Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L)phối với đực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) được phối với đực duroc và pidu nuôi tại trại chăn nuôi xã thượng lan, việt yên, bắc giang (Trang 41 - 61)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L)phối với đực

VỚI ĐỰC DUROC VÀ PIDU

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y), F1(Y×L) phối với đực Du và PiDu được trình bày qua Bảng 4.3.

Kết quả Bảng 4.3 cho thấy: khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L×Y), F1(Y×L) phối với đực Duroc và PiDu nuôi tại Bắc Giang là đều đạt yêu cầu của giống. Cụ thể:

Bảng 4.3. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L)phối với đực Duroc và PiDu

Chỉ tiêu Du × F1(L × Y) PiDu × F1(L × Y) Du × F1(Y × L) PiDu × F1(Y × L)

n Mean SE Cv% n Mean SE Cv% n Mean SE Cv% n Mean SE Cv%

Tuổi phối lần đầu (ngày) 52 236,27 1,34 4,09 58 239,91 1,36 4,32 44 237,48 1,56 4,35 50 236,98 1,36 4,07

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 52 352,00 1,44 2,95 58 355,40 1,36 2,91 44 352,18 1,55 2,93 50 352,96 1,37 2,75

Thời gian mang thai (ngày) 260 115,45 0,08 1,07 290 115,47 0,08 1,19 220 115,44 0,10 1,23 250 115,45 0,10 1,32

Số con đẻ ra (con) 260 11,20 0,10 14,21 290 11,30 0,10 15,45 220 11,26 0,12 15,21 250 11,33 0,13 17,72

Số con đẻ ra sống (con) 260 10,70 0,09 13,37 290 10,66 0,09 14,48 220 10,67 0,10 14,08 250 10,85 0,11 16,36

Số con cai sữa (con) 260 10,18 0,08 13,13 290 10,23 0,08 13,96 220 10,10 0,09 13,81 250 10,28 0,09 13,46

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 260 95,97ab 0,44 7,35 290 94,75b 0,37 6,74 220 95,14ab 0,45 7,05 250 96,17a 0,43 7,14

Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) 260 95,44ab 0,42 7,06 290 96,25a 0,36 6,43 220 94,97b 0,47 7,40 250 95,48ab 0,43 7,11

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 260 1,54 0,01 9,48 290 1,54 0,01 8,85 220 1,55 0,01 10,45 250 1,54 0,01 11,10

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 260 17,11 0,14 13,39 290 17,31 0,16 15,41 220 17,34 0,19 16,12 250 17,26 0,15 13,71

Khối lượng cai sữa/con (kg) 260 6,14 0,03 7,26 290 6,14 0,04 10,17 220 6,17 0,03 8,40 250 6,13 0,03 8,77

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 260 62,24 0,42 10,97 290 62,19 0,41 11,20 220 62,00 0,53 12,74 250 62,49 0,43 10,84

Thời gian cai sữa (ngày) 260 21,88ab 0,10 7,67 290 21,77b 0,13 9,83 220 22,15a 0,10 6,97 250 21,94ab 0,11 7,84

TG phối giống lại sau CS(ngày) 260 4,90 0,11 37,04 290 5,07 0,13 43,97 220 4,93 0,11 33,39 250 4,93 0,14 43,61

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 208 142,07 0,19 1,97 232 142,41 0,22 2,32 176 142,77 0,20 1,85 200 142,13 0,22 2,19

- Tuổi phối lần đầu (ngày):

Tuổi phối lần đầu của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(LxY), Du × F1(YxL) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 236,27; 239,91; 237,48 và 236,98 ngày. Kết quả này cho thấy, tuổi phối lần đầu của tổ hợp lai Du × F1(L×Y) là sớm nhất, muộn nhất là tổ hợp lai PiDu × F1(LY). Tuy nhiên, sự chênh lệch này khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho biết: tuổi phối lần đầu của tổ hợp lai D(LY) và D(YL) là 237,27 ngày và 239,12 ngày so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương.- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày):

Tuổi đẻ lứa đầu của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(LY), Du × F1(YL) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 352,00; 355,40; 352,18 và 352,76 ngày. Như vậy, tuổi đẻ lứa đầu của tổ hợp lai PiDu × F1(L×Y) là muộn nhất, sớm nhất là tổ hợp lai Du × F1(LY), tiếp đến là Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) (P>0,05).

Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Czech Large White là 371,00 ngày (Wolf et al., 2008) của tổ hợp lai D(LY) và D(YL) là 352,12 ngày và 353,97 ngày (Đồn

Văn Soạn và Đặng Vũ Bình, 2011). - Thời gian mang thai (ngày):

Thời gian mang thai của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 115,45; 115,47; 115,44 và 115,45 ngày. Như vậy, thời gian mang thai của các tổ hợp lai này là tương đương nhau (P>0,05). Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặc Vũ Bình (2005), trên lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) là 114,30 ngày.

- Số con đẻ ra/ổ (con):

Số con đẻ ra/ổ của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 11,20; 11,30; 11,26 và 11,33 con. Kết quả cho thấy, số con đẻ ra/ổ của cả bốn tổ hợp lai trong nghiên cứu là tương đương nhau.

So sánh với các nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010), số con đẻ ra/ổ ở tổ hợp lai D × (L×Y) và PD × (L×Y) là 11,17 và 11,25 con thì kết quả của chúng tơi là tương tương nhưng cao hơn kết quả của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) ở tổ hợp lai D × F1(L×Y) và D × F1(Y×L) là 10,06 và 10,76 con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số con đẻ ra sống/ổ (con):

Số con đẻ ra sống/ổ của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 10,70; 10,66; 10,67 và 10,85 con. Kết quả cho thấy, số con đẻ ra/ổ ở tổ hợp lai PiDu × F1(Y×L) là cao nhất, tiếp đến là Du × F1(L×Y) và thấp nhất là Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(L×Y) nhưng sự chênh lệch này là khơng đáng kể, tức là khơng có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).

Tác giả Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho biết: số con đẻ ra trong ổ ở tổ hợp lai D(LY) và D(YL) là 11,12 và 11,39 con cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu này.

Hình 4.4. Số con/ổ của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực Duroc và PiDu

- Số con cai sữa/ổ (con):

Số con cai sữa/ổ của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 10,18; 10,23; 10,10 và 10,28 con. Nhìn vào kết quả ta thấy: số con cai sữa trong nghiên cứu này chênh lệch không đáng kể (P>0,05). So với kết quả nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) trên tổ hợp lai D(LY) và D(YL) là 10,32 và 10,42 con thì kết quả nghiên cứu của chúng tơi có thấp hơn nhưng không đáng kể.

+ Tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ sống đến cai sữa (%):

Tỷ lệ sơ sinh sống của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 95,97; 94,75; 95,14 và 96,17 %. Ở tổ hợp lai PiDu × F1(L) có tỷ lệ sơ sinh là cao nhất, thấp nhất là PiDu × F1(L×Y), nằm ở vị trí trung gian là Du × F1(L×Y) và Du × F1(L). Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). So với kết quả nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) ở tổ hợp lai D(LY) và D(YL) là 97,22 và 95,78 % thì tỷ lệ ni sống trong nghiên cứu này có phần kém hơn.

Tỷ lệ sống đến cai sữa của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 95,44; 96,25; 94,97 và 95,48 %. Tỷ lệ sống đến cai sữa ở tổ hợp lai PiDu × F1(L×Y) là cao nhất, tổ hợp lai Du × F1(Y×L) là thấp nhất, Du × F1(L×Y) và PiDu × F1(L) nằm ở vị trí trung gian. Sự khác nhau này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). So với kết quả nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) ở tổ hợp lai D(LY) và D(YL) là 96,38 và 95,52 % thì tỷ lệ ni sống trong nghiên cứu này là thấp hơn.

- Khối lượng sơ sinh/con (kg):

Hình 4.5. Khối lượng/con của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L)phối với đực Duroc và PiDu

Khối lượng sơ sinh/con của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 1,54; 1,54; 1,55 và 1,54 kg. Về cơ bản thì khối lượng sơ sinh/con ở các tổ hợp lai là tương đối đồng đều

nhau (P>0,05) và cao hơn kết quả nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) ở tổ hợp lai D(LY) là 1,50 kg và D(YL) là 1,49 kg.

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)

Khối lượng sơ sinh/ổ của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(LxY), Du × F1(YxL) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 17,11; 17,31; 17,34 và 17,26 kg. Nhìn chung, khối lượng sơ sinh/ổ ở các tổ hợp lai dao động không đáng kể (P>0,05). Theo Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) nghiên cứu trên tổ hợp lai D(LY) và D(YL) có khối lượng sơ sinh/ổ là 17,07 và 17,48 kg. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tơi.

Hình 4.6. Khối lượng/ổ của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực Duroc

và PiDu

- Khối lượng cai sữa/con (kg):

Khối lượng cai sữa/con của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 6,14; 6,14; 6,17 và 6,13 kg. Khối lượng cai sữa/con nuôi trong theo doic này là khá đồng đều (P>0,05). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) ở tổ hợp lai D(LY) và D(YL) là 6,81 và 6,65 kg.

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg):

Khối lượng cai sữa/ổ của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 62,24; 62,19; 62,00 và

(P>0,05). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả của Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) ở tổ hợp lai D(LY) và D(YL) với giá trị tương ứng là 69,85 và 68,97 kg.

- Thời gian cai sữa (ngày):

Thời gian cai sữa trung bình của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 21,88; 21,77; 22,15 và 21,94 ngày. Ở tổ hợp lai Du × F1(L) có thời gian cai sữa là muộn nhất và tổ hợp lai PiDu × F1(L×Y) là sớm nhất (P<0,05). Trong nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), thời gian cai sữa ở tổ hợp lai D(LY) và D(YL) là 21,44 và 21,46 ngày. Như vậy, kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

- Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa (ngày):

Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa của tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 4,90; 5,07; 4,93 và 4,93 ngày. Tổ hợp lai PiDu × F1(LY) có thời gian phối giống có chửa sau cai sữa muôn nhất và sớm nhất là tổ hợp lai Du × F1(L×Y) (P>0,05). Kết quả chúng tôi là thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), ở tổ hợp lai D(LY) và D(YL) với giá trị tương ứng là 5,32 và 5,40 ngày.

- Khoảng cách lứa đẻ (ngày):

Khoảng cách lứa đẻ ở tổ hợp lai giữa lợn Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là 142,07; 142,41; 142,77 và 142,13 ngày. Ở tổ hợp lai Du × F1(L) có khoảng cách lứa đẻ là xa nhất, gần nhất ở tổ hợp lai PiDu × F1(Y×L) và Du × F1(L×Y) (P>0,05). So với nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), ở tổ hợp lai D(LY) và D(YL) là 144,12 và 143,95 ngày thì khoảng cách lứa đẻ trong nghiên cứu này thấp hơn.

Nhìn chung, năng suất sinh sản của các tổ hợp lai Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) qua các lứa đẻ đều đạt và hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh sản của lợn nái. Ở cả bốn tổ hợp lai, năng suất sinh sản đều tương đương nhau nhưng ở tổ hợp lai PiDu × F1(L) có xu hướng tốt hơn so với các tổ hợp lai còn lại do các chỉ tiêu về năng suất sinh sản như số con đẻ ra, số con đẻ ra sống, số con cai sữa, khối lượng cai sữa/ổ luôn đạt cao hơn mặc

dù tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu không phải làm sớm nhất và khoảng cách lứa đẻ không phải là ngắn nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(L×Y) VÀ F1(Y×L)PHỐI VỚI ĐỰC GIỐNG DUROC VÀ PIDU QUA CÁC LỨA ĐẺ ĐỰC GIỐNG DUROC VÀ PIDU QUA CÁC LỨA ĐẺ

Kết quả về năng suất sinh sản của tổ hợp lai Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(L) được trình bày qua các Bảng 4.4, 4.5, 4.6, 4.7 và 4.8:

- Thời gian mang thai (ngày):

Thời gian mang thai từ lứa 1 đến 5 của tổ hợp lai Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là:

+ Tổ hợp lai Du × F1(L×Y): 115,83; 115,25; 115,56; 114,92; 115,69 ngày + Tổ hợp lai PiDu × F1(LY): 115,48; 115,07; 115,71; 115,45; 115,64 ngày + Tổ hợp lai Du × F1(YL): 114,70; 115,45; 115,55; 115,75; 115,75 ngày + Tổ hợp lai PiDu × F1(Y×L): 115,98; 115,04; 115,46; 115,48; 115,30 ngày Kết quả nghiên cứu này cho thấy: thời gian mang thai của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) tuần theo quy luật mang thai của lợn nái. Ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ đến chỉ tiêu này là khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

- Số con đẻ ra (con):

Số con đẻ ra từ lứa 1 đến 5 của tổ hợp lai Du × F1(L×Y), PiDu × F1(L×Y), Du × F1(Y×L) và PiDu × F1(Y×L) lần lượt là:

+ Tổ hợp lai Du × F1(L×Y): 10,13; 10,88; 11,13; 11,69; 12,15 con + Tổ hợp lai PiDu × F1(LY): 11,00; 11,02; 11,31; 11,24; 11,91 con + Tổ hợp lai Du × F1(YL): 10,70; 11,25; 11,41; 11,45; 11,50 con + Tổ hợp lai PiDu × F1(Y×L): 10,60; 11,26; 11,18; 12,02; 11,58 con Số con đẻ ra/ổ từ lứa 1 đến 5 được minh họa bằng hình 4.7:

Kết quả nghiên cứu này cho thấy: ở tất cả các tổ hợp lai số con đẻ ra thấp nhất thấp nhất ở lứa 1, tăng dần từ lứa 2 và đạt cao nhất ở lứa 5, chỉ riêng tổ hợp lai PiDu × F1(Y×L) đạt cao nhất ở lứa 4 và giảm nhẹ ở lứa 5. Tuy nhiên, lứa đẻ chỉ ảnh hưởng rõ rệt ở lứa 5 của các tổ hợp lai (P<0,05) còn các lứa 1, 2, 3, 4 là không ảnh hưởng (P>0,05).

Bảng 4.4. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực Du và PiDu ở lứa 1

Chỉ tiêu

Du × F1(L × Y) PiDu × F1(L × Y) Du × F1(Y × L) PiDu × F1(Y × L)

(n = 52) (n = 58) (n = 44) (n = 50)

Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv%

Thời gian mang thai (ngày) 115,83 0,19 1,19 115,48 0,22 1,43 114,70 0,12 0,67 115,98 0,19 1,14

Số con đẻ ra (con) 10,13b 0,18 12,82 11,00a 0,26 18,02 10,70ab 0,22 13,45 10,60ab 0,29 19,62

Số con đẻ ra sống (con) 10,10 0,18 13,05 10,50 0,25 18,48 10,18 0,18 12,03 9,98 0,26 18,61

Số con cai sữa (con) 10,02 0,19 13,48 10,10 0,23 16,96 9,73 0,20 13,55 9,76 0,25 17,75

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 99,62a 0,27 1,95 95,45b 0,93 7,40 95,55b 1,05 7,26 94,84b 1,12 8,39

Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) 99,23a 0,37 2,71 96,67ab 0,67 5,25 95,76b 1,30 8,97 98,09ab 0,61 4,43

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 1,53b 0,02 8,80 1,50b 0,02 10,63 1,52b 0,02 10,62 1,61a 0,02 9,27

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 15,49b 0,28 12,88 16,40ab 0,38 17,75 16,28ab 0,41 16,52 16,87a 0,39 16,38

Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,28 0,06 7,17 6,25 0,11 13,83 6,07 0,05 5,85 6,25 0,09 9,63

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 62,66a 1,03 11,84 61,79ab 0,76 9,41 59,09b 1,30 14,54 60,14ab 1,03 12,04

Thời gian cai sữa (ngày) 22,27a 0,24 7,66 21,36b 0,21 7,63 22,09a 0,25 7,36 21,76ab 0,27 8,69

Bảng 4.5. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực Du và PiDu ở lứa 2

Chỉ tiêu

Du × F1(L × Y) PiDu × F1(L × Y) Du × F1(Y × L) PiDu × F1(Y × L)

(n = 52) (n = 58) (n = 44) (n = 50)

Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv% Thời gian mang thai (ngày) 115,25 0,16 1,01 115,07 0,15 0,96 115,45 0,23 1,30 115,04 0,23 1,43 Số con đẻ ra (con) 10,88 0,14 9,39 11,02 0,31 21,40 11,25 0,38 22,53 11,26 0,27 17,19 Số con đẻ ra sống (con) 10,46 0,14 9,36 10,24 0,26 19,38 10,73 0,34 20,93 10,82 0,26 17,18 Số con cai sữa (con) 9,88 0,14 9,95 9,93 0,25 19,50 10,02 0,31 20,47 10,30 0,23 15,84 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 96,35 0,94 7,03 93,82 1,04 8,41 95,88 1,12 7,75 96,19 1,18 8,66 Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) 94,78ab 1,07 8,15 97,16a 0,60 4,69 93,94b 0,97 6,87 95,64ab 0,80 5,90 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 1,51 0,02 9,90 1,56 0,02 9,65 1,54 0,03 13,37 1,54 0,03 13,30 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 16,36 0,25 10,99 17,01 0,48 21,46 17,01 0,50 19,61 17,05 0,28 11,44 Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,11 0,05 6,04 6,11 0,07 9,10 6,26 0,12 12,60 6,19 0,09 10,48 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 60,16 0,70 8,34 59,86 1,32 16,85 61,29 1,42 15,35 62,87 1,08 12,12 Thời gian cai sữa (ngày) 21,65ab 0,22 7,19 21,22b 0,18 6,43 21,64ab 0,23 7,12 22,22a 0,23 7,23 TG phối giống lại sau CS (ngày) 5,42 0,44 59,15 4,95 0,31 47,34 4,89 0,29 39,28 4,68 0,24 35,71 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 142,33 0,56 2,83 141,24 0,38 2,05 141,98 0,37 1,74 141,94 0,38 1,87 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.6. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) và F1(Y×L) phối với đực Du và PiDu ở lứa 3

Chỉ tiêu

Du × F1(L × Y) PiDu × F1(L × Y) Du × F1(Y × L) PiDu × F1(Y × L)

(n = 52) (n = 58) (n = 44) (n = 50)

Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv%

Thời gian mang thai (ngày) 115,56 0,12 0,77 115,71 0,17 1,12 115,55 0,20 1,16 115,46 0,22 1,35

Số con đẻ ra (con) 11,13 0,28 17,96 11,31 0,19 12,64 11,41 0,18 10,75 11,18 0,13 8,22

Số con đẻ ra sống (con) 10,73 0,25 16,62 10,67 0,14 10,29 10,98 0,17 10,30 10,82 0,11 6,91

Số con cai sữa (con) 10,13 0,24 17,15 10,14 0,14 10,84 10,61 0,14 8,91 10,46 0,08 5,53

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 96,76 0,68 5,05 94,84 0,80 6,45 96,51 0,99 6,81 97,03 0,78 5,72

Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) 94,61 0,97 7,36 95,35 1,11 8,84 96,94 0,75 5,14 96,89 0,72 5,27

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 1,57 0,02 9,17 1,59 0,01 4,91 1,54 0,02 9,03 1,55 0,02 8,79

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 17,35 0,34 14,04 17,97 0,31 13,20 17,60 0,35 13,30 17,30 0,24 9,62

Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,15a 0,07 7,98 6,22a 0,10 12,23 6,30a 0,07 6,93 5,78b 0,06 7,19

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 61,83b 1,17 13,59 62,46b 0,73 8,95 66,64a 0,69 6,84 60,38b 0,66 7,78

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái f1 (landrace x yorkshire), f1 (yorkshire x landrace) được phối với đực duroc và pidu nuôi tại trại chăn nuôi xã thượng lan, việt yên, bắc giang (Trang 41 - 61)