Những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động tín dụng XNK tạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 53 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XNK TẠI NGÂN HÀNG

2.2.1. Những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động tín dụng XNK tạ

Việt Nam hiện nay

a. Khó khăn

Hoạt động XNK đang đối mặt với khó khăn đến từ trong nước và thế giới. Sức tiêu thụ hàng hóa trong nước chưa có sự cải thiện rõ rệt thể hiện ở

các chỉ số tiêu dùng, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm hoặc có mức tăng không đáng kể, hàng tồn kho nhiều...đã tạo sức ép lên tính khả thi đối với phương án SXKD, làm cho các DN trong đó có DNNK nguyên phụ liệu cho đầu vào SXKD dè dặt, chưa muốn mở rộng đầu tư, sản xuất.

Khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho thị trường tiêu thụ của hàng hóa XK gặp nhiều khó khăn và chưa thể phục hồi trong thời gian ngắn hạn. Sức tiêu thụ tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật đã giảm đi đáng kể làm cho các DNXK Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, đặc biệt trong dài hạn. Bên cạnh đó, do khó khăn kinh tế của chính các quốc gia NK, mà các quốc gia này đã và đang tiếp tục áp dụng các biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng suất.

b. Thuận lợi

Bên cạnh các khó khăn, hoạt động XNK cũng được hậu thuẫn bởi hàng loạt các yếu tố thuận lợi. Ở trong nước, lãi suất cho vay VND đã liên tục được điều chỉnh tiệm cận với nhu cầu của các DN. Trong thời gian qua Chính phủ và NHNN liên tục có những giải pháp nhằm kích thích tăng trưởng. Số vốn đầu tư công này có thể giúp giải quyết những vấn đề tồn kho, cải thiện tổng cầu của nền kinh tế, làm tăng nhu cầu NK. Bên cạnh đó sự ổn định của thị trường ngoại hối với nguồn cung USD dồi dào sẽ giúp NHNN có thể đưa ra và thưc hiện các giải pháp tài chính tiền tệ chung tay cùng Chính phủ trong việc phục hồi, phát triển SXKD trong nước.

Trên thế giới, giá hàng hóa thế giới đang có xu hướng giảm, đặc biệt là giá các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu chủ chốt như sắt thép, xăng dầu. Có thể nói rằng, đây là cơ hội rất tốt để cho các DN chủ động sắp xếp lại hoạt động SXKD của mình, đón đầu xu hướng tăng trưởng kinh tế trong tương lai không xa.

Theo nhiều chuyên gia phân tích, tác động của khủng hoảng kinh tế đối với hàng XK của Việt Nam là không quá lớn bởi hàng này không co giãn nhiều trong tình trạng suy thoái kinh tế. Thậm chí trong một vài trường hợp, còn có sự gia tăng trong nhu cầu hàng XK từ Việt Nam do dưới tác động thu nhập giảm, tiêu thụ các quốc gia NK chuyển dịch sang hàng hóa có xuất xứ từ các nước như VN. Vấn đề các DN Việt Nam là phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, thay đổi danh mục hàng hóa XK, phù hợp với từng thị trường riêng biệt. Bản thân nhiều quốc gia cũng trong nổ lực phục hồi kinh tế, liên tục đưa ra những biện pháp nới lỏng, gói kích cầu. Đây là yếu tố quan trọng kích thích nhu cầu tiêu dùng, tạo cơ hội thuận tiện cho các DN Việt Nam đẩy mạnh XK hàng hóa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 53 - 55)