Làm thế nào để tỏ ra hòa nhã với mọi người (ngay cả đối với người chỉ trích bạn)

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp áp dụng Dễ (Trang 26 - 28)

người chỉ trích bạn)

Tỏ ra hòa nhã là thể hiện tính kiên nhẫn, kỹ năng này vô cùng quan trọng đối với sự thành đạt. Mỗi khi bạn định nói một điều gì đó, hãy bình tĩnh một chút, có giải pháp khác tốt hơn không đã. Người ta thường yêu mến những ai ủng hộ mình và chẳng mấy cảm tình với người nào hay lớn tiếng phản đối. Bởi vậy, hãy tỏ ra hòa nhã với người khác, thậm chí ngay cả khi bạn bị chỉ trích.

a) Đồng tình với lời chỉ trích sau đó mới trình bày

Ví dụ:

Mẹ: Nếu con mà xem trận đấu bóng đá tôi nay thì sáng mai con sẽ khó mà dậy đi học được

Con: Con biết vậy mà mẹ, thế nên con đã ngủ trưa này rồi và cả tuần nay con đã chăm chỉ học bài không xem tivi để cuối tuần chỉ xin phép mẹ xem 1 buổi bóng đá thôi.

Bạn thấy không, ở tình huống trên cậu con trai vừa đồng tình với mẹ vừa giữ vững lập trường của mình. Bạn hãy tham khảo ví dụ tiếp.

Ví dụ:

Cynthia: Em nghĩ anh không nên nghỉ việc, Khali ạ. Anh là nhân viên chủ chốt trong công ty, do vậy dù nền kinh tế có suy

thoái đến đâu anh vẫn có công việc ổn định. Thành lập công ty riêng sẽ mạo hiểm quá.

Khali: Có thể em nói đúng Cynthia ạ. Đúng là làm ăn riêng chẳng có gì đảm bảo, nhưng anh biết là a làm được, anh đã chuẩn bị rất kỹ. Hơn nữa, anh đã đợi cơ hội này từ lâu rồi.

Trong trường hợp này Khali đã khéo léo đồng ý với Cynthia trong khi vẫn bảo lưu quan điểm. Nhờ vậy, cả hai không phải đôi co tranh cãi.

b) Chấp nhận quyền được nêu ý kiến của người khác như thế nào?

Ai trong chúng ta cũng cảm thấy khó chịu mỗi khi bị người khác chỉ trích. Tuy nhiên, hãy chấp nhận quyền được nêu ý kiến của họ, ngay cả khi ý kiến đó có ngớ ngẩn tới đâu đi chăng nữa.

Ví dụ:

Adam Khoo: Tamilar, nếu em cứ vung tiền mua sắm sửa quần áo vô tội vạ thế này thì sẽ có ngày em sẽ cháy túi đấy!

Tamilar: Em hiểu ý anh mà. Nhưng em cũng chỉ mua sắm trong mức cần thiết thôi anh ạ.

Một ví dụ khác:

Ann: Jack, sao anh lại mua chiếc xe Mazda cơ chứ. Anh biết Toyota tốt hơn nhiều cơ mà.

Jack Canfield: Em cũng có lý đấy Ann à. Nhưng em chưa biết thôi, giờ đây Mazda mới là xe thịnh hành nhất trên thị trường.

Ở hai ví dụ trên, cả Tamilar và Jack Canfield đều tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời khéo léo bảo lưu quan điểm của bản thân mà không làm cho đối phương bực bội. Thậm chí, ngay cả khi bạn hoàn toàn không tin điều họ nói là có lý thì bạn vẫn nên bày tỏ sự đồng tình, song song nó là bảo vệ quan điểm cá nhân. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn là làm cho người khác cảm thấy thoải mái, ngay cả khi bạn không đồng tình với họ.

Hãy tham khảo 5 bí quyết sau để trở thành một người biết cách đồng ý nhé:

Bí quyết 1: Bày tỏ sự đồng tình với bất kỳ ai

Luyện tập kỹ năng này thành thạo, giúp bạn là người có suy nghĩ tích cực, bạn sẽ là người không bao giờ làm người khác khó chịu.

Bí quyết 2: Biết chấp nhận sự thật

Để người khác biết rằng bạn dồng tình với họ bằng cách gật đầu và thêm vào: “Ừ, bạn nói đúng” hoặc “Mình đồng ý với bạn”.

Bí quyết 3: Chấp nhận quyền được nêu ý kiến của người khác

Nên tôn trọng quan điểm, góc nhìn và cảm nhận của người khác ngay cả khi biết cách họ nghĩ là sai. Về phần mình, bạn hãy làm theo những gì bạn cho là đúng.

Bí quyết 4: Hãy biết nhận lỗi nếu bạn sai

Hầu như ai cũng có xư hướng phủ nhận, lấp liếm hay đổ lỗi cho người khác khi mình sai. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, những ai biết nhận lỗi luôn luôn được mọi người tôn trọng. Vì vậy, mỗi khi bạn phạm lỗi, bạn hãy nói:

“Tôi đã nhận ra sai lầm đó rồi…” “Đúng là tôi đã làm hỏng việc…” “Tôi đã sai” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bí quyết 5: Tránh tranh cãi

Khi cãi vã là một cuộc nói chuyện thất bại, dù bạn đúng tới bao nhiêu đi chăng nữa, bạn vẫn là người thất bại. Hành động này chỉ khiến bạn thể hiện là người thiếu tính kiên nhẫn, không giữ được bình tĩnh. Đồng thời khiến cho kẻ muốn gây chiến đạt được mục đích, đó là tạo ra một cuộc ẩu đả.

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp áp dụng Dễ (Trang 26 - 28)