GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP VIỆ TÁ –CHI NHÁNH QUY NHƠN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt á, chi nhánh quy nhơn (Trang 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP VIỆ TÁ –CHI NHÁNH QUY NHƠN

Á – Chi nhánh Quy Nhơn

- Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Đà Nẵng.

- Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án... Ngân hàng thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị trường liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở. Mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Trong đó, chủ yếu tập trung đầu tư tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống...

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn được thành lập vào ngày 28/07/2010. Tại 270 Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chi nhánh kinh doanh các sản phẩm dịch vụ như: Gửi tiền tiết kiệm VND, USD và Vàng; cho vay, chuyển tiền trong nước và quốc tế, đổi ngoại tệ, phát hành thẻ Advance Card, kinh doanh vàng, thanh toán quốc tế…

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng thuận lợi . Đội ngũ nhân viên của ngân hàng luôn đảm bảo phục vụ nhanh chóng, tận tình, văn minh, lịch sự với phương châm: “Sự thịnh vượng của khách hàng”.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý a. Cơ cu t chc qun lý ca Chi nhánh a. Cơ cu t chc qun lý ca Chi nhánh Hình 2.1: B máy t chc và qun lý ca Ngân hàng TMCP Vit Á – Chi nhánh Quy Nhơn Phòng KHDN Tổ xử lý nợ CN Phòng KT & KQ BP Hỗ trợ Phòng QLTD Giám đốc Phó giám đốc Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năn Ghi chú : Phòng KHCN Phòng Hành Chính Nguồn: Phòng hành chính

- Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn theo kiểu trực tuyến chức năng gồm:

+ Ban lãnh đạo có 02 người, gồm 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc

+ Các phòng ban của Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn gồm 7 phòng ban.

b. Chc năng các phòng ban

- Giám đốc: Quản lý điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh. Trực tiếp quản lý Phó giám đốc, Phòng Kế toán và kho quỹ, Phòng Hành chính.

- Phó giám đốc quản lý: Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quản lý tín dụng, Tổ sử lý nợ Chi nhánh và Phòng hỗ trợ.

+ Phòng Khách hàng cá nhân: Có chức năng hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ cá nhân thống nhất trong toàn Chi nhánh, lập kế hoạch cho vay KHCN, tìm kiếm khách hàng, chăm sóc và quản lý KHCN, thực hiện thẩm định món vay, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn, lập báo cáo tín dụng.

+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Có chức năng hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ đối với KHDN thống nhất trong toàn Chi nhánh, lập kế hoạch cho vay đối tượng KHDN, tìm kiếm KHDN, chăm sóc và quản lý KHDN, thực hiện thẩm định món vay, kiểm tra và giám sát quá trình hoạt động kinh doanh của KHDN, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn, lập báo cáo tín dụng.

+ Phòng Quản lý tín dụng: Thực hiện chức năng tái thẩm định độc lập, lập báo cáo tín dụng định kỳ và đột suất cho Chi nhánh, tham gia trong quá trình kiểm tra kiểm soát nội bộ, tham mưu cho Ban lãnh đạo các biện pháp đề phòng rủi ro.

vay của khách hàng, lập báo cáo tín dụng định kỳ và đột suất theo yêu cầu của ngân hàng.

+ Tổ xử lý nợ Chi nhánh: Phối hợp với các Phòng KHCN và Phòng KHDN quản lý đôn đốc khách hàng trả nợ, đặc biệt là những khoản nợ có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Phối hợp với Phòng QLTD và Ban lãnh đạo xử lý những món nợ xấu, lập báo cáo tình hình thanh toán nợ vay của khách hàng cho Chi nhánh.

2.1.3. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2011 – 2013

Bng 2.1: Kết qu các ch tiêu hot động ca Chi nhánh 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 % Tăng, giảm 12/11 13/12 1. DƯ NỢ CHO VAY 69.260 73.207 95.841 5,70 30,92 - KHCN 38.750 41.135 54.571 6,15 32,66 - KHDN 30.510 32.072 41.270 5,12 28,68 2. TỔNG HUY ĐỘNG 176.000 204.290 226.062 16,07 10,66 KHCN 130.840 155.525 170.616 18,87 9,70 KHDN 45.160 48.765 55.446 7,98 13,70 3. THU NHẬP 10.530 13.180 15.141 25,17 14,88 4. CHI PHÍ 10.420 13.035 14.990 25,10 15,00 5. CHÊNH LỆCH THU CHI 110 145 151 31,82 4,14

Nguồn: Phòng kế toán

Theo Bảng 2.1 về kết quả các chỉ tiêu hoạt động của Chi nhánh 2011 – 2013 ta thấy Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn có sự tăng trưởng về huy động vốn và cho vay nhưng mức tăng chưa đáng kể, đặc biệt là các chỉ tiêu cho vay, doanh thu dịch vụ và thu hồi nợ xấu.

Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2012 đạt 73,207 tỷ đồng tăng 5,7% so với năm 2011 và đạt 95,841 tỷ đồng năm 2013 tăng 30,92% so với năm 2012. Trong đó, cho vay KHCN đạt 41,135 tỷ đồng năm 2012 và 54,571

tỷ đồng năm 2013. Điều này cho thấy cơ cấu cho vay KHCN chiếm tỷ lệ cao hơn cho vay KHDN trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh. Tuy dư nợ cho vay cao nhưng nguồn vốn huy động của Chi nhánh không tăng tương xứng chỉ tăng 16,07% năm 2012 so với năm 2011 và tăng 10,66% năm 2013 so với năm 2012. Chi nhánh đã không có đủ vốn huy động rẻ tiền phục vụ trong cho vay mà phải huy động thêm các nguồn vốn có chi phí cao khác làm giảm lợi nhuận kinh doanh của Chi nhánh.

Năm 2012 tổng chi phí toàn Chi nhánh là 13,035 tỷ đồng, tăng 25,10% so với năm 2011. Năm 2013 là 14,99 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012. Qua quá trình hoạt động và rút được nhiều kinh nghiệm, Chi nhánh đã cắt giảm được nhiều chi phí góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của mình. Tuy nhiên, chi phí dự phòng năm 2012 chỉ tăng 13,33% so với năm 2011 thì năm 2013 lại tăng 17,65% so với năm 2012. Điều này đã chỉ ra vấn đề khó khăn trong hoạt động tín dụng đó chính là sự gia tăng nợ xấu.

Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn nằm trong nhóm ngân hàng nhỏ trên địa bàn, hạn chế về số lượng điểm giao dịch, thương hiệu và mối quan hệ trước đây ít người biết đến. Trụ sở lại nằm ở một vị trí không mấy thuận lợi, tình trạng cho vay cẩu thả, sự yếu kém của cán bộ và quản lý đã làm giảm kết quả kinh doanh của chi nhánh từ việc tăng 31,82% năm 2012 so với năm 2011 thì sang năm 2013 chỉ tăng được 4,14%.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH

2.2.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Chi nhánh

a. Chính sách cho vay tiêu dùng ca Chi nhánh

- Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Chi nhánh gồm: Cho vay mua nhà đất, căn hộ trả góp; cho vay sửa chữa, nâng cấp nhà ở cho hộ giáo viên

theo dự án HFC; cho vay hợp tác lao động; cho vay phục vụ đời sống; cho vay chứng minh năng lực tài chính; cho vay thanh toán chi phí du học; cho vay tiêu dùng tiểu thương; cho vay mua ôtô; cho vay tiêu dùng tín chấp; VAB cùng bạn xây tổ ấm; cho vay mua ôtô Trường Hải.

- Khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng gồm: Cán bộ viên chức Nhà nước, Cán bộ công nhân viên ngân hàng, cán bộ công nhân viên doanh nghiệp, khách hàng cá nhân hộ gia đình, khách hàng cá nhân tiểu thương.

- Lãi suất cho vay thấp hơn thấp hơn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và áp dụng lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

- Áp dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với nhu cầu và có tính thực tiễn đối với điều kiện thanh toán của từng khách hàng.

- Luôn duy trì một mức chi phí để Chi nhánh tiếp thị khách hàng vay tiêu dùng.

- Áp dụng chính sách xử lý nợ linh hoạt, giải quyết triệt để. Ưu tiên thu nợ gốc và lãi trong hạn, lãi phạt miễn giảm cho khách hàng.

- Tuyển cộng tác viên bán hàng để Chi nhánh triển khai tiếp thị quảng bá các sản phẩm cho vay tiêu dùng đến các huyện do mạng lưới tại Bình Định của VAB đến nay vẫn chưa có.

b. Mc tiêu tăng trưởng và kim soát ri ro tín dng trong CVTD

- Nhằm đẩy cải thiện tình hình kinh doanh kém hiệu quả của năm 2013, Ngân hàng TMCP Việt Á - CN Quy Nhơn đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói chung và CVTD nói riêng với mục tiêu tăng trưởng năm 2014 như sau:

+ Tăng tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ đạt trên lên 8%.

+ Tăng tỷ lệ cho vay mua và sữa chữa nhà ở trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trên 25%.

+ Tăng khách hàng vay tiêu dùng tiểu thương lên 13%.

- Bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn không ngừng tăng cường hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng. Đặc biệt là đối với hình thức vay chứa đựng nhiều rủi ro nhất như hình thức cho vay tiêu dùng. Trong cho vay tiêu dùng thì Chi nhánh luôn phải thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ quy trình, quy định trong cho vay tiêu dùng của Chi nhánh.

+ Định kỳ tổ chức kiểm tra kiểm soát sau khách hàng về tình hình thu nhập, đánh giá lại tài sản đảm bảo nhằm có những điều chỉnh kịp thời tránh tình trạng xấu xảy ra.

+ Duy trì tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%.

c. Yêu cu trong công tác thm định tín dng trong CVTD

Khi thực hiện công tác TĐTD trong CVTD cần tuân thủ các yêu cầu sau: - Tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch dân sự và các quy định khác có liên quan đến cho vay tiêu dùng.

- Tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật của NHNN và các quy định về cho vay của VAB.

- Đánh giá chính xác về khách hàng và dự kiến các rủi ro tín dụng chủ yếu để đưa ra các biện pháp đề phòng.

- Thời gian xét duyệt một khoản vay tiêu dùng không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đẩy đủ hồ sơ theo yêu cầu cần có của món vay do Chi nhánh quy định.

- Lãi suất vay phù hợp với thị trường nhưng phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả.

2.2.2. Công tác TĐTD trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh

a. Công tác t chc qun lý hot động TĐTD trong CVTD

Bng 2.2: Trình t t chc qun lý TĐTD trong cho vay tiêu dùng

Trình tự thực hiện Bộ phận thực hiện Người thực hiện Kiểm tra hồ sơ vay vốn, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay Phòng KHCN - Chuyên viên QHKHCN Phân tích, TĐKH, TSĐB, PAV; nhận định RRTD; hoàn thiện hồ sơ; đề xuất cấp tín dụng, lập tờ trình. Phòng KHCN - Chuyên viên QHKHCN

Phê duyệt báo cáo thẩm định Phòng KHCN - Trưởng phòng KHCN Tái thẩm định hồ sơ vay vốn, nhận định rủi ro tín dụng, đề xuất phương án quản trị rủi ro tín dụng, lập trờ trình tái thẩm định. Phòng QLTD - Chuyên viên QLTD

Phê duyệt hồ sơ tái thẩm định - Phòng QLTD - Ban lãnh đạo

- Chuyên viên QLTD - Giám đốc/Phó giám đốc Phê duyệt cấp tín dụng - Ban lãnh đạo - Giám đốc/Phó giám đốc

Nguồn: Phòng kinh doanh

Theo Bảng 2.2 về trình tự tổ chức quản lý thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng ta thấy công tác tổ chức quản lý hoạt động thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn có sự phân công giữa rõ ràng, chặc chẽ giữa các bộ phận và cá nhân. Tuy nhiên, quy mô Chi nhánh còn nhỏ nên 1 món vay tiêu dùng được giao hoàn toàn cho một chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân phụ trách từ việc thẩm định khách hàng, thẩm định phương án vay đến thẩm định tài sản. Nhân viên

của Chi nhánh có nhiều thâm niên làm việc nên vấn đề kiêm nhiệm nhiều công việc không phù hợp với năng lực, chuyên môn như vậy thì kết quả thẩm định sẽ không được tốt.

b. Quy trình và ni dung thm định tín dng trong cho vay tiêu dùng

v Quy trình thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng chỉ là một khâu trong toàn bộ quy trình tín dụng nói chung. Khâu này cực kỳ quan trọng vì nó giúp đánh giá chính xác và trung thực được khả năng thu hồi nợ trước khi quyết định cho vay. Do vậy, khâu này cần được tách riêng ra và chi tiết hóa thành một quy trình TĐTD riêng.

Quy trình tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Tuy nhiện hiện nay, Chi nhánh chưa có quy trình TĐTD riêng đối với CVTD mà vẫn áp dụng quy trình cấp tín dụng đối với KHCN (hình 2.2, trang 41). Vì vậy, công tác TĐTD trong CVTD không có những hướng dẫn cũng như quy định cụ thể từng bước thực hiện thẩm định. Cho nên, công tác TĐTD trong CVTD thường mang tính tự phát không đồng nhất; dẫn đến sự lỏng lẻo trong phối hợp hoạt động, thiếu chính xác trong kết quả thẩm định và gây nhiều hạn chế trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng.

v Nội dung thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn, thu thập thông tin khách hàng và xếp hạng tín dụng nội bộ

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, họ đến gặp nhân viên ngân hàng và được hướng dẫn lập hồ sơ tín dụng. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau đặc biệt là khâu thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay.

v Khách hàng sẽ được ngân hàng yêu cầu điền vào mẫu đề nghị vay vốn, thông tin khách hàng dưới sự hỗ trợ của CV QHKH => Đây là thủ tục

No

Trình Phê duyệt

mà khách hàng tự khai nên chỉ mang tính thủ tục và tham khảo cần phải thẩm định tính xác thực lại sau. CV.QHKHCN TP.QHKHCN P.QLTD GĐ/PGĐ B ư c 5 B ư c 4 B ư c 3 B ư c 2 B ư c 1 Lập thông báo gửi khách hàng Kiểm soát, ký duyệt đề Xuất yes Tái thẩm định Yes Kiểm tra, ký duyệt Yes

Nguồn: Phòng kinh doanh

Hình 2.2: Quy trình cp tín dng đối vi khách hàng cá nhân ca VAB

Kiểm tra HSVV, xếp hạng tín

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt á, chi nhánh quy nhơn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)