Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đà nẵng (Trang 49 - 54)

7. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đã hơn 17 năm. Đặc biệt, năm 2003 đánh dấu một bước thay đổi quan trọng trong lịch sử phát triển

kinh tế - xã hội của Đà Nẵng khi thành phố được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 145/2003/QĐ/TTg ngày 15/7/2003 công nhận thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp Quốc gia và Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 33/NQ- TW ngày 16/10/2003 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Mục tiêu của Trung ương và nguyện vọng của toàn dân thành phố là đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế là Thành phố động lực để phát triển khu vực miền Trung Việt Nam.

Thực trạng, trong những năm đầu chia tách và trở thành thành phố trực thuộc trung ương, với nguồn ngân sách hạn hẹp, phải tập trung đầu tư để giúp nhân dân thoát nghèo và ổn định cuộc sống ở các quận huyện còn khó khăn nên nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển của thành phố rất hạn chế, nhất là cơ sở hạ tầng trong thời gian dài không được đầu tư đúng mức nên ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế của nhân dân. Bên cạnh đó, các công trình hạ tầng xã hội cũng không đáp ứng yêu cầu an sinh xã hội cho nhân dân.

Với quyết tâm “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của Miền Trung và cả nước” các cấp ban ngành, địa phương và nhân dân cùng với sự giúp đỡ của Trung ương, thành phố đã khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của địa phương và vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước để phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài để xây dựng và phát triển thành phố. Kết quả là nhiều công trình quan trọng có quy mô lớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên nhiều lĩnh vực. Bộ mặt của đô thị được thay đổi từng ngày, nhiều khu đô thị hiện đại được hình thành, các khu nhà chồ, khu ổ chuột được thay thế bằng các khu tái định cư mới khang trang, sạch đẹp, hàng ngàn căn hộ chung cư, các khu ký túc xá sinh viên được xây dựng mới. Hệ thống giao thông thành phố cũng đã được tập trung đầu tư, hàng trăm kilômét đường giao thông mới được thảm nhựa, hàng chục cây cầu

được cải tạo và xây dựng, nhiều cây cầu mới bắc qua sông Hàn không chỉ nối những bờ vui mà còn đánh thức cả một vùng phía Đông rộng lớn như: cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước, cầu Cẩm Lệ...., đặc biệt là hai cầu lớn là cầu Rồng và cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý. Nhiều khu công nghiệp được hình thành như: Khu Công nghiệp Hòa Khánh, khu công nghiệp Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng, khu công nghiệp Hòa Cầm, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung.…thu hút hàng trăm dự án đầu tư trong và ngoài nước đã tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp - dịch vụ của miền Trung và Tây Nguyên.

a. Về đường bộ

Mạng lưới đường bộ trong đô thị của thành phố phát triển mạnh. Với chủ trương "tạo vốn phát triển từ quỹ đất" thành phố đã triển khai nhiều công trình quy mô lớn. Từ 259 đường phố, với tổng chiều dài 467,098 km (2003) thì đến năm 2013 thành phố Đà Nẵng có 1.525 đường phố với tổng chiều dài 956,264 km, đa số là đường bê tông nhựa, chất lượng mặt đường tương đối tốt (Quốc lộ 119,276km; đường đô thị 697,124km; đường tỉnh 75,210km; đường huyện 64,654km) và 35 cầu có chiều dài trên 25m, với tổng chiều dài 8.536md (chỉ tính ở đường đô thị, đường tỉnh), trong đó cầu lớn: 10cầu/6.611md. Trung bình mỗi năm hoàn thành xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng 51,87 km đường đô thị.

Đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng nhiều công trình trọng điểm như đường Trần Hưng Đạo nối dài, đường Bạch Đằng, đường Trần Phú, đường Lê Văn Hiến - Trần Đại Nghĩa, đường Võ Văn Kiệt, đường ĐT 602, cầu Thuận Phước, cầu Hòa Xuân, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý… và các công trình từ nguồn vốn ODA (đường Nguyễn Tri Phương nối dài, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Khuê Đông, đường vành đai phía Nam) đã từng bước hoàn thiện

cơ sở hạ tầng giao thông bảo đảm tiêu chí đô thị loại I cấp quốc gia, nâng cao năng lực, tính liên thông của hệ thống giao thông thành phố, góp phần chỉnh trang, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, mở rộng không gian đô thị và làm thay đổi căn bản diện mạo thành phố theo hướng văn minh, hiện đại, là trung tâm kinh tế biển và là thành phố môi trường.

Triển khai thực hiện và hoàn thành các dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông khác của trung ương đầu tư trên địa bàn thành phố (như xây dựng Hầm đường bộ Hải Vân, đường tránh Đà Nẵng, nâng cấp Quốc lộ 1A, mạng lưới đường bộ miền Trung (ADB5)…); các dự án phục vụ du lịch (đường Hoàng Sa - Trường Sa, đường Nguyễn Tất Thành, tuyến đường lên bán đảo Sơn Trà, đường lên đỉnh Bà Nà…) nhằm kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông quốc gia, tăng cường liên kết vùng cũng như nối kết các điểm du lịch của thành phố, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ vận chuyển du lịch đường bộ chất lượng cao. Gần đây, UBND thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét đầu tư Dự án Hành lang kinh tế Đông Tây 2 từ nguồn ODA của Ngân hàng phát triển châu Á ADB, nhằm rút ngắn khoảng cách vận chuyển bằng đường biển từ Thái Lan đi Đông – Bắc Á, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế toàn khu vực.

b. Về đường thủy

Thành phố Đà Nẵng đã triển khai và hoàn thành dự án mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 1 (2001-2008), trong dự án đã xây dựng 450md đê chắn sóng, sửa chữa các cầu tàu số 1 và cầu tài số 2, xây dựng bãi container, nạo vét khu nước trước bến, lắp đặt trang thiết bị bốc xếp và xây dựng hệ thống đường vào cảng. Dự án hoàn thành đã phát huy hiệu quả, nâng công suất khai thác của cảng từ 1,4 triệu tấn lên đến 4 triệu Tấn/năm. UBND thành phố làm việc với Bộ Giao thông Vận tải đề nghị triển khai Dự án Nâng cấp cảng Tiên Sa giai đoạn 2 từ nguồn ODA của Nhật Bản nhằm nâng năng lực thông qua cảng đạt 5,5 triệu Tấn/năm.

Triển khai và hoàn thành Dự án Vùng thủy diện khu dịch vụ hậu cần cảng địa phương, phục vụ cho việc di dời cảng Sông Hàn ra cảng Sơn Trà và chuyển đổi công năng cảng Sông Hàn.

Về cảng Liên Chiểu: được định hướng phát triển thành khu cảng du lịch và một phần là cảng container với quy mô không quá lớn trong giai đoạn đến năm 2020.

c. Về đường hàng không

Các ngành chức năng đã phối hợp với Cụm cảng hàng không miền Trung trong việc tổ chức bến bãi taxi tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, phối hợp trong việc triển khai dự án xây dựng nhà ga hàng không quốc tế mới. Nhà ga hàng không quốc tế mới đã được hoàn thành vào cuối năm 2011, đạt công suất tiếp nhận 4 triệu hành khách/năm. Hiện nay, Thành phố đang tích cực làm việc các Bộ, ngành trung ương có liên quan để chuẩn bị đầu tư dự án triển khai dự án xây dựng nhà ga hàng không quốc tế giai đoạn 2, công suất tiếp nhận đạt 6 triệu hành khách/năm.

Tuy nhiên, hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp, mở rộng nhưng chưa đồng bộ giữa các loại hình giao thông với nhau và chưa đồng bộ với các ngành kết cấu hạ tầng khác (cấp điện, cấp, thoát nước,…). Hệ thống giao thông đường bộ được tập trung đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh, chất lượng đường còn kém, nhiều tuyến đường nhanh bị xuống cấp và hư hỏng, chưa có hệ thống đường cao tốc theo tiêu chuẩn.

Tỉ lệ đất dành cho giao thông đô thị còn hạn chế, chỉ đạt 9,27% so với tổng quỹ đất đô thị (trong khi yêu cầu đối với đô thị loại 1 quỹ đất dành cho giao thông phải đạt 23%-25% đất xây dựng đô thị) dẫn đến việc thiếu đất để phát triển hệ thống giao thông tĩnh, đặc biệt là ở khu vực trung tâm. Nhiều tuyến đường đô thị còn nhỏ, hẹp chưa đủ so với mật độ giao phương tiện giao thông ngày càng tăng.

hưởng đến vận tốc chạy tàu cũng như công tác đảm bảo an toàn giao thông đô thị. Hạ tầng cảng biển còn chưa đồng bộ, quy mô vẫn còn nhỏ, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chưa tiếp nhận được tàu có tải trọng từ 50.000 DWT trở lên. Hệ thống logistic còn yếu, tuy đã có kho bãi cho hàng container nhưng chưa phát huy được vai trò tủng tâm tiếp nhận, phân phối, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ của cảng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, chi phí dịch vụ cao, thời gian thông quan lâu. Hạ tầng kết nối giữa cảng biển với các loại hình giao thông khác (đường bộ, đường sắt) còn yếu. Cảng hàng không quy mô vẫn còn nhỏ, năng lực vận chuyển hàng hóa, hành khách vẫn còn kém so với các cảng hàng không khác trong nước và khu vực.

Quy hoạch còn thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch giao thông với quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch các ngành hạ tầng khác và với quy hoạch sử dụng đất. Chất lượng quy hoạch còn yếu, chưa có tầm nhìn dài hạn nên thường xuyên phải điều chỉnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kết cấu hạ tầng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đà nẵng (Trang 49 - 54)