Pietrain với nái lai L×Y lần lượt là 69,71 và 70,42 kg với ngày cai sữa lần lượt là 28,85 và 28,81 ngày. Như vậy, kết quả trong nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) nhưng lại thấp hơn nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) và Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) do thời gian cai sữa trong các nghiên cứu trên là khác nhau.

Sự chênh lệch về chỉ tiêu khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ này là do thời điểm cai sữa khác nhau và điều kiện nuôi dưỡng tại từng thời điểm nghiên cứu khác nhau.

Hình 4.3. Khối lượng/ổ của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L)

- Thời gian cai sữa (ngày):

Thời gian cai sữa trung bình của lợn nái lai F1(L×Y) là 21,82 ngày sớm hơn so với F1(Y×L) là 22,04 ngày (P<0,05). Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp hiện nay là thời gian cai sữa từ 21 đến 25 ngày. Nguyễn Văn Thắng và

Vũ Đình Tơn (2010) cho biết: thời gian cai sữa ở ba tổ hợp lai L × (L×Y), D × (L×Y), (P×D) × (L×Y) là 22,69; 22,53 và 22,67 ngày. Nhưng trong nghiên cứu của Phan Xn Hảo và Hồng Thị Thúy (2009) thì thời gian cai sữa của tổ hợp lai PiDu × F1(LY) lại khá cao (31,46 ngày).

- Thời gian phối giống có chửa cai sữa (ngày):

Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa ở lợn nái lai F1(L×Y) là 4,99 ngày tương đương so với F1(Y×L) là 4,93 ngày. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) là 7,47 ngày.

Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa càng thấp thì càng rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ, tăng được số lứa đẻ/nái/năm và giảm được tiêu tốn thức ăn ở lợn nái trong giai đoạn không làm việc.

- Khoảng cách lứa đẻ (ngày):

Khoảng cách lứa đẻ ở lợn nái lai F1(L×Y) là 142,25 ngày tương đương so với F1(Y×L) là 142,43 ngày (P>0,05). Một số tác giả có kết quả nghiên cứu cao hơn, cụ thể: Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) nghiên cứu trên các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực PiDu có khoảng cách lứa đẻ lần lượt là 156,34; 154,70 và 153,19 ngày; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) cho biết: khoảng cách lứa đẻ trên lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) là 171,07 ngày; Đặng Vũ Bình (2003) nghiên cứu trên lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở giống ở miền Bắc là 183,85 và 179,62 ngày. Có thể do các nghiên cứu trước đây, điều kiện chăn ni kỹ thuật chưa hồn thiện nên thời gian cai sữa và thời gian chờ phối dài dẫn đến khoảng cách lứa đẻ cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(L) đều tương đương nhau. Nái khơng ảnh hưởng tới các chỉ tiêu năng suất sinh sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) được phối với đực duroc và pidu nuôi tại trại chăn nuôi xã thượng lan, việt yên, bắc giang (Trang 33 - 41)