Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng progesterone và cortisol trong huyết thanh sau khi đặt vòng prob vào âm đạo ở bò cắt buồng trứng (Trang 34 - 36)

Phần I Mở đầu

2.5.Các nghiên cứu trong nước

Phần II Tổng quan tài liệu

2.5.Các nghiên cứu trong nước

Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ sử dụng các sản phẩm thương mại như đã trình bày là CIRD hay PRID, còn việc nghiên cứu sản xuất mới dừng ở việc sản xuất được huyết thanh ngựa chửa, HCG mà chưa có nghiên cứu nào về sản xuất PIRD, CIRD hay sản phẩm tương tự.

Tăng Xuân Lưu và cộng sự (2001) nghiên cứu và cho kết quả về khả sinh sản trên đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì đã sử dụng progesterone kết hợp với huyết thanh ngựa chửa, tỷ lệ động dục là 70,05% và phối giống có chửa là 61,22% đối với bò thiểu năng buồng trứng. Ứng dụng vịng CIDR có tỉ lệ bị động dục là 82,14% ở bị cái sinh sản và 75,5% ở bò cái tơ.

Sử dụng progesterone gây động dục ở bị có nhiều phác đồ điều trị và liều lượng khác nhau. Có thể dùng riêng biệt hoặc kết hợp với HTNC và HCG. Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997) sử dụng progesterone vào ngày 1, 3 và 5 với liều tương ứng 25mg, 50mg, 75mg. Ngày thứ 7 tiêm 1500-1800 đvc HTNC, ngày 9-10 bò động dục và phối giống. Hoặc tiêm progesterone vào ngày 1, 4 và 7 với liều tương ứng là 30mg, 60mg, 90mg progesterone, ngày thứ 9 tiêm HTNC liều 1500-1800 đvc, ngày thứ 11 hoặc 12 bò động dục và phối giống. Progesterone có thể sử dụng ở dạng bột trộn vào thức ăn, dạng nước để tiêm.

Đặt vòng PRID trong vòng 12 ngày khi rút có tiêm hoặc khơng tiêm thêm 250-600UI PMSG có tỷ lệ thụ thai là 55-65% tương ứng với động dục tự nhiên và thụ tinh nhân tạo ở chu kỳ đầu là 60-65% (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997).

Theo Lưu Công Khánh và cộng sự (2004) gây động dục đồng pha cho bò bằng phương pháp kết hợp giữa CIDR và PGF2α đạt được tỷ lệ động dục ở bò lai Sind là 85,71% và ở bò lai HF là 87,30%. Cũng theo báo cáo kết quả cải tiến phương pháp gây động dục đồng pha của Tăng Xuân Lưu và cộng sự (2008-2010), cho kết quả tỷ lệ động dục ở bò tơ là 91,67%, ở bị lai HF sinh sản là 89,65%.

Đối với bị có buồng trứng kém hoạt động, sử dụng vòng PRID đặt âm đạo và sử dụng PGF2α liều 25 mg kết hợp với GnRH liều 200 mg/con đạt kết quả điều trị đạt khá cao. Với bị có thể vàng tồn lưu tỷ lệ động dục sau điều trị đạt 88,9%, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt 65%. Với bị có u nang tỷ lệ động dục sau điều trị đạt 100%, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt 62,5%. Với bị có buồng trứng kém hoạt động chỉ

xử lý bằng đặt PRID vào âm đạo cho tỷ lệ động dục 82,3%, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu 64,3% (Phan Văn Kiểm và cộng sự, 2003).

Nhìn chung, nhiều cơng trình trong nước và quốc tế cho thấy vai trò của progesterone là hormone chủ đạo trực tiếp điều trị các bệnh về buồng trứng và gián tiếp nâng cao khả năng sinh sản ở đàn bị nói chung và bị sữa nói riêng.

Tóm lại, mọi bệnh sinh sản ở bị nói chung và bị sữa nói riêng đều rất cần đến vòng tẩm progesterone. Giải pháp sử dụng vòng tẩm progesterone nhằm khắc phục và nâng cao khả năng sinh sản đàn bò là cần thiết. Cùng với sự phát triển đàn bị thì nhu cầu cần thiết của vịng tẩm progestrone tăng cao. Do vậy, chúng tơi có thể khẳng định rằng vì sự phát triển của đàn bị sữa thì vịng tẩm progesterone sẽ ln đồng hành cùng bị sữa. Chính vì vậy, việc chủ động sản xuất vòng tẩm progesterone có tính thực tiễn ứng dụng cao, làm chủ công nghệ và thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn ni bị nói chung và bị sữa nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng progesterone và cortisol trong huyết thanh sau khi đặt vòng prob vào âm đạo ở bò cắt buồng trứng (Trang 34 - 36)