Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng progesterone và cortisol trong huyết thanh sau khi đặt vòng prob vào âm đạo ở bò cắt buồng trứng (Trang 32 - 34)

Phần I Mở đầu

2.4.Các nghiên cứu nước ngoài

Phần II Tổng quan tài liệu

2.4.Các nghiên cứu nước ngoài

Việc nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa là cả một chặng đường nghiên cứu dài trong nhiều thập kỷ qua chủ yếu sử dụng progesterone là một loại hormone sinh dục do thể vàng của buồng trứng tiết ra. Tuy nhiên, trong những trường hợp bị có buồng trứng bị u nang, buồng trứng kém hoạt động (đặc biệt là buồng trứng khơng có thể vàng, nang trứng). Trước đây, người ta thường bổ sung bằng cách cho ăn progesterone, tuy nhiên bị ăn nhiều, ăn ít nên khơng giám sát được hàm lượng đưa vào cơ thể, sau đó họ đưa progesterone theo con đường tiêm, con đường này thì bác sỹ thú y hết sức vất vả vì phải đi xuống trại bị hàng ngày để tiêm, sau đó người đã nghiên cứu viên đặt cấy dưới da. Nhưng cấy dưới da người ta khơng kiểm sốt được khi nào tan hết vào máu và động dục nên rất mất thời gian theo dõi động dục. Sau này, người ta thiết kế ra vòng tẩm progesterone để chủ động đưa vào và chủ động rút ra và chỉ sau khi rút một ngày trở đi progesterone trong máu giảm hẳn và bò động dục rõ ràng. Như vậy, sẽ chủ động theo dõi thời gian bò động dục và động dục rõ ràng và thụ tinh nhân tạo.

Theo Wheaton và cộng sự (1993), Pursley và cộng sự (1997) cho rằng trước đây khi chưa có vịng CIDR, người ta đã dùng bọt biển tấm progesterone đặt vào âm đạo cũng có tác dụng, tuy nhiên khi dùng bọt biển thì ngồi việc thấm progesterone vào trong âm đạo, đồng thời cũng hút ngược lại các dịch trong âm đạo vào bọt biển, trong khi đó vịng CIDR hay PRID chỉ tiết progesterone ra mà khơng thấm ngược lại từ âm đạo vào vịng CIDR hay vòng PRID.

Theo Jonathan và cộng sự 1993 cho biết sự ra đời của vòng tẩm progesterone để nâng khả năng sinh sản cho bò vào năm 1981 có tên là CIDR-B và vào năm 1986 ứng dụng trên cừu có tên là CIDR-S và vào năm 1988 có tên là CIDR-G để ứng dụng trên dê.

Theo Carlson và cộng sự (1989) cho biết CIDR-S được sử dụng cho cừu và dê tại New Zealand và Australia. Và CIDR-G cũng được sử dụng cho cừu cái, cừu tơ và dê.

Vòng CIDR đã được ứng dụng trên đại gia súc như gây động dục đồng pha, gây động dục và thụ tinh hoặc dùng vòng CIDR cho việc gây rụng trứng bò (Pursley 1997).

Theo Wheaton và cộng sự (1993) cho biết sau khi đưa vịng vào âm đạo thì hàm lượng progesterone tăng nhanh trong máu, duy trì ổn định và giảm nhanh sau khi rút vòng ra khỏi âm đạo.

Theo Long ST và cộng sự (2009) cho rằng sau khi đưa vòng vào âm đạo bò chỉ sau 1 giờ đã xuất hiện trong máu và progesterone đạt cao nhất sau một ngày và giảm dần rồi duy trì kéo dài đến ngày thứ 7 trước khi rút vòng progesterone vẫn đạt trên 2 ng/ml. Trên thực tế, trước khi rút vòng chỉ cần hàm lượng progesterone trong máu từ 1 ng/ml trở lên là được.

Theo Chebel và cộng sự 2010 cho rằng ứng dụng vòng CIDR để gây động dục và rụng trứng đã nâng khả năng sinh sản của bò lên đáng kể do khả năng phát hiện động dục sớm và chính xác.

Theo Alnimer và Lubbadeh (2008) đặt vòng CIDR cho bò sau thụ tinh từ ngày 14 đến ngày 21 sẽ làm tăng tỷ lệ động dụng đối với bị khơng có chửa.

Theo Stevenson (2003) cũng cho rằng đặt vòng cho bò sau thụ tinh nhân tạo ngày thứ 13 đến ngày 20 cũng nâng cao tỷ lệ động dục với những trường hợp khơng có chửa sau thụ tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng progesterone và cortisol trong huyết thanh sau khi đặt vòng prob vào âm đạo ở bò cắt buồng trứng (Trang 32 - 34)