6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việ tÁ Việt Nam
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng toàn hệ thống, vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng, vừa ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng thì Ngân hàng TMCP Việt Á Việt Nam cần chú trọng đến một số vấn đề sau:
- Thành lập các bộ phận chuyên môn hóa trong P QHKH của Chi nhánh gồm: Bộ phận Quan hệ khách hàng, Bộ phận Thẩm định tín dụng, Bộ phận Thẩm định tài sản như đã trình bày ở giải pháp nhằm giảm thiểu tiêu cực, hạn chế rủi ro trong công tác thẩm định cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn.
- Ngân hàng TMCP Việt Á Việt Nam cần xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hiện đại. Đầu tư công nghệ thu thập, xử lý thông tin, triển khai và đào tạo các ứng dụng, phần mềm lưu trữ cơ sở dữ liệu khách hàng vay tiêu dùng phục vụ cho công tác thẩm định.
- Xây dựng những chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng cho khách hàng có trả lương qua tài khoản tại VAB.
- Tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả công tác thẩm định định kỳ 6 tháng, 1 năm nhằm phân tích, đánh giá những mặt được, chưa được của công tác thẩm đinh, từ đó rút ra những kinh nghiệm để công tác thẩm định ngày càng hoàn thiện hơn.
- Hội sở nên quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn nói chung và các chuyên viên liên quan đến công tác thẩm định của Chi nhánh nói riêng. Qua đó trang bị thêm kiến thức mới, cũng cố lại những kiến thức cũ cho họ. Mặc khác tăng cường tổ chức các cuộc thảo luận, các cuộc thi đua CV QHKH, CV QLTD giỏi giữa các Chi nhánh với nhau, nhằm khích lệ tinh thần tự học hỏi của các Chi nhánh, qua đó các Chi
nhánh có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của nhau.
- Bên cạnh đó luôn chú ý đến việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho CV QHKH. Xem xét, đánh giá để đề bạt, bố trí, luân chuyển CV QHKH phù hợp năng lực chuyên môn.
- Có hình thức khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khích lệ tinh thần của nhân viên bên cạnh đó cũng có những biện pháp xử lý nghiêm khắc những cán bộ cố tình vi phạm, làm sai quy định của ngân hàng nhằm loại bỏ những rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
- Ngân hàng TMCP Việt Á Việt Nam cần hoàn thiện hơn nữa các tiêu chí đánh giá, chấm điểm tín dụng cho khách hàng vay tiêu dùng một cách chi tiết, cụ thể để công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng cho khách hàng thực sự là công cụ, căn cứ khoa học để phục vụ cho công tác thẩm định cho vay tiêu dùng. Từng bước xây dựng chương trình chấm điểm tự động cho khách hàng vay tiêu dùng bởi vì đây là nhóm khách hàng tiềm năng mà ngân hàng đang hướng đến với số lượng rất lớn, nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng cao.
Ngoài các ý kiến trên Hội sở nên thiết lập quy trình thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Theo Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn thì VAB nên xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng như sau:
a. Tổ chức quản lý thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng Bảng 3.1: Bảng tổ chức quản lý TĐTD cho vay tiêu dùng
Trình tự thực hiện Bộ phận thực hiện Người thực hiện Tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ khách hàng Phòng KHCN - Chuyên viên QHKHCN - TP KHCN - Thẩm định TSĐB - Phê duyệt hồ sơ TSĐB
BP Thẩm định tài sản - Chuyên viên TĐTS - Trưởng BP TĐTS Nhận hồ sơđể thẩm định BP TĐTD - Chuyên viên thẩm định Phân tích, thẩm định KH vay vốn, thẩm định phương án vay, nhận định RRTD, chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ BP TĐTD - Chuyên viên thẩm định Bổ sung hồ sơ còn thiếu, giải trình BP QHKHCN - Chuyên viên QHKHCN Lập báo cáo thẩm định BP TĐTD - Chuyên viên thẩm định Kiểm tra, kiểm soát HSTĐ Phòng KHCN - TP KHCN
- Tái thẩm định
- Phê duyệt hồ sơ tái thẩm
định
Phòng QLTD - Chuyên viên QLTD - TP QLTD
Kiểm tra, ký duyệt cấp tín dụng
Ban lãnh đạo Giám đốc/Phó Giám đốc - Lưu hồ sơ thẩm định BP thẩm định - Chuyên viên thẩm định - Lưu hồ sơ khách hàng Phòng KHCN - Chuyên viên QHKHCN
b. Quy trình thẩm định tín dụng vay tiêu dùng BP QHKHCN BP TĐTD TP KHCN BP TĐTS P QLTD GĐ/PGĐ B1 B2 B3 B4 B5 Tiếp nhận, kiểm tra HSKH Chưa đủ Nhận HS và kết quả phê duyệt, lưu bản gốc HS, lập thông báo gửi KH điều kiện TĐ Chưa Thẩm định rõ Kiểm tra sơ bộ HS Chưa đạt yêu cầu Kiểm tra, kiểm soát Không đạt Thẩm định TSĐB Đủđiều kiện Đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Tái thẩm định Kiểm tra, ký duyệt
Hình 3.1: Quy trình thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Nhận HS để thẩm định Lập báo cáo thẩm định Lưu hồ sơ thẩm định Lưu hồ sơ tái thẩm định Bổ sung; Giải trình Tiếp nhận, kiểm tra HS
c. Nội dung quy trình thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn, thu thập thông tin
- Chuyên viên QHKH cần chú trọng tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ vay vốn nên chú ý thẩm định thêm các nội dung sau:
+ Đối với hồ sơ vay vốn đủ điều kiện thì chuyển sang TP KHCN kiểm tra lại. Nếu TP KHCN đồng ý thẩm định thì hồ sơ mới được chuyển cho Bộ phận Thẩm định tài sản và Bộ phận thẩm định tín dụng.
+ Nếu hồ sơ vay vốn không đáp ứng điều kiện cho vay thì CV QHKH hay TP KHCN sẽ trả hồ sơ cho khách hàng.
Ø Như vậy, Chi nhánh đã loại bỏ được hồ sơ vay vốn không đạt yêu cầu cho vay ngay từ đầu nên giảm được thời gian thẩm định tín dụng vô ích.
Bước 2: Thẩm định chi tiết khách hàng
Sau khi được TP KHCN kiểm tra đủ điều kiện vay vốn thì CV QHKH chuyển hồ sơ vay vốn cho Bộ phận Thẩm định tài sản và Bộ phận thẩm định để tiến hành các bước thẩm định tiếp theo.
- Bộ phận thẩm định:
+ Thẩm định khách hàng: Ngoài thẩm định chi tiết thông tin người đi vay thì việc thẩm định người đồng trả nợ và những người trong gia đình đặc biệt là những người có thu nhập cũng có ý nghĩ quan trọng trong việc thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. Vì trong quá trình vay vốn, nếu khả năng trả nợ của khách hàng vay bị giảm sút thì các nguồn tài chính của các thành viên trong gia đình lúc này có vai trò hỗ trợ người vay. Đối với khách hàng vay tiêu dùng, ngân hàng nên yêu cầu khách hàng vay vốn mua bảo hiểm sinh mạng mà đặc biệt là khách hàng vay tiêu dùng tín chấp để đảm bảo cho nguồn vốn của ngân hàng nếu có điều không may xảy ra với khách hàng.
+ Thẩm định phương án vay:
khách hàng dùng sai mục đích vay để đảo nợ. Bằng cách yêu cầu KH phải cung cấp chứng từ chứng minh mục đính sử dụng vốn đầy đủ không thể để nợ lâu vì có một số KH chỉ cần vốn tạm thời cho đảo nợ, sau khi ngân hàng cung cấp vốn một thời gian họ đã tất toán món vay mà chưa hoàn tất việc cung cấp chứng từ giải ngân. Thêm nữa, cần tránh tình trạng nhân viên ngân hàng tự tìm chứng từ giải ngân cho KH để giảm bớt thủ tục của ngân hàng.
· Việc phân bổ kỳ hạn có ý nghĩa quan trọng quyết định khả năng trả nợ đúng hạn của KH. CV TĐTD cần phân tích kỹ lưỡng khả năng tài chính của KH để tính toán phân bổ kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với thu nhập.
- Bộ phận Thẩm định tài sản: Bộ phận Thẩm định tài sản thực hiện thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay.
Ø Việc thẩm định tín dụng được giao cho BP TĐTS chuyên trách thực hiện nghiệp vụ thẩm định tín dụng, lập và quản lý hồ so liên quan đến tài sản đảm bảo không những làm giảm số lượng công việc cho một CV QHKH mà còn có kết quả thẩm định tài sản tốt hơn nhờ CV TĐTS có trình độ nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với công việc mà còn giảm được rủi ro do chuyên viên thẩm định cố ý định giá sai tài sản của khách hàng nhằm giúp khách hàng có mức vay cao so với giá trị của tài sản.
- Từ những kết quả thẩm định trên CV TĐTD tiến hành chấm điểm xếp hạng tín dụng một cách chính xác kết hợp với thông tin đánh giá lịch sử quan hệ của KH với các tổ chức tín dụng khác cũng là những yếu tố quan trọng trong thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng nhằm phát hiện rủi ro tín dụng.
Ø Thực hiện xếp hạng tín dụng ở giai đoạn này sẽ nâng cao mức độ tin cậy hơn chấm điểm xếp hạng tín dụng ở giai đoạn đầu khi khách hàng cung cấp thông tin cho ngân hàng vì các thông tin về khách hàng đã được các Bộ phận liên quan phân tích, đánh giá kỹ.
khách hàng và thẩm định phương án vay của mình kết hợp với kết quả thẩm định tài sản của BP TĐTS để lập báo cáo thẩm định tín dụng.
Bước 3: Tái thẩm định độc lập
- Phòng Quản lý tín dụng là nơi sẽ thực hiện công tác tái thẩm định độc lập để đảm bảo tính chuyên môn và khách quan.
- Nhận định, đánh giá RRTD: Ngoài việc đánh giá rủi ro từ phía KH, P.QLTD còn phải thẩm định lại HSVV để phát hiện xem CV TĐTD và CV TĐTS có đánh giá sai khách hàng không, có làm sai quy định của CN không.
- Lập báo cáo tái thẩm định, đề xuất các biện pháp phòng ngừa RRTD.
Bước 4: Phê duyệt kết quả thẩm định
Theo quy trình này thì hồ sơ vay vốn sẽ được kiểm tra và xét duyệt qua nhiều giai đoạn hơn tránh được những RR do tình trạng TĐ sơ sài. Các trưởng Bộ phận, Phòng ban, GĐ/PGĐ đều tham gia vào quá trình xét duyệt món vay đã nâng cao chất lượng TĐ và trách nhiệm của từng người trong khâu TĐ.
Bước 5: Lập báo gửi khách hàng, lưu bản gốc hồ sơ
Sau khi có kết quả phê duyệt tín dụng của Ban Lãnh đạo, CV QHKH sẽ lập báo cáo gửi khách hàng.
Ø Với quy trình này, Chi nhánh không những cắt giảm được việc kiêm nhiệm của một số cán bộ nhân viên ngân hàng, kết quả thẩm định tín dụng tốt hơn nhờ sử dụng nhân viên có trình độ chuyên môn, tăng cường được công tác kiểm tra kiểm soát giảm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng.
KẾT LUẬN
Hiện nay, với sự phát triển của một nền kinh tế mở, môi trường cạnh tranh càng găy gắt, để tồn tại và phát triển, các ngân hàng buộc phải vừa tăng cường hoạt động cho vay, vừa phải hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng phải thực hiện một trong những biện pháp được coi là quan trọng nhất đó là công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại. Dựa trên cơ sở tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn cùng với việc thừa kế những nghiên cứu có trước, nội dung luận văn đã tập trung giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất, luận văn đã đưa ra lý thuyết cơ bản về thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM.
- Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn, từ đó chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại của hoạt động phân tích làm cơ sở để đưa ra những giải pháp thực tiễn.
- Thứ ba, luận văn nêu rõ quan điểm định hướng phát triển hoạt động tín dụng nói chung và công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng nói riêng của Chi nhánh, đồng thời luận văn cũng đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
Trong những năm qua, hoạt đông tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân nói riêng đã và đang góp phần quan trộng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của Chi nhánh. Vì thế, Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn không ngừng hoàn tiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng nhằm đẩy mạng hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại thị trường Bình Định và khắc phục các mặc yếu kém còn tồn tại trong thẩm định tín dụng đối với cho vay tiêu dùng.
Với những kết quả nêu trên, việc nghiên cứu và đánh giá về thực trạng công tác thẩm định cho vay tiêu dùng từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện, những kiến nghị phù hợp nhằm đánh giá, ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn là vô cùng cần thiết. Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn” là đề tài nghiên cứu mà Chi nhánh có thể tham khảo để đưa vào thực tế.
Do tài liệu thu thập và sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến của các chuyên viên quan hệ khách hàng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn cùng các thầy cô và các bạn.
[1] Phạm Thị Hoàng Dung, (2012), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Bình Định, Đại học Đà Nẵng.
[2] Nguyễn Thị Mộng Điệp, (2013), Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng.
[3] Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải.
[4] Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
[5] Trần Thị Phương Loan, (2013), Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phốĐà Nẵng, Đại học Đà Nẵng.
[6] Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính [7] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ
chức tín dụng, có hiệu lực 01/01/2011.
[8] PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.
[9] TS. Trịnh Quốc Trung (2008), Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
Trang web
[10] http://quantri.com.vn/ [11] http://vietlaw.com.vn [12] http://vietabank.com.vn