Khái niệm và các đặc trưng của hệ thống cơ sở hạ tầng giao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đà nẵng (Trang 34 - 39)

7. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Khái niệm và các đặc trưng của hệ thống cơ sở hạ tầng giao

CÔNG TƯ TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG

1.4.1. Khái niệm và các đặc trưng của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thông

a. Khái niệm hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông

Hiểu một cách khái quát, cơ sở hạ tầng (hay còn gọi là kết cấu hạ tầng) là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kĩ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục. Cơ sở hạ tầng cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế- xã hội được diễn ra một cách bình thường.

Toàn bộ cơ sở hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Cụ thể như:

-Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì cơ sở hạ tầng có thể được phân chia thành: cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xã hội, và cơ sở hạ tầng phục vụ an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên, trên thực tế, ít có loại cơ sở hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phụ phụ thuộc vào kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại.

-Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì cơ sở hạ tầng có thể được phân chia thành: cơ sở hạ tầng trong công nghiệp, trong nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính- viễn thông, xây dựng, hoạt động tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa- xã hội, …

-Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, thì cơ sở hạ tầng có thể được phân chia thành: cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng kinh tế biển( ở những nước có kinh tế biển, và nhất là khi kinh tế biển

lớn như ở nước ta), cơ sở hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn,…

Cơ sở hạ tầng trong mỗi lĩnh vực, mỗi ngành, mỗi khu vực bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt động của lĩnh vực, ngành, khu vực và những công trình liên ngành đảm bảo cho hoạt động đồng bộ của toàn hệ thống. trong nhiều công trình nghiên cứu về cơ sở hạ tầng, các tác giả thường phân chia cơ sở hạ tầng thành hai loại cơ bản, gồm: cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội.

+ Cơ sở hạ tầng kinh tế: thuộc loại này bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như: năng lượng ( điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các công trình giao thông vận tải ( đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường ống), bưu chính- viễn thông, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông- lâm - ngư nghiệp…cơ sở hạ tầng kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư.

+ Cơ sở hạ tầng xã hội: xếp vào loại này gồm nhà ở, các cơ sở khoa học, trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa, thể thoa…và các trang thiết bị đồng bộ với chúng. Đây là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy kết cơ sở hạ tầng xã hội là tập hợp một số ngành có tính chất phục vụ xã hội; sản phẩm do chúng tạo ra thể hiện dưới hình thức dịch vụ và thường mang tính chất công cộng, liên quan với sự phát triển con người cả về thể chất lẫn tinh thần.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông là một bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, là tập hợp tất cả các loại đường, nhà ga, bến cảng, sân bay cùng các công trình phục vụ vận tải như cầu chui, cầu vượt, thang máy, băng

chuyền chuyển động, kể cả vạch sơn, tín hiệu, biển báo hiệu cùng hệ thống vận tải bản đồ chi tiết bằng đường sắt, đường bộ, đường không, đường ống.

b. Các đặc trưng của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông

Trên cơ sở phân tích nhu cầu vốn đầu tư cũng như tác động của hệ thống sơ sở hạ tầng giao thông đến các đòi hỏi khác nhau của sự phát triển kinh tế- xã hội có thể đưa ra một số đặc trưng sau:

Thứ nhất, tính nguyên bản của chi phí đầu tư cho hệ thống sơ sở hạ tầng giao thông.

Chi phí đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông là nguyên bản trong mối quan hệ đối với các loại chi phí khác cho sản xuất. Đó là chi phí xã hội cơ bản và nó phải bán lại cho tất cả các hoạt động đầu tư sản xuất. Các phương tiện đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông là những thành phần cố định đối với các hoạt động kinh tế khác. Đó là những yếu tố sản xuất gián tiếp và mức độ hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào thời gian.

Thứ hai, sự thống nhất về kỹ thuật và kinh tế.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông là một thể chế thống nhất kỹ thuật- kinh tế. Khả năng khai thác có được khi được trang bị một cách liên hợp, đồng bộ kỹ thuật. Trong hoạt động đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cần xác định nó một cách tối ưu để khai thác nó một cách hiệu quả. Tuy nhiên ở các nước kém phát triển,những nơi thiếu vốn, thiếu năng lực quản lý, thiếu nguồn nhân lực để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông như đã vạch ra. Sự kết thúc kéo dài, thiếu đồng bộ của các công trình giao thông làm cho nó không phát huy vai trò và chi phí bỏ ra không mang lại hiệu quả.

Chính đặc trưng thống nhất này đòi hỏi các nhà đầu tư hệ thống giao thông phải xác đinh mô hình kỹ thuật hợp lý để có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại và lâu dài.

Việc hình thành và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đòi hỏi thời gian hơn các yếu tố khác. Đó là thời gian cần thiết để thiết lập được tình trạng kĩ thuật đáp ứng được nhu cầu xã hội cũng như tạo được một hệ thống đồng bộ các yếu tố thuộc hạ tầng kinh tế.

Thứ tư, vốn đầu tư của nhà nước là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của hệ thống sơ sở hạ tầng giao thông.

Trong hệ thống kinh tế thị trường hay hệ thống kinh tế tập trung bao cấp trước đây nhà nước là người đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư hệ thống cơ sơ hạ tầng giao thông. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đòi hỏi một chi phí đầu tư rất lớn,và trong khoảng thời gian dài. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, 1km đường cao tốc trị giá hơn 17 tỷ đồng, do đó đầu tư một con đường dài khoảng 20km cần khoảng 340 tỷ đồng, bằng nguồn thu ngân sách của một tỉnh trung bình trong một năm. Mặt khác đầu tư phát triển hệ thống giao thông không có khả năng thu nhanh vốn đã bỏ ra hoặc trong đa số các trường hợp không thể thu hồi. Điều này không thể khuyến khích các thành phần khác tham gia đầu tư hoặc nếu cho các thành phần tư nhân tham gia dưới hình thức thu phí sau khi xây dựng thì một số trường hợp gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người dân do tình trạng tăng phí từ chủ đầu tư.

Đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thông qua nhà nước ngoài yếu tố vốn đầu tư cần quan tâm đến tính phổ biến của việc sử dụng hệ thống hạ tầng giao thông trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những chủ thể không kinh doanh khác. Tính phổ biến đó của hệ thống giao thông đòi hỏi sự quan tâm của nhà nước hơn bất cứ chủ thể đầu tư nào. Trong lịch sử phát triển hệ thống giao thông của các quốc gia trên thế giới đều chỉ ra vai trò to lớn của Nhà nước và chỉ khi Nhà nước đủ mạnh để đầu tư phát triển giao thông thì mới đủ sức tạo một hệ thống giao thông hoàn thiện phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia.

Thứ năm, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất hạn chế.

Đầu tư cho phát triển giao thông là phạm trù của đầu tư cơ sở cho xã hội, do đó trên nguyên tắc chung là khó có thể nhập khẩu đầu tư này. Ngoài yếu tố kinh tế (lợi nhuận thấp, rủi ro lớn, khó hoặc chậm thu hồi vốn…) các nhà đầu tư nước ngoài thường ít quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vì tính chất phức tạp của hoạt động này.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam đều cố gắng tìm mọi biện pháp kể cả khuyến khích tài chính để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.

Thứ sáu, sự biến đổi chất lượng hay nói cách khác là khả năng thay đổi để theo kịp xu thế biến đổi của công nghệ là rất chậm.

Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cũng tuân theo quy luật phát triển của sức sản xuất, song do bản chất của hạ tầng giao thông , khả năng thay đổi của nó rất khó và chịu nhiều áp lực, ngay cả những áp lực của nhu cầu sử dụng nó. Trong đa phần các quần thể dân cư việc cải tạo hệ thống giao thông là không dễ dàng vì cuộc sống quần thể đó không ngừng vận động và vẫn phải khai thác hệ thống giao thông hiện có. Mặt khác để thay đổi nó cần một khoảng thời gian 5-7 năm kể từ lúc bắt đầu quan tâm.

Thứ bảy, chi phí nguyên vật liệu và vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống sơ sở hạ tầng giao thông là rất cao.

Đây là đặc trưng kết hợp các đặc trưng trên. Đối với những nước mới phát triển, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống giao thông rất lớn. Nhưng với các nước đã phát triển nó trước đây, chi phí nguyên vật liệu, vật tư cơ bản để duy tu, bảo dưỡng hệ thống đã có cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đà nẵng (Trang 34 - 39)