Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt á, chi nhánh quy nhơn (Trang 82 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Một số giải pháp khác

a. Chú trng cho vay tiêu dùng đối vi các khách hàng tr lương qua tài khon ti VAB

- Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn nên chú trọng cho vay đối với khách hàng có trả lương qua tài khoản tại VAB sẽ giúp Chi nhánh kiểm soát được dòng tiền từ thu nhập thường xuyên và chi tiêu của khách hàng vay tiêu dùng. Nhờ đó, Chi nhánh hạn chế được rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay.

chẽ và gắn trách nhiệm rõ ràng đối với hình thức cho vay tiêu dùng qua lương. Với những hồ sơ vay mà chủ thể vay là cá nhân, nguồn thanh toán chính là lương, Chi nhánh cần chú trọng việc thẩm định chắc chắn nguồn thanh toán đó là ổn định và thường xuyên giám sát theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi hàng tháng của khách hàng để giải quyết kịp thời nếu có bất thường xảy ra. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nên có biện pháp để có thể ràng buộc trách nhiệm của người xác nhận nguồn thu nhập của khách hàng vay nhằm giảm thiểu tình trạng một khách hàng có thể vay nhiều khế ước hoặc khi khách hàng không còn công tác tại đơn vị đó nhưng đơn vị không có trách nhiệm trong việc thông báo với Chi nhánh và không bàn giao trách nhiệm cho đơn vị nơi khách hàng đến công tác.

b. Đảm bo xác định k hn tr n vay phù hp vi tình hình thu nhp và chi phí tiêu dùng hàng tháng ca khách hàng

Chuyên viên phụ trách công tác thẩm định khi thẩm định khả năng trả nợ cần lưu ý đến việc xác định kỳ hạn trả nợ một cách hợp lý, phù hợp với tình trạng tài chính của từng khách hàng vay, không nên quá cứng nhắc về thời gian cho vay. Với vay tiêu dùng, mục đích vay vốn không gắn liền với việc tạo ra thu nhập để trả nợ mà là nhằm đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu trong đời sống hàng ngày, chủ yếu theo phương thức trả góp nên việc xác định số tiền phải trả hàng tháng vô cùng quan trọng. Về phía khách hàng vì muốn được ngân hàng cho vay nên sẵn sàng chấp nhận các điều kiện về trả nợ, mặc dù đó có thể là chưa hợp lý, số tiền phải trả hàng tháng quá lớn trong khoản thu nhập của họ, còn về các chi phí cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày nhiều lúc họ chưa quan tâm lắm nên dẫn đến mất dần trả năng trả nợ mặc dù họ rất có ý thức trả nợ.

c. Tăng cường công tác thm định tài sn đảm bo tin vay

- Tiếp tục khuyến khích việc thực hiện bảo đảm cho vay tiêu dùng bằng tài sản tự có của khách hàng, tài sản hình thành từ nuồn vốn vay, bảo lãnh… Vì

khi đó sẽ gắn được trách nhiệm và ý thức của KH trong quá trình trả nợ vay.

- Khi thẩm định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải tham khảo những nguồn thông tin đáng tin cậy, thường xuyên cập nhật thị trường nhằm hạn chế việc đánh giá tài sản đảm bảo cao giá trị thực tế, nhận tài sản đảm bảo không đầy đủ tính pháp lý.

- Định kỳ phải định giá lại tài sản để có những điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo an toàn tín dụng.

- Khả năng phát mãi tài sản cũng là yếu tố mà CV QHKH của Chi nhánh cần quan tâm. Đối với những tài sản có khấu hao vô hình cao như ô tô thì dù có giá trị cao nhưng khi đã qua sử dụng thì khó định giá cao. Đối với tài sản là nhà, đất không phải tài sản nào cũng dễ chuyển nhượng. Tính khả mại của tài sản cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như vị trí, diện tích, kết cấu, giá trị...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt á, chi nhánh quy nhơn (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)