Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển trong gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò lai (BBB x lai SIND) giai đoạn nuôi vỗ béo 19 21 tháng tuổi (Trang 26 - 30)

giai đoạn vỗ béo

- Yếu tố di truyền-giống.

Giống giữ vị trí rất quan trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Trong chăn nuôi bò thịt, con giống cần chọn lọc lai tạo phải theo mục đích của sản xuất là lấy thịt, giống bò thịt phải đạt được yêu cầu về tầm vóc, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng. Thành tựu khoa học trên thế giới về công tác cải tạo giống vật nuôi nói chung đã khẳng định “con đường nhanh nhất để cải tạo chất lượng giống vật nuôi là sử dụng giống có nguồn gen cao sản của thế giới để lai tạo với các giống nội, tạo ra con lai thương phẩm năng suất cao, chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu”.

Theo Nguyễn Quốc Đạt và cs. (2008), khi cùng sử dụng khẩu phần nuôi vỗ béo trong thời gian 84 ngày, có sự chênh lệch đáng kể về khối lượng và chất lượng thịt giữa các giống bò khác nhau. Bò thuần Droughtmaster 22 tháng tuổi cho tăng trọng 1,552 kg/con/ngày cao hơn bò Brahman thuần 19 tháng tuổi (1,183 kg/con/ngày) và hơn hẳn bò lai Sind 21 tháng tuổi (0,952 kg/con/ngày). Tỷ lệ thịt xẻ đạt rất cao 53,21 - 58,12%, tỷ lệ thịt tinh đạt 40,39 - 45,49%. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò thí nghiệm trong cả 3 lô đều khá cao, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng lần lượt là 8,37; 6,90; 6,29/kg VCK đối với bò lai Sind, Brahman và Draughtmaster thuần.

Nguyễn Hữu Văn và cs. (2009) cho thấy trong cùng một điều kiện chăn nuôi, bò lai Sind thể hiện sự vượt trội về các chỉ tiêu tầm vóc, khối lượng và tăng trọng so với bò nội.

- Yếu tố dinh dưỡng.

Ngoài ảnh hưởng của giống, năng suất thịt của bò cũng phụ thuộc nhiều vào chế độ nuôi dưỡng. Khẩu phần thức ăn là yếu tố quan trọng, bò không thể cho năng suất cao khi nguồn thức ăn không ổn định hoặc thức ăn kém chất

khác nhau. Loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt. Về chế độ dinh dưỡng nuôi bò thịt, nuôi dưỡng gia súc theo chế độ dinh dưỡng bậc thang tức là luôn tăng dần mức dinh dưỡng trong suốt quá trình nuôi có thể nâng cao khả năng sản xuất và hiệu quả hơn so với chế độ nuôi dưỡng cho ăn tự do trong suốt quá trình nuôi (Rosi et al., 2001). Tăng mật độ protein thô của khẩu phần ăn hạn chế nhằm đạt được lượng protein thô ăn vào tương đương với khẩu phần ăn tự do nhưng không làm tăng khả năng sản xuất (Rosi et al., 2000).

Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hùng và Đặng Vũ Bình (2003) cho biết bò lai Sind 18 tháng tuổi được vỗ béo bằng khẩu phần có bổ sung thức ăn tinh ở mức 1,8 kg/con/ngày cho tăng khối lượng (784,2 g/ngày) cao hơn đáng kể so với nhóm chỉ được bổ sung 0,9 kg/ngày (561,3 g/ngày) mặc dù khẩu phần của nhóm sau có hàm lượng protein cao hơn do được cho ăn tự do bẹ ngô ủ urê 4%.

Vũ Chí Cương và cs. (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn và hàm lượng xơ khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của bò lai Sind vỗ béo cho thấy các nguồn xơ và tỷ lệ xơ khác nhau không ảnh hưởng đến tăng khối lượng (trung bình đạt 800 g/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn (8 - 9 kg chất khô/kg tăng khối lượng) của bò vỗ béo.

Đinh Văn Dũng và cs. (2009) khi nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein trong khẩu phần đến năng suất của bò Vàng địa phương vỗ béo, cho thấy bò ăn khẩu phần có bổ sung thức ăn tinh 19% protein cho tăng khối lượng cao nhất (815 g/con/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất, trong khi bò ăn khẩu phần được bổ sung thức ăn tinh 10% protein cho tăng khối lượng thấp nhất (583 g/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất.

Hàm lượng protein thô khác nhau trong khẩu phần làm ảnh hưởng đến năng suất thịt bò. Thí nghiệm nuôi vỗ béo bò Vàng Việt Nam ở độ tuổi 15 - 18 tháng bằng các khẩu phần có tỷ lệ protein thô 10% (lô 1), 13% (lô 2), 16% (lô 3) và 19% (lô 4); sau 74 ngày nuôi thí nghiệm đã cho kết quả: khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ thấp nhất ở lô 1 (92,3 kg; 46,4%) và cao nhất ở lô 4 (108,5 kg; 48,8%); khối lượng thịt tinh biến động từ 68,0 kg (lô 1) đến 79,7 kg (lô 4) (Đinh Văn Dũng và cs., 2009).

Nguyễn Xuân Bả và cs. (2010) cho thấy, lượng thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần vỗ béo bò Vàng có tương quan tuyến tính với tăng khối lượng của bò; tăng lượng thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần vỗ béo bò Vàng cũng làm giảm

đáng kể chí phí thức ăn cho tăng khối lượng, đồng thời làm tăng đáng kể diện tích cơ thăn. Vỗ béo bò lai Sind thì tác giả trên cho thấy việc bổ sung tăng dần mức bột sắn (0,3 đến 2,0% so với khối lượng cơ thể) trong khẩu phần gồm rơm và cỏ tự nhiên có ảnh hưởng phi tuyến tính đến lượng thức ăn ăn vào và tăng khối lượng của bò với mức bổ sung 0,7 - 1,0%, bò cho tăng khối lượng cao nhất.

Đỗ Kim Tuyên và cs. (2010) cho rằng mức độ dinh dưỡng cao thì tỷ lệ mỡ và cơ trong thân thịt cao. Mức dinh dưỡng thấp làm giảm giá trị năng lượng của thịt và tăng tỷ lệ xương và mô liên kết. Chế độ dinh dưỡng và phương thức vỗ béo ảnh hưởng rất lớn đến tính năng sản xuất thịt và chất lượng của thịt bò. Các khẩu phần ăn khác nhau sẽ cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh khác nhau. Khẩu phần nhiều thức ăn thô thì tỷ lệ nội tạng cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp. Ngược lại, khẩu phần nhiều thức ăn tinh tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ nội tạng thấp. Nếu khẩu phần có thức ăn tinh và thức ăn thô là 50:50 thì tỷ lệ nội tạng chiếm 14%... Nếu khẩu phần 100% thức ăn tinh thì tỷ lệ nội tạng 9-10% (Đỗ Kim Tuyên và cs., 2010).

- Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.

Khả năng tăng trọng của đàn bò giai đoạn vỗ béo không chỉ phụ thuộc vào phẩm giống đơn thuần, thức ăn và bệnh tật mà còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường mà đàn bò được nuôi dưỡng.

Thời tiết khí hậu không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc mà còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn thức ăn thô xanh khác, nghĩa là tác động gián tiếp đến chăn nuôi bò thịt thông qua nguồn thức ăn của chúng. Sự phân bố của lượng mưa cũng ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt. Mùa mưa, cỏ dồi dào, bò phát triển tốt, ngược lại, vào mùa khô, cây cỏ không phát triển được, bò bị thiếu thức ăn nên tăng trọng kém...

Bò là động vật máu nóng, vì vậy chúng phải cố gắng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định mặc dù nhiệt độ môi trường luôn thay đổi. Muốn vậy, bò phải giữ được thân nhiệt cân bằng giữa nhiệt sinh ra và thải nhiệt ra khỏi cơ thể. Thân nhiệt bình thường ở bò thịt trưởng thành ổn định trong khoảng 38,5- 390C (Đinh Văn Cải, 2007).

- Yếu tố dịch bệnh.

Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng từ giống, thức ăn thì các yếu tố về bệnh tật cũng ảnh hưởng nhiều tới khả năng tăng trọng của bò khi con vật bị bệnh tật sẽ gây ra stress làm giảm lượng thức ăn thu nhận cũng như giảm khả năng tiêu hóa

hấp thu thức ăn của bò. Các giống bò thịt hiện nay nuôi ở nước ta đều chủ yếu nguồn gốc từ các vùng ôn đới và nhiệt đới, việc đưa về lai tạo với các giống bò ở nước ta có thể thích nghi tốt hoặc không tốt vì vậy sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh chưa cao. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết của nước ta thay đổi theo mùa cho nên bò có thể mắc các bệnh khác nhau. Vì vậy cần đặc biệt phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh là hết sức quan trọng.

Một số bệnh thường mắc trên bò BBB:

+ Bệnh Tụ huyết trùng: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh. Bòsốt cao 40,5-41,5oC, giảm ăn hoặc đột ngột bỏ ăn, mắt đỏ, chảy nước mũi, nước bọt, sưng hầu, khó thở, phân táo bón, nước tiểu vàng, bụng có thể chướng hơi, ngừng nhai lại. Bệnh cấp tính thú chết rất nhanh.

Điều trị: Streptomycine 15-20 mg/kg trọng lượng (tiêm bắp) liên tục 3-5 ngày; hoặc Tetracycline 10 mg/kg thể trọng/ngày liên tục 3-5 ngày; hoặc Ampiciline 10 mg/kg thể trọng. Kết hợp với thuốc trợ sức như: Cafein 1-2 g/ngày, vitamin C 15-20 ml/ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

Phòng bệnh: Tiêm vaccin tụ huyết trùng cho bò, bê khoẻ mạnh, liều 2ml/con, sau 14 ngày có miễn dịch, thời gian miễn dịch 9 tháng. Tiêm cho bê 5-6 tháng tuổi, bò trước phối giống 15-30 ngày.

Chú ý: Vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại, tắm rửa cho bò. Định kỳ tẩy uế và tiêu độc chuồng trại.

+ Bệnh Lở mồm long móng (LMLM): Bệnh do virus gây ra(tiếng Anh: Foot-and-mouth disease, viết tắt FMD) Cho đến nay, người ta đã xác định có 7 dạng virus gây bệnh gồm các dạng A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia1. Ở vùng Đông Nam Á chủ yếu là 3 dạng A, O và Asia1 , đặc điểm lây lan của bệnh là những mụn nước vỡ ra và theo sữa, nước tiểu, nước mũi, chất tiết khác lan trực tiếp từ vật ốm sang vật khỏe. Một cách lây lan gián tiếp khác là qua quần áo, dụng cụ, máng ăn, lông, sữa và thịt. Sau khi nhiễm bệnh 2-3 ngày, thú sốt cao 40-41,50C, mụn nước phồng lên có chứa dịch màu vàng. Những mụn nước lan nhanh trên toàn bộ niêm mạc miệng, sau đó vỡ dịch tràn ra ngoài và con vật rất đau đớn, đôi khi có chảy máu. Cùng thời gian đó thấy xuất hiện những mụn nhỏ quanh móng chân, có thể làm long móng. Con vật đứng lên rất khó khăn và di chuyển một cách đau đớn. Cũng có thể thấy những mụn nhỏ ở núm vú, bầu vú sưng và căng. Bò sữa bị bệnh giảm sản lượng sữa, sữa có màu vàng và đắng.

Phòng bệnh: Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi. Tuân thủ tốt việc tiêm vaccin Lở mồm long móng để phòng bệnh cho đàn gia súc, lặp lại 6 tháng một lần vì thời gian miễn dịch chỉ kéo dài 6 tháng.

Điều trị: Dùng các loại quả chua như khế, chanh trà sát vào những vùng có vết thương 2-3 lần/ngày và làm trong vòng 5-7 ngày. Sau đó dùng thuốc sát trùng như xanh Methylen 1% bôi vào vết thương, tiêm kháng sinh chống phụ nhiễm cho gia súc. Chăm sóc giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ, lót chuồng dày cho gia súc nằm, cho ăn cỏ tươi, cỏ mềm, bổ sung cho gia súc ăn cháo khi bị bệnh nặng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò lai (BBB x lai SIND) giai đoạn nuôi vỗ béo 19 21 tháng tuổi (Trang 26 - 30)