Hoàn thiện quy trình nghiên cứu khả thi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đà nẵng (Trang 80 - 81)

7. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện quy trình nghiên cứu khả thi

Quy trình thẩm định dự án phải thống nhất do vậy để làm được điều này thì việc thành lập một cơ quan chuyên biệt quản lý các dự án PPP là điều hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp giải quyết được những mâu thuẫn không cần thiết khi có nhiều cơ quan thẩm quyền cùng thẩm định một dự án PPP như hiện nay. Đây cũng chính là cơ quan sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu lập dự án PPP khả thi để kêu gọi đầu tư thay cho việc bản thân doanh nghiệp phải tự làm điều này như hiện nay. Điều này sẽ gia tăng tính khả thi của dự án, bên cạnh đó cũng góp phần tiết kiệm thời gian chi phí cho bản thân các doanh nghiệp khi họ phải tự mình nghiên cứu lập dự án. Mặt khác cơ quan này sẽ trực tiếp giám sát quả trình triển khai các dự án PPP nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình cũng như hạn chế thất thu cho ngân sách khi chủ đầu tư tự đội giá công trình. Cơ quan đầu mối quản lý hoạt động PPP là Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định và trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án nhóm A và nhóm B. Trong quá trình thẩm định, tùy theo tính chất của từng dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có văn bản hoặc tổ chức hội nghị tư vấn để lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn về nội dung dự án.

Cũng liên quan vấn đề này, theo quy định là cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Tuy nhiên, quy định như vậy dù đảm bảo sự chủ động của cơ quan nhà nước trong đàm

phán, thực hiện hợp đồng dự án, hạn chế tình trạng nhà đầu tư đưa ra các đề xuất không phù hợp mục tiêu dự án, hoặc tính toán, xác định giá trị công trình không phù hợp thực tế, song lại cứng nhắc, không phù hợp với khả năng bố trí ngân sách nhà nước để lập dự án và không tranh thủ được nguồn lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư. Vì thế, đề xuất bổ sung cơ chế nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi trên cơ sở đề xuất dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Điều này nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc chuẩn bị dự án, đồng thời giảm gánh nặng về tài chính và thời gian lập dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp thứ nhất, nhà nước xác định ý tưởng, lập đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi. Nhà đầu tư được tham vấn trong quá trình chuẩn bị dự án, đấu thầu giành quyền thực hiện dự án. Đây là cách làm chủ đạo với các dự án thuộc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành. Trường hợp thứ hai, nhà đầu tư đề xuất ý tưởng, lập đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi (unsolicited). Khi có báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, cơ quan nhà nước tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư đề xuất dự án được hưởng mức ưu đãi nhất định trong đấu thầu, trường hợp không trúng thầu sẽ được hoàn trả chi phí nghiên cứu dự án đã xác định từ trước. Việc giao cho nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa Chính quyền địa phương và nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đà nẵng (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)