Thực trạng nội dung hợp tác công tư trong đầu tư phát triển cơ sở

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đà nẵng (Trang 57 - 63)

7. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng nội dung hợp tác công tư trong đầu tư phát triển cơ sở

cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố Đà Nẵng

Hiện nay tại thành phố đang triển khai 23 dự án PPP theo hình thức BT, BOT do Thành phố trực tiếp quản lý, tuy nhiên trong đó có: 22 dự án được thực hiện theo Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ; 01 dự án Xây dựng nhà máy nước Hòa Liên đang thực hiện theo Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính Phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Sau đây, đề tài mô tả nội dung hợp tác công tư trong lĩnh vực

này thông qua mô tả quy trình thực hiện các dự án điển hình để có cái nhìn tổng quan về 1 quy trình dự án PPP.

a. Đánh giá dự án và công bố dự án

Các dự án PPP về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn thành phố đều nằm trong Danh mục dự án nên đáp ứng đầy đủ các điều kiện được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư và thực hiện theo đúng quy định về công bố Danh mục dự án.

Ví dụ đối với đường Hoàng Văn Thái nối dài đi Bà Nà: Đường Hoàng Văn Thái hiện tại đã được thi công xong đoạn từ ngã ba Hòa Mỹ (Km0+900) đến khu vực bãi rác Khánh Sơn (Km2+887,40) bằng nguồn vốn ngân sách thành phố. Riêng đoạn đường Hoàng Văn Thái nối dài đi Bà Nà (đoạn Km2+887,40 ÷ Km13+363,65 sẽ được triển khai theo hình thức BT) sẽ có vị trí rất quan trọng trong khu vực, đây sẽ là trục đường ngang chính nối KDL Bà Nà và Quốc lộ 1A. Cùng với quốc lộ 1A, đường Hòa Sơn – Hòa Nhơn, đường tránh nam hầm Hải Vân, đường ĐT 602 và các đường ngang hiện tại trong khu vực, tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh và thuận lợi cho việc kết nối KDL Bà Nà với các trung tâm kinh tế của khu vực và thành phố Đà Nẵng, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của khu vực.

Dự án trên nằm trong Danh mục dự án nên đáp ứng đầy đủ các điều kiện được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư. Sau khi đề xuất dự án được phê duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố đăng tải những nội dung cơ bản của Dự án theo quy định trên Trang thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương và đăng tải trên Báo Đấu thầu trong 3 số liên tiếp. Theo quy định trong thời hạn tối thiểu 30 ngày làm việc kể từ ngày đăng tải lần cuối mà không có Nhà đầu tư khác đăng ký tham gia, Ủy ban nhân dân thành phố đã quyết định chỉ định Nhà đầu tư có Đề xuất dự án được phê duyệt để đàm phán Hợp đồng dự án tại Quyết định số 9087/QĐ-UBND ngày 20/10/2011 của

UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt công nhận nhà đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT) đường Hoàng Văn Thái nối dài đi Bà Nà.

b. Nghiên cứu khả thi

Các dự án PPP về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn thành phố đều đã được Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định phê duyệt dự án, riêng

dự án Xây dựng nút giao thông khác mức tại nút giao thông ngã ba Huế, thành phố Đà Nẵng do tính chất và tầm quan trọng của dự án nên đối với dự án này Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt dự án theo quy định.

- Ví dụ quy trình đối với dự án Xây dựng nút giao thông khác mức tại nút giao thông ngã ba Huế, thành phố Đà Nẵng:

Do tính chất và tầm quan trọng của dự án nên đối với dự án này Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 1609/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2011 và Quyết định số 2296/QĐ-BGTVT ngày 02/8/2013 về phê duyệt điều chỉnh dự án, với nội dung chủ yếu sau:

- Tên dự án: Xây dựng nút giao thông khác mức tại nút giao thông ngã ba Huế, thành phố Đà Nẵng.

- Hình thức đầu tư: Hợp đồng BT (Xây dựng - Chuyển giao).

- Cơ quan quản lý nhà nước ký kết hợp đồng BT: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

- Mục tiêu đầu tư xây dựng:

+ Giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông tại vị trí nút giao thông ngã ba Huế; Tăng cường an toàn chạy tàu tuyến đường sắt Bắc - Nam.

+ Tạo cảnh quan và là điểm nhấn kién trúc trên trục đường vào trung tâm thành phố tương xứng với đô thị loại 1, thành phố trung tâm của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

- Nội dung đầu tư: Xây dựng nút giao thông Ngã ba Huế là nút là nút giao lập thể hình xuyến hoàn chỉnh kết hợp cầu vượt gồm 3 tầng: tầng mặt đất cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ; cầu vượt tầng 2 cho hướng ưu tiên từ Huế và trung tâm thành phố và ngược lại.

- Quy mô đầu tư xây dựng: + Nút giao thông khác mức; + Cấp công trình: Cấp I;

+ Phạm vi công trình: Khu vực giao Ngã ba Huế hiện tại và khu vực lân cận. - Địa điểm xây dựng:

+ Trên địa bàn các quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.

+ Từ Km 793+210.00 đến Km 793+610.00 trên tuyến đường sắt Thống nhất. - Tổng mức đầu tư: 1.690.920.000.000 đồng

- Nguồn vốn đầu tư: Nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện đầu tư xây dựng dự án. Nhà nước thanh toán vốn cho nhà đầu tư theo kế hoạch sau khi công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

- Phương án tài chính: sẽ được xác định cụ thể trong quá trìnhlựa chọn nhà đầu tư và đàm phán ký kết hợp đồng dự án.

- Thời gian thực hiện dự án: Dự kiến khởi công (giai đoạn 1 của dự án) năm 2013, hoàn thành năm 2015.

- Điều kiện, phương thức chuyển giao và tiếp nhận: Sau khi hoàn thành công trình dự án, đủ điều kiện đưa công trình dự án vào khai thác theo quy định, Nhà đầu tư bàn giao công trình cho nhà nước theo các điều kiện quy định tại Hợp đồng dự án và các quy định hiện hành khác.

c. Đấu thầu, đàm phán và ký kết thỏa thuận đầu tư, hợp đồng

Trong 07 dự án PPP về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn thành phố, có 06 dự án đã hoàn thành xong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư, riêng dự án Mở rộng cầu Hòa Xuân và đường dẫn đầu cầu đang trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư. Căn cứ kết quả lựa chọn Nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền (Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng) tổ chức đàm phán Hợp đồng dự án với Nhà đầu tư được chọn Nhà đầu tư được chọn. Hợp đồng dự án quy định rõ mục đích, phạm vi, nội dung Dự án; quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thiết kế, xây dựng, kinh doanh, quản lý công trình dự.

Ví dụ quy trình đối với dự án Đường Nguyễn Tất Thành nối dài vào Khu đô thị Quan Nam-Thủy Tú: Căn cứ kết quả lựa chọn Nhà đầu tư, Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng tổ chức đàm phán Hợp đồng dự án với Nhà đầu tư được chọn Nhà đầu tư được chọn (Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng công trình Giao thông 5). Sau khi kết thúc đàm phán, Hợp đồng dự án và các hợp đồng liên quan đến việc thực hiện Dự án được ký tắt giữa các bên có liên quan. Sau khi dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng công trình Giao thông 5 và Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng đã tiến hành ký chính thức Hợp đồng dự án.

Doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm lựa chọn nhà thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và nhà thầu khác để thực hiện Dự án. Việc lựa chọn nhà thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

d. Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong 07 dự án PPP về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn thành phố, có 05 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định, 02 dự án chưa đến giai đoạn này: dự án Đường Trần Hưng Đạo nối dài và dự án Mở rộng cầu Hòa Xuân và đường dẫn đầu cầu. Riêng dự án Xây dựng nút

giao thông khác mức tại nút giao thông ngã ba Huế, thành phố Đà Nẵng do tính chất và tầm quan trọng của dự án nên đối với dự án này theo quy định Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt dự án và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhưng Văn phòng Chính phủ đã ủy quyền cho thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án này.

Chính quyền địa phương cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các Dự án không thuộc các Dự án quan trọng quốc gia; các Dự án mà Bộ, ngành hoặc cơ quan được ủy quyền của Bộ, ngành là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết Hợp đồng dự án; các Dự án thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư tiến hành thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Nhà đầu tư trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh để thành lập Doanh nghiệp dự án hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư đã thành lập tổ chức kinh tế).

e. Triển khai thực hiện dự án

Trong 07 dự án PPP về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn thành phố, có 05 dự án đã hoàn thành xong, có 02 dự án đang trong giai đoạn triển khai thực hiện: Dự án Đường Trần Hưng Đạo nối dài và dự án Mở rộng cầu Hòa Xuân và đường dẫn đầu cầu.

Căn cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi và Hợp đồng dự án, Doanh nghiệp dự án lập Thiết kế kỹ thuật gửi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra. Doanh nghiệp dự án tự quản lý, giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để quản lý, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế đã thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và thỏa thuận tại Hợp đồng dự án.

Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện các yêu cầu về quy hoạch, mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ huy động vốn và thực hiện Dự án, bảo vệ môi trường và các vấn đề khác theo thỏa thuận trong Hợp đồng dự án.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đà nẵng (Trang 57 - 63)