CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 84 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hướng hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Hiện nay, các nước trên thế giới đều tập trung vào phát triển kinh tế. Kinh tế đã trở thành vấn đề cốt lõi mà tất cả các quốc gia đều đặt lên vị trí hàng đầu. Để phát triển kinh tế không còn con đường nào khác là chúng ta phải hội nhập, phù hợp với xu hướng toàn cầu và khu vực. Khi đó xuất nhập khẩu có vai trò như một chiếc cầu nối liên kết hoạt động kinh tế của các quốc gia và biến nền kinh tế thế giới thành một guồng máy hoạt động hiệu quả hơn. Đối với Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại từ rất lâu, song chưa thật sự có đóng góp đến nền kinh tế. Chỉ sau khi thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế do Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra, hoạt động XNK mới khẳng định được vai trò quan trọng của mình. Đến nay hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế. Ngày 28/12/2011, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2471/QĐ-TTg về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 định hướng đến năm 2030. Cụ thể như sau:

²Định hướng hoàn thiện xuất khẩu

+ Định hướng chung:

- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị tăng xuất khẩu.

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng cao nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

+ Định hướng phát triển ngành:

- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung): có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô, đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2010 xuống còn 4,4% năm 2020.

- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 21,2% năm 2010 xuống còn 13,5% vào năm 2020.

- Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạp sự đột phá trong xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 12% năm 2010 tăng lên 19,2% vào năm 2020.

+ Định hướng phát triển thị trường:

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng.

vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

- Tận dụng các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA.

- Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

- Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, Châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%.

²Định hướng hoàn thiện xuất khẩu

- Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.

- Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu và khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.

- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.

3.1.2. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Đà Nẵng

tục gặp nhiều khó khăn. Trong nước, các cân đối vĩ mô, tăng trưởng tín dụng, việc xử lý nợ xấu, giải quyết hàng tồn kho, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được cải thiện, song diễn biến thị trường vẫn tiềm ẩn các khó khăn, thách thức, tình trạng khan hiếm nguồn lực đầu tư, biến động giá, sản phẩm chậm tiêu thụ, thiên tai diễn biến phức tạp…gây áp lực trong việc cải thiện tăng trưởng.

Dưới tác động tiêu cực của tình hình thế giới và trong nước, tình hình kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến thu hẹp quy mô, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản. Một số dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng do khó khăn về vốn đã bị tạm ngừng hoặc không thể triển khai, bất động sản tiếp tục đóng băng, một số lĩnh vực không đạt tiến độ kế hoạch như: xây dựng, đầu tư phát triển, thu thuế xuất nhập khẩu…đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế thành phố; một số bộ phận lao động mất việc làm; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó, TP Đà Nẵng đã nổ lực cải thiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội, triển khai tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Trong đó lĩnh vực xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế. Phương hướng lớn mà TP Đà Nẵng đề ra là tập trung thúc đẩy nhanh xuất khẩu hàng công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, phát triển công nghệ nhằm tham gia xuất khẩu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Định hướng chung phát triển XNK được Đà Nẵng hoạch định:

- Dành ưu tiên cao cho XK để Đà Nẵng trở thành trung tâm XNK hàng hóa và dịch vụ hàng đầu của Miền Trung.

- Phát triển XK phải chú trọng cả hiệu quả kinh doanh xã hội, kết hợp đồng bộ giữa mặt hàng, khối lượng và chất lượng.

- Đẩy mạnh XK trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng, nội lực của thành phố và tranh thủ tốt các nguồn lực ở bên ngoài.

- Phát triển XNK theo hướng đa dạng hóa.

3.1.3. Định hướng tín dụng XNK của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Đà Nẵng

- Đưa ra định hướng phát triển hoạt động tín dụng XNK sẽ phấn đấu tăng trưởng dư nợ bình quân.

- Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng XNK giảm xuống

- Cải thiện cơ cấu và tín dụng XNK, nâng cao tỷ trọng dư nợ tín dụng các dự án sản xuất, chế biến hàng XK.

- Tiếp tục đẩy mạnh thế mạnh truyền thống là các hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.

- Hoàn thiện và củng cố hệ thống khách hàng mới - Kiểm soát chặt chẽ các rủi ro kinh doanh

- Chú trọng công tác huy động vốn, thu hút tiền gửi từ khách hàng, đặc biệt quan tâm nhiều tới tiền gửi của khách hàng truyền thống làm ăn có hiệu quả và tiền gửi ngoại tệ. Quán triệt công tác marketing khách hàng tới từng phòng nghiệp vụ, từng cán bộ, mở rộng có lựa chọn việc cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các khách hàng thường xuyên thanh toán qua ngân hàng.

- Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh ngoại tệ: mở rộng và quản lý tốt các đại lý thu hồi ngoại tệ, phát triển mạnh hoạt động thanh toán thẻ, séc du lịch, khai thác dịch vụ chi trả kiều hối bằng cách giảm chi phí phục vụđể thu hút nguồn ngoại tệ chuyển về. Đồng thời, quản lý tốt việc sử dụng ngoại tệ đảm bảo khả năng tái tạo ngoại tệ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.

- Đẩy mạnh nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh, đặc biệt là nghiệp vụ có kỳ hạn (Forward): nhằm tăng thêm nguồn ngoại tệ cung cấp cho hoạt động thanh toán của ngân hàng.

- Tăng cường công tác quản trịđiều hành của Ban giám đốc, giữ vững và nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong điều hành hoạt động, phát huy tích cực tính năng động sáng tạo trong công việc, tính độc lập tự chủ tại các phòng nghiệp vụ thuộc các chi nhánh, phòng giao dịch.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 84 - 89)