Biến thiên hàm lượng progesterone trong máu bò SL-02

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng progesterone và cortisol trong huyết thanh sau khi đặt vòng prob vào âm đạo ở bò cắt buồng trứng (Trang 56)

Ta có thể thấy trước khi đặt hàm lượng progesterone chỉ 0,969 ng/ml nhỏ hơn 1 ng/ml, nhưng khi đặt CIDR vào thì lượng progesterone tăng cao chỉ sau 3 giờ đã đạt 10,349 ng/ml và duy trì cao trên 6 ng/ml cho tới ngày thứ 8 mới bắt đầu giảm dần và xuống còn 2,638 ng/ml vào ngày thứ 10.

Hàm lượng progesterone giảm đột ngột ngay sau rút CIDR ra và đạt 0,633 ng/ml vào ngày thứ 11 và tiếp tục duy trì nhỏ hơn 1 ng/ml.

So sánh sự biến thiên hàm lượng progesterone của các mẫu thử với biến thiên hàm lượng progesterone của vòng CIDR nhập từ New Zealand

Do trên thế giới chưa có một quy chuẩn nào về chất lượng vòng tẩm progesterone nên chúng tơi lấy vịng CIDR nhập từ New Zealand làm chuẩn chất lượng cho vịng thí nghiệm của chúng tơi.

Qua biểu đồ 4.6 ta thấy rằng các mẫu đều có hàm lượng progesterone trong máu thấp dưới 1 ng/ml do các bò này đã được cắt buồng trứng, cá biệt có bị SL-02 có hàm lượng khá cao là 0,970 ng/ml, hàm lượng progesterone trong máu này có được có thể do tuyến thượng thận tiết ra. Tuy nhiên, với hàm lượng này thì vẫn chưa có ý nghĩa trong sinh sản.

Biểu đồ 4.6. So sánh mức độ biến thiên hàm lượng progesterone của các mẫu với vòng CIDR nhập từ New Zealand

Chỉ sau 3 giờ đặt các mẫu vào âm đạo của bị thì hàm lượng progesterone trong máu các bị thí nghiệm đều tăng cao, cao nhất vẫn là vòng CIDR và thấp nhất là mẫu DS. Hàm lượng progesterone trong máu các mẫu đều giảm đột ngột sau rút các mẫu thử ra ngoài.

Qua đồ thị ta cũng thấy rằng chỉ có mẫu DA đặt vào bị SL-04 là có đồ thị lý tưởng nhất trong 3 mẫu đặt vào bị.

Thí nghiệm 2

Đối với nội dung thí nghiệm 2, sau khi giảm hàm lượng progesterone tẩm trong mẫu từ khoảng 1,9g xuống khoảng 1,36g, chúng tôi thu được kết quả như bảng 4.3

Ngày xét nghiệm SL01 SL02 (CIDR) SL04 SL05

Trước khi đặt mẫu 1.07 0.28 0.76 1.41

30 phút sau đặt mẫu 10.55 17.75 3.78 3.93 24h 4.74 8.92 7.29 13.65 48h 5.03 6.91 8.76 4.5 72h 4.83 4.89 4.44 3.44 96h 5.31 6.15 4.11 2.71 120h 2.64 3.31 4.67 2.03 144h 2.35 3.65 4.76 2.05 168h 2.1 5.79 4.6 1.44

Biểu đồ 4.7. Nồng độ progesterone huyết thanh trong máu bị thí nghiệm khi đặt mẫu vịng tẩm khoảng 1,36g progesterone và mẫu vòng CIDR (tẩm 1,9g

progesterone).

Từ biểu đồ cho thấy, nồng độ progesterone huyết thanh của 4 bị thí nghiệm đều ở dưới 1ng/ml, sau khi đặt vòng 30 phút progesterone được thải trừ từ vịng nhanh chóng xuất hiện trong máu, làm cho nồng độ progesterone huyết thanh tăng cao, điển hình là bị đối chứng đặt vòng CIDR (17,75ng/ml) và bò SL01 (10,55ng/ml). Harpreet Singh và cs (2006) quan sát thấy nồng độ P4 đạt đỉnh sau 1 ngày đặt vòng trên bò Sahiwal (13,94). Kết quả tương tự cũng được Burke và cs (1999) thu được với nồng độ đạt 10 ng/ml sau 2 giờ đặt vịng trên bị thí nghiệm. Kết quả của chúng tôi trong nghiên cứu này không khác biệt so với các nghiên cứu đã được thực hiện truớc đó, khi nồng độ progesterone trong máu bị thí nghiệm tăng nhanh sau khi đặt vòng và đạt đỉnh trong 24 giờ.

Suốt q trình 7 ngày đặt vịng, nồng độ progesterone huyết thanh tiếp tục được duy trì ở mức cao. Nồng độ đỉnh ở bị SL04 đạt 8,76ng/ml (vào ngày thứ 2), bò SL05 đạt 13,65ng/ml (vào ngày thứ 3). Sau khi rút vòng 24h, nồng độ progesterone ở tất cả các bò giảm xuống mức sinh lý như trước khi đặt vịng (0,17- 0,68ng/ml).

Ngoại trừ bị SL05 ở thí nghiệm 1 bị rơi mẫu tẩm ra ngồi trong thời gian thí nghiệm, so với kết quả từ thí nghiệm đầu tiên khi sử dụng vòng tẩm khoảng 1,9g

progesterone, các bị ở thí nghiệm 2 có nồng độ progesterone đỉnh cao hơn. Tuy nhiên, sau khi rút vòng nồng độ progesterone huyết thanh các bị ở cả 2 thí nghiệm đều nhanh chóng giảm xuống dưới 1ng/ml. Kết quả này chứng tỏ mẫu vòng tẩm 1,36 gr progesterone cũng đem lại hiệu quả tương đương mẫu vòng tẩm 1,9g progesterone.

Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục giảm lượng progesterone tẩm trong mẫu vòng xuống mức 1,0gr để có thể so sánh sự khác biệt giữa các ngưỡng progesterone tẩm, từ đó kết luận ngưỡng phù hợp nhất đối với đàn bò ở Việt Nam.

1. Định lượng cortisol trong máu bị thí nghiệm

Kiểu dáng vịng ProB được chúng tôi thiết kế theo kiểu chữ “T”. Do vậy chúng tơi tiến hành kiểm tra cortisol xem bị có bị stress khi đặt vịng khơng.

Trước đặt vòng ProB

Bảng 4.3 Hàm lượng cortisol trong máu bị thí nghiệm trước khi đặt vịng ProB

(ng/ml) Ngày 1 2 3 4 5 6 7 S ố ta i b ò SL01 10,8 13 6,8 17 3,2 7,9 8,8 SL02 3,9 32,6 6,2 3,2 1,7 2,2 7,6 SL03 9,7 12,4 3,0 5,1 5,4 4,4 6,5 SL04 7,6 3,2 5,0 6,8 9,9 3,0 24,5 SL05 2,7 2,9 1,6 4,4 1,6 6,9 3,6

Biểu đồ 4.8. Biến thiên hàm lượng cortisol trong máu các bị thí nghiệm trước khi đặt vịng ProB

Từ bảng 4.3 và biểu đồ 4.8 ta có thể thấy rằng hàm lượng cortisol trong máu bò là tương đối thấp, trên đa số bị thì hàm lượng cortisol trong máu đều nhỏ hơn 15 ng/ml điều đó chứng tỏ rằng bị thí nghiệm khá tốt, khơng bị rơi vào trạng thái stress. Tuy nhiên, vào ngày thứ 2 bị SL-02 có hàm lượng cortisol tăng lên 32,6 ng/ml và ngày thứ 7 bò SL-04 hàm lượng cortisol tăng lên 24,5 ng/ml nhưng khơng duy trì nên chưa gây stress cho bị, điều này có thể do trong q trình lấy máu đã làm cho các bị này bị kích thích làm hàm lượng cortisol tăng lên.

Từ đây ta có

Biểu đồ 4.9. Biến thiên hàm lượng cortisol trung bình trong máu các bị thí nghiệm trước đặt vịng ProB

Qua biểu đồ 4.9 thấy rằng hàm lượng cortisol trong máu trung bình của các bị thí nghiệm thấp, tất cả đều dưới 15 ng/ml chứng tỏ các bị thí nghiệm khá ổn định và khơng bị stress.

Trong đặt vịng ProB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4 Hàm lượng cortisol trong máu bị thí nghiệm trong khi đặt vòng ProB

(ng/ml) Ngày 1 2 3 4 5 6 7 S ố ta i b ò SL01 7,6 3,5 47,0 11,2 7,0 3,2 3,4 SL02 6,5 1,9 12,3 7,9 6,6 1,5 2,1 SL03 8,2 13,4 16,5 9,9 9,5 9,6 4,7 SL04 17,9 4,4 17,9 17,1 7,8 3,8 5,4 SL05 1,5 1,8 4,6 1,9 6,6 4,1 2,0

Biểu đồ 4.10. Biến thiên hàm lượng cortisol trong máu của các bị thí nghiệm trong khi đặt mẫu vòng ProB

Từ bảng 4.4 và biểu đồ 4.10 ta có thể thấy rằng vào ngày thứ 3 thì hàm lượng cortisol trong máu bị SL-01 đột nhiên tăng cao lên tới 47 ng/ml, tuy nhiên khơng duy trì nên có thể là do q trình lấy máu hoặc cơng tác chăm sóc đã ảnh hưởng tới bò làm bò bị phản ứng. Nhưng nhìn chung trong khi đặt vòng ProB hàm lượng cortisol trong máu bò cũng tương đối thấp, đa số nhỏ hơn 15 ng/ml có nghĩa là các bị thí nghiệm khơng bị rơi vào trạng thái stress.

Biểu đồ 4.11. Biến thiên hàm lượng cortisol trung bình trong máu của các bị thí nghiệm sau đặt vịng ProB

Từ biểu đồ ta thấy được rằng trong khi đặt vịng ProB thì hàm lượng cortisol trung bình trong máu bị vẫn tương đối thấp, hầu như nhỏ hơn 15ng/ml chỉ có ngày thứ 3 trong khi đặt vịng thì hàm lượng cortisol có cao hơn 15 ng/ml, nhưng không kéo dài chứng tỏ không liên quan đến việc đặt vịng ProB mà có thể là do cơng tác lấy máu đã làm bò hoảng loạn.

Biểu đồ 4.12. So sánh hàm lượng cortisol trong máu bị thí nghiệm trước và trong đặt vịng ProB

Từ biểu đồ 4.12 có thể thấy rằng hàm lượng cortisol trong máu bị thí nghiệm trước và sau khi đặt vịng ProB khơng thay đổi nhiều và hầu như đều nhỏ hơn 15 ng/ml. Cho nên, ta có thể kết luận rằng kiểu dáng vịng ProB khơng gây kích ứng cho bị khi đặt.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Công tác cắt buồng trứng đã rất thành cơng với 4 bị được cắt và tình trạng sức khỏe sau cắt rất ổn định.

Progesterone dùng để tẩm trong vòng CIDR và progesterone dự kiến tẩm vào vòng ProB là tương đương.

Mẫu vòng tẩm 1,36 gr và 1,9 gr progesterone là tương đương nhau.

Hàm lượng cortisol trong máu bị thí nghiệm trước và sau khi đặt vịng ProB không thay đổi. Kết luận vịng ProB khơng ảnh hưởng đến bị khi đặt vào âm đạo.

Kiểu dáng chữ “T” chúng tơi đang thí nghiệm gần giống với vịng CIRD. Do vậy chúng tôi đã và đang thiết kế kiểu dáng cơng nghiệp theo hình sau.

Hình 5.1 Mẫu vịng mới đang nghiên cứu

5.2. ĐỀ NGHỊ

Cần nhắc lại thí nghiệm nhiều lần nữa để đủ dung lượng mẫu, đồng thời thiết kế kiểu dáng cơng nghiệp cho vịng ProB mang thương hiệu riêng của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1) Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương (1997). Công nghệ sinh sản trong chăn ni bị, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

2) Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự. (1996). Sinh lý học gia súc, nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

3) Phan Văn Kiểm, Tăng Xuân Lưu, Trịnh Quang Phong, Nguyễn Quý Quỳnh Hoa, (2003). Ứng dụng kết quả nghiên cứu hàm lượng progesterone để chẩn đoán và điều trị rối loạn sinh sản ở bò cái sữa (Hội nghị cơng nghệ sinh học tồn quốc năm 2003, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật tr 708-711).

4) Tăng Xuân Lưu, Cù Xuân Dần, Hoàng Kim Giao (2001). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản cho đàn bị lai hướng sữa tại Ba Vì, Hà Tây, Báo cáo Khoa học Bộ NN và PTNT.

Tiếng Anh:

5) Burke, C. R., M. P. Boland and K. L. Macmillan. 1999. Ovarian response to progesterone and oestradiol benzoate administered intravaginally during dioestrus in cattle. Anim. Reprod. Sci. 55:23.

6) Carlson KM, Pohl HA, Marcek JM, Muser RK and Wheaton JE (1989). Evaluation of progesterone controlled internal drug release dispensers for synchronization of estrus in sheep. Animal Reproduction Science 18 (1-3): 205-218.

7) Chebel RC, Al-Hassan MJ, Fricke PM, Santos JEP, Lima JR, Martel CA, Stevenson JS, Garcia R and Ax RL (2010) Supplementation of progesterone via controlled internal drug release inserts during ovulation synchronization protocols in lactating dairy cows. Journal of Dairy Science 93(3): 922-931.

8) Cordoba MC, Fricke PM, 2002: Initiation of the breeding season in a grazing-based dairy by synchronization of ovulation. J Dairy Sci 85, 1752–1763.

9) Harpreet Singh et al (2006). Oestrus Induction, Plasma Steroid Hormone Pro les and Fertility Response after CIDR and eCG Treatment in Acyclic Sahiwal Cows Asian- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Aust. J. Anim. Sci. 19(11):1566-1573.

synchronization of ovulation and timed AI or AI after removed tail chalk. J Dairy Sci 87, 2051– 2061.

11) Stevenson JS, Johnson SK, Medina-Britos MA, Richardson-Adams AM, Lamb GC (2003). Resynchronization of estrus in cattle of unknown pregnancy status using estrogen, progesterone, or both. J Anim Sci; 81: 1681-1692.

12) Long ST, Thinh NC, Yusuf M, Nakao T (2010). Plasma cortisol concentrations after CIDR insertion in beef cows. Reprod. Domestic Anim. Published on line

13) Long ST, Yoshida C, Nakao T (2009). Plasma progesterone profile in ovariectomized beef cows after intra-vaginal insertion of new, once-used or twice-used CIDR. Reprod Domest Anim.

14) Wheaton JE, Carlson KM, Windels HF and Johnston LJ (1993). CIDR: A new progesterone-releasing intravaginal device for induction of estrus and cycle control in sheep and goats. Animal Reproduction Science 33 (1-4): 127-141.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng progesterone và cortisol trong huyết thanh sau khi đặt vòng prob vào âm đạo ở bò cắt buồng trứng (Trang 56)