Tổng quan về thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đà nẵng (Trang 41 - 49)

7. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng

a. Vị trí địa lý

Đà Nẵng nằm ở 15o55’20” đến 16o14’10” vĩ tuyến Bắc, 107o18’30” đến 108o20’00” kinh tuyến Đông, là một trong những thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung. Phía Bắc thành phố giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.

Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 765km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước Đông Bắc Á qua tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Đà Nẵng còn là điểm nối các tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc - ASEAN và có hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế... tạo ưu thế về vị trí địa lý kinh kế trong tổng thể kinh tế của cả nước, xứng đáng là thành phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngoài ra, Đà Nẵng tọa lạc gần năm di sản thiên nhiên, văn hoá thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha và Nhã nhạc cung đình Huế.

Đà Nẵng cách các trung tâm kinh tế phát triển của các nước Đông Nam Á và Thái Bình Dương trong phạm vi bán kính khoảng 2.000 km, thuận tiện trong giao thương và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

b. Đặc điểm địa hình

Đà Nẵng có đồng bằng, núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây, Tây Bắc, nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, lại là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của thành phố có dân cư đông đúc. Đất để bố trí các cơ sở công nghiệp và các công trình kinh tế - xã hội khác đã gần tới hạn và vấn đề cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ đang có nhiều hạn chế.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phần lớn ở độ cao 700-1.500m, độ dốc lớn (>40o) là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Việc xây dựng có những thuận lợi về nền móng công trình, song vẫn cần đầu tư lớn trong xử lý mặt bằng - xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó cần tính toán thật hiệu quả trong bố trí phát triển các cơ sở mới.

c. Khí hậu thủy văn

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu mang đặc thù của nơi chuyển tiếp giữa hai miền Bắc và Nam nhưng nổi trội khí hậu nhiệt đới miền Nam. Đà Nẵng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 8 - 12) và mùa khô (tháng 1 - 7). Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường có lũ lụt, mùa hè ít mưa, nền nhiệt cao gây hạn, một số cửa sông bị nước mặn xâm nhập, gây ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế và đời sống dân cư.

d. Tài nguyên thiên nhiên

Đà Nẵng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tài nguyên nước: Nguồn nước cung cấp cho Đà Nẵng chủ yếu từ các sông Cu Đê, Cẩm Lệ, Vĩnh Điện, tuy nhiên nguồn nước này bị hạn chế do ảnh

hưởng của thuỷ triều (vào mùa khô, tháng 5 và 6). Các tháng khác đều đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân. Nước ngầm của vùng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nước ngầm tệp đá vôi Hòa Hải - Hòa Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 50 - 60m; khu Hòa Khánh có nguồn nước ở độ sâu 30 - 90m.

Tài nguyên đất: Diện tích toàn thành phố Đà Nẵng là 1.283,42km2 tính cả diện tích huyện đảo Hoàng Sa với các loại đất: cồn cát, đất ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất thung lũng và đất xói mòn trơ sỏi đá. Quan trọng là đất phù sa thích hợp với sản xuất nông nghiệp và đất đỏ vàng thích hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và bố trí các cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp thành phố đến năm 2014 là 66.618,2 ha, chiếm diện tích lớn nhất (51,8%) trong tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố. Diện tích rừng đặc dụng: 36.436,4,4ha; rừng phòng hộ: 11.810,9ha; rừng sản xuất: 18.370 ha. Đất rừng tự nhiên tập trung chủ yếu phía tây huyện Hoà Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà. Tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2015 là 41%, phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.

Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch, nhất là khu vực Sơn Trà, Hải Vân và Bà Nà - nơi hội tụ các thảm thực vật Bắc Nam.

Tài nguyên biển và ven biển: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 92km, có vịnh nước sâu với cửa biển Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200m, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô, Làng Vân... với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.

Tài nguyên du lịch và di sản văn hoá: Thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, có tiềm năng du lịch phong phú gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Đà Nẵng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như đèo Hải Vân, Nam Ô, Xuân Thiều, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà Núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, các bãi tắm biển Mỹ Khê, Non Nước được tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp và hấp dẫn nhất hành tinh; Bảo tàng điêu khắc Champa gắn kết với các di sản văn hoá thế giới như: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cố đô Huế và các thành phố duyên hải miền Trung v.v.. rất thuận tiện cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ mát, tham quan, nghiên cứu, văn hoá.

e. Tài nguyên nhân văn

Thành phố Đà Nẵng là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, đồng thời cũng là nơi có nhiều di tích văn hoá của các dân tộc do nhiều thế hệ để lại. Những nét đặc trưng về văn hoá của các dân tộc đã để lại trên địa bàn thành phố nhiều luồng văn hoá đặc sắc có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, tạo cơ hội để thành phố phát triển kinh tế theo hướng đa dạng.

f. Tình hình kinh tế

Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng; các nguồn lực xã hội được phát huy, các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển

Du lịch phát triển nhanh, dần khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 75 dự án du lịch đã và đang triển khai đầu tư, vốn đầu tư 8,7 tỷ USD. Giai đoạn 2011-2015, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch ước đạt 16,4 triệu lượt người, tăng 20,1%/năm, trong đó: khách quốc tế 4 triệu lượt, tăng 25,5%/năm; tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 39,9 tỷ đồng, tăng 30,6%/năm. Hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển mạnh; sản phẩm du lịch tăng về chất lượng, số lượng và đa dạng về loại

hình. Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế qua 7 năm tổ chức đã thu hút đông đảo du khách và trở thành sự kiện văn hoá, du lịch đặc sắc. Đến nay có 21 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng, trong đó có 10 đường bay trực tiếp thường kỳ và 11 đường bay trực tiếp thuê chuyến.

Dịch vụ thương mại phát triển nhanh, hạ tầng thương mại tiếp tục được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Giai đoạn 2011-2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 282,3 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8%/năm (KH: 20-21%/năm). Giai đoạn 2011-2015 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 15,4%/năm (NQ: 14-15%/năm), thị trường xuất khẩu được mở rộng trên 120 nước và vùng lãnh thổ, tăng 10 nước và vùng lãnh thổ so với năm 2011.

Chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng cao. Giai đoạn 2011-2015 khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 13.614,8 Tr.tấn.Km, tăng 1,1%/năm; khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 5.832,6 Tr.người.Km, giảm 0,1%/năm và doanh thu vận tải ước đạt 30.028,1 tỷ đồng, tăng 22,6%/năm. Nhà ga hàng không quốc tế được xây dựng mới và đưa vào sử dụng cuối năm 2011 đã đạt công suất 6 triệu hành khách/năm. Giai đoạn 2011-2015, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Đà Nẵng ước đạt 25,8 triệu tấn, năm 2015 ước đạt 6,5 triệu tấn, tăng 14,5%/năm.

Các dịch vụ bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng phát triển mạnh, đóng góp tích cực trong tăng trưởng và phát triển của thành phố.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định và từng bước phát triển theo chiều sâu, giá trị sản xuất ước tăng 10%/năm (KH: 11,5-12,5%). Bên cạnh những sản phẩm chủ lực truyền thống, công nghiệp đã hình thành các sản phẩm mới góp phần làm đa dạng các sản phẩm công nghiệp như: ô tô; linh kiện, thiết bị điện-điện tử; nước giải khát; sữa.v... Công nghiệp hỗ trợ bước đầu phát triển với giá trị sản xuất chiếm hơn ¼ giá trị sản xuất toàn ngành. Thành phố đã tập trung xây dựng hạ tầng, ban hành chính sách ưu đãi đầu tư

vào Khu Công nghệ cao, đến nay, đã thu hút được 03 dự án đầu tư. Đồng thời, tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng, rà soát, nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại 06 khu công nghiệp đang hoạt động.

Giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá SS2010) ước tăng 4,5%/năm (KH: 3-4%/năm). Chương trình xây dựng nông thôn mới

đã huy động hơn 1.700 tỷ đồng để đầu tư, tạo thay đổi nhanh diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Dự kiến cuối năm 2015 huyện Hòa Vang đạt chuẩn nông thôn mới và thành phố hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, riêng xã Hòa Bắc đạt 17/19 tiêu chí. Tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2015 ước đạt 41%.

Tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển được chú trọng đầu tư phát triển, gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. Sản lượng hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng ước tăng 14,5%/năm, đến cuối năm 2015 ước đạt 6,5 triệu tấn. Sản lượng khai thác hải sản giai đoạn 2011-2015 ước đạt 173.200 tấn, bình quân đạt 34.640 tấn/năm.

Giai đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 159,2 ngàn tỷ đồng, tăng 9,4%/năm (NQ: tăng 15-16%/năm); thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trong nước cho 70 dự án đầu tư, vốn đầu tư đạt 27.017,6 tỷ đồng; cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 11.791 doanh nghiệp, vốn đăng ký 36.665,5 tỷ đồng; đến cuối năm 2015, thành phố có khoảng 16.650 doanh nghiệp dân doanh hoạt động trên địa bàn, tăng 33,2% so với cuối năm 2011; thu hút 206 dự án FDI, vốn cấp mới đạt hơn 668,9 triệu USD và 141 dự án tăng vốn, vốn tăng thêm đạt hơn 624 triệu USD, tổng vốn cấp mới và tăng thêm đạt 1,293 tỷ USD; tổng vốn thực hiện ước đạt 1,079 tỷ USD, chiếm 83% tổng vốn. Lũy kế đến cuối năm 2015, thành phố có 367 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 3,48 tỷ USD.

Giai đoạn 2011-2015, thành phố đã xúc tiến đầu tư 15 dự án sử dụng nguồn vốn ODA, tổng vốn đầu tư khoảng 701,5 triệu USD, trong đó vốn ODA là 539,6 triệu USD, chiếm 77% tổng vốn, vốn đối ứng 161,9 triệu USD, chiếm 23% tổng vốn. Hiện nay, đã có 07 dự án hoàn thành với tổng vốn đầu tư 316,7 triệu USD, có 08 dự án sử dụng vốn ODA do thành phố quản lý đang được triển khai thực hiện, tổng vốn đầu tư 404,9 triệu USD; trong đó vốn ODA đạt 373,9 triệu USD, chiếm 92% tổng số vốn. Giai đoạn 2011-2015, thành phố dự kiến phê duyệt 315 khoản viện trợ phi chính phủ (NGO), tổng giá trị cam kết 491,6 tỷ đồng.

Thành phố tiếp tục thực hiện chủ trương tạo vốn từ quỹ đất, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, quỹ đầu tư phát triển, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các hình thức đầu tư BOT, BT... để đầu tư xây dựng, hoàn thành nhiều công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, hiện đại, tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan đô thị, như: cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Tri Phương, Nút giao thông khác mức ngã ba Huế, đường vành đai phía Nam, Trung tâm hành chính thành phố... Tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ước đạt 32.069 tỷ đồng, bằng 46,1% tổng chi ngân sách địa phương.

Công tác quản lý đô thị, xây dựng, tài nguyên, môi trường được thực hiện khá tốt, tạo chuyển biến tích cực về trật tự, mỹ quan đô thị. Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” đạt kết quả tích cực, tập trung xử lý các điểm nóng về môi trường, các điểm ngập nặng, giữ gìn vệ sinh môi trường tại các bãi biển.

g. Tình hình xã hội

Thành phố đã xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và thực thi các chính sách xã hội giàu tính nhân văn, quan tâm đầu tư và phát triển các lĩnh vực xã hội:

Về giáo dục và đào tạo: Mạng lưới trường, lớp được xây dựng và phát triển theo quy hoạch; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị trường học được đảm bảo đáp ứng giai đoạn 1 học 02 buổi/ngày cho học sinh tiểu học. Năm 2013, hoàn thành mục tiêu 100% xã, phường phổ cập bậc trung học và năm 2014 phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Cơ bản khắc phục tình trạng tuyển sinh trái tuyến tại các trường học ở trung tâm.

Hoạt động khoa học và công nghệ được chú trọng và đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của các ngành, địa phương. Hoạt động y tế tiếp tục thực hiện tốt, tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, phát triển y tế chuyên sâu, bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Ung thư, Bệnh viện Phụ sản - Nhi...). Thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình, thiết chế văn hóa quan trọng, tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao lớn.

Chương trình thành phố “5 không”, “3 có” gắn với công tác đảm bảo an sinh xã hội được thực hiện tốt. Thành phố đã tập trung chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, hộ nghèo và đồng bào dân tộc; 100% gia đình chính sách có nhà ở ổn định, có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Đã Xây dựng 203 nhà tình nghĩa; sửa chữa, nâng cấp cho hơn 3.300 nhà đối tượng chính sách.

Đề án “Có nhà ở” được triển khai đồng bộ, chương trình nhà ở xã hội đã đầu tư xây dựng 229 nhà chung cư (16.281 căn hộ), trong đó có 193 nhà (10.304 căn hộ) đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Công tác quản lý, bố trí và sử dụng chung cư được chú trọng. Thực hiện mục tiêu “Có việc làm”, hằng năm giải quyết việc làm cho 3,2 vạn lao động. Đến cuối năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp thành thị ước giảm còn 4,15% (năm 2010: 4,9%); tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 39% năm 2011 lên 45% ước năm 2015.

Công tác xây dựng chính quyền được đẩy mạnh, công tác cải cách hành chính chuyển biến rõ nét, đã hoàn thành 15/19 mục tiêu của Chương tình cải

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đà nẵng (Trang 41 - 49)