Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò lai (BBB x lai SIND) giai đoạn nuôi vỗ béo 19 21 tháng tuổi (Trang 30)

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.

Do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao và để từng bước xây dựng đàn bò thịt ở Việt Nam, từ những năm 1960 Nhà nước đã có chương trình cải tiến để nâng cao năng suất của đàn bò địa phương bằng cách cho lai với các giống bò Zebu như bò Red Sindhi. Thực tế bò Red Sindhi đã được nhập vào nước ta từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước và đã tạp giao với bò địa phương tạo ra bò Lai Sind có khả năng cho thịt tốt hơn bò địa phương rất nhiều. Vào những năm 70 ngoài các giống bò thịt nhiệt đới như bò Red Sindhi, Sahiwal và Brahman ra thì một số bò ôn đới như Limousin, Hereford, Simmental, Santa Gertrudis, v.v... cũng đã được nhập nội để tăng cường việc lai tạo và cải tiến đàn bò địa phương trên phạm vi và quy mô lớn hơn. Các loại bò lai hướng thịt có tốc độ tăng trọng và khối lượng trưởng thành khá cao (45-47%).

Từ năm 2000 đến nay nhà nước có dự án phát triển bò thịt triển khai trên quy mô 15 tỉnh của cả nước. Nội dung chính của dự án là tiếp tục duy trì việc Sind hóa đàn bò Vàng. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số đơn vị nghiên cứu, sản xuất nuôi bò thịt thuần giống nhiệt đới và sản xuất tinh bò thịt. Từ năm 2002 đến nay liên tiếp có hai đề tài trọng điểm cấp Bộ về lai tạo bò thịt là đánh giá khả năng nhân thuần giống bò chuyên thịt ôn đới như Brahman và Droughtmaster trong điều kiện chăn nuôi tập trung và chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ. Trong các năm 2002-2004 có khoảng 2500 con bò thịt nhiệt đới giống Brahman và Droughtmaster của Australia đã được nhập vào nước ta. Một số trang trại chăn nuôi bò thịt cao sản hàng trăm con đã được hình thành tại các điạ

phương như: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả bước đầu cho thấy các giống bò thịt cao sản này có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết và khí hậu của ta. Tuy nhiên vấn đề phối giống nhân tạo và chăn nuôi tập trung trong điều kiện thiếu bãi chăn cho tỷ lệ đậu thai thấp và tuổi đẻ lứa đầu cao.

Để tiếp tục thực hiện công tác lai tạo giống bò chuyên thịt của nước ta, trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm 2004 - 2009 đầu tư kinh phí triển khai đề tài: “Khảo sát công thức lai tạo giống bò thịt cao sản từ bò lai Sind với bò BBB của Bỉ ứng dụng trong chăn nuôi bò thịt ở Hà Nội”. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu do Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội thực hiện đã tạo ra những con lai có chất lượng cao hơn các giống lai khác 30 – 40%. Công ty đã và đang thực hiện dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt lai Sind thành đàn bò F1 hướng thịt trên địa bàn Hà Nội” góp phần tăng sản lượng thịt bò chất lượng cao, giá trị sản xuất chăn nuôi và đa dạng giống bò thịt trên địa bàn thành phố trong thời gian tới. Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu cải tiến năng suất, chất lượng thịt tập trung vào hai lĩnh vực lai giữa giống bò thịt chuyên dụng với bò địa phương và phương thức nuôi bò lai nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng thịt.

Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2016, đàn bò nước ta có 5,5 triệu con, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2015. Sản lượng thịt bò đạt 308,6 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân thịt bò/người/năm của nướcta là 3,5 kg (năm 2016) (Cục Chăn nuôi, 2016). Việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn tăng lên do những năm gần đây Nhà nước chú trọng quan tâm đến khả năng sản xuất thịt và chất lượng bò thịt. Khả năng sản xuất thịt là khả năng tạo nên khối lượng cơ ở độ tuổi mà đem giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao. Khả năng cho thịt của bò lai F1 được đánh giá qua năng suất thịt và chất lượng thịt. Năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng và thông dụng để đánh giá sức sản xuất thịt của gia súc, được đánh giá thông qua khối lượng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ các bộ phận.

Bò Lai Sind cũng được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam trong các nghiên cứu về lai kinh tế với các giống bò hướng thịt ôn đới. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng và cs. (1995) về lai kinh tế giữa bò Lai Sind với F1Zebu, F1Brown

ưu thế sản xuất thịt giống bố. Kết quả thí nghiệm cho thấy khối lượng lúc 24 tháng tuổi tương ứng của các giống này là 223,5; 241,5; 236,2 và 241,7 kg, cao hơn đàn Lai Sind nuôi cùng điều kiện từ 48,7 – 61,5 kg.

Vũ Văn Nội và cs. (1995) nghiên cứu lai giữa bò cái Lai Sind với bò đực chuyên dụng thịt đã nâng cao khối lượng bê lai, khối lượng bò lai F1 Charolais, F1 Hereford, F1 Limousine lúc 24 tháng tuổi vượt so với khối lượng F1 Red Sindhi từ 15 – 30%.

Yếu tố tuổi và thời gian vỗ béo cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trọng của bò. Nguyễn Văn Thưởng (1995) nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi vỗ béo trên con lai F1 giữa đực các giống Brown Swiss, Charolais, Santa gertrudis với cái lai Sind; bò được nuôi vỗ béo ở 2 giai đoạn 15 - 18 và 24 - 27 tháng tuổi, thời gian nuôi vỗ béo 2 tháng cho mỗi giai đoạn; kết quả bò vỗ béo giai đoạn 15 - 18 tháng tuổi đạt tăng khối lượng (477 - 544 g/ngày) thấp hơn 24 - 27 tháng tuổi (444 - 622 g/ngày).

Ngoài ra, phương thức cho ăn và nguồn thức ăn tinh khác nhau cũng ảnh hưởng đến tăng khối lượng của bò vỗ béo. Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hùng và Đặng Vũ Bình (2003) cho biết bò lai Sind 18 tháng tuổi được vỗ béo bằng khẩu phần có bổ sung thức ăn tinh ở mức 1,8 kg/con/ngày cho tăng khối lượng (784,2 g/ngày) cao hơn đáng kể so với nhóm chỉ được bổ sung 0,9 kg/ngày (561,3 g/ngày) mặc dù khẩu phần của nhóm sau có hàm lượng protein cao hơn do được cho ăn tự do bẹ ngô ủ urê 4%.

Đinh Văn Cải (2006) tiến hành nghiên cứu trên bò đực thuần giống Brahman trắng 18 tháng tuổi và khối lượng trung bình 259 kg, thời gian nuôi vỗ béo là 6 tháng cho thấy tăng khối lượng bình quân trong suốt giai đoạn vỗ béo đạt cao (955 g/ngày). Tuy nhiên, tăng khối lượng ở 2 tháng đầu rất cao (trên 1.500 g/ngày), trong khi ở 3 tháng cuối bò tăng khối lượng giảm hẳn (giảm từ 823 g/ngày vào tháng vỗ béo thứ 4 xuống 0 g/ngày vào tháng thứ 6). Tác giả kết luận, thời gian vỗ béo chỉ kéo dài 3 tháng là phù hợp. Đinh Văn Cải và cs. (2006) nghiên cứu vỗ béo 3 nhóm bò lai F1 (Brahman x lai Sind); F1 (Charolais x lai Sind) và lai Sind ở độ tuổi 16 - 17 tháng tuổi cho thấy tăng khối lượng bình quân của lai Sind (833 g/ngày) thấp hơn F1 Brahman (1.104 g/ngày) và F1 Charolais (1.148 g/ngày), tỷ lệ thịt xẻ của F1 Charolais (53,93%) cao hơn F1 Brahman (49,06%) và lai Sind (47,92%), tỷ lệ thịt tinh của F1 Charolais (43,61%) cao

nhất, sau đó là của F1 Brahman (39,95%) và thấp nhất là của lai Sind (38,35%). Vũ Chí Cương và cs. (2007) tiến hành lai tạo giữa bò chuyên dụng thịt với bò lai Sind, con lai F1 Brahman và F1 Charolais đạt tăng khối lượng tương ứng 346 - 405 g/con/ngày, nuôi vỗ béo lúc 18 tháng tuổi cho tăng khối lượng 732 - 845 g/con/ngày. Lê Viết Ly (2000) tiến hành dự án chăn nuôi bò thịt có lãi do ACIAR tài trợ, sử dụng tinh bò đực Droughtmaster, Belmont Red, Red Brangus, Red Brahman với cái nền Lai Sind tại Vĩnh Phúc

Nguyễn Quốc Đạt và cs. (2008) tiến hành nuôi vỗ béo bằng khẩu phần thí nghiệm trong thời gian 84 ngày đối với bò thuần Draught Master 22 tháng tuổi cho tăng trọng 1,552 kg/con/ngày, bò Brahman thuần 19 tháng tuổi (1,183 kg/con/ngày) và bò Lai Sind 21 tháng tuổi (0.952 kg/con/ngày). Tiêu tốn 6,29 – 8,73kg chất khô/kg tăng trọng.

Đinh Văn Tuyền và cs. (2008) nghiên cứu khả năng tăng khối lượng và cho thịt khi nuôi vỗ béo bò thuần Brahman và bò lai Sind cho thấy bò thuần Brahman 18 tháng tuổi cho tăng khối lượng (1,42 kg/con/ngày) cao hơn đáng kể so với bò lai Sind có tuổi tương đương (0,97 kg/con/ngày); tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của bò Brahman vỗ béo tương ứng là 53,33% và 42,85% cũng cao hơn đáng kể so với các tỷ lệ này của bò lai Sind (49,06 và 40,43%).

Phạm Thế Huệ và cs. (2009) vỗ béo bò 21 tháng tuổi trong thời gian 90 ngày đối với 3 nhóm là F1 (Brahman x lai Sind); F1 (Charolais x lai Sind) và lai Sind cho thấy bò F1 Charolais đạt tăng khối lượng cao nhất (917,78 g/ngày) đến F1 Brahman (791,10 g/ngày) và thấp nhất là lai Sind (657,78 g/ngày). Hệ số chuyển hóa thức ăn ở nhóm bò F1 Charolais là 7,33; bò F1 Brahman là 8,04 và lai Sind là 9,48. Tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh tương ứng là bò F1 Charolais đạt 55,20 và 44,05%; bò F1 Brahman là 52,52 và 43,46% và lai Sind là 48,93 và 42,34%.

Phạm Văn Quyến (2010) nghiên cứu hiệu quả vỗ béo bò đực Droughtmaster thuần và bò đực F1 (Droughtmaster vs Lai Sind) cho kết quả tăng trọng bình quân của bò Lai Sind là 833,3g/con/ngày, của bò Droughtmaster là 1037g/con/ngày, của bò F1 (Droughtmaster vs Lai Sind) là 911,1g/con/ngày và của bò F1(Brahman vs Lai Sind) là 1,103g/con/ngày và của nhóm bò (Charolais vs Lai Sind) là 1148,0g/con/ngày. Chi phí thức ăn vỗ béo tại thời điểm thí nghiệm ở nhóm bò lai F1 (Cha vs LS) là 11,387 đồng/kg, bò F1(Brahman vs LS)

là 11,900 đồng/kg, bò Dro là 12,598 đồng/kg , của bò Lai Sind là 14,249 đồng/kg và nhóm bò F1(Dro vs LS) là 14,620 đồng/kg. Tỷ lệ thịt xẻ của bò Charolais đạt 53,13%, của bò Droughtmaster là 53,06%, F1( Dro vs LS) là 50,76%, F1(Bra vs LS) là 49,06% và của bò Lai Sind là 46,78%. Tỷ lệ thịt tinh của F1(Cha vs LS) là 42,96%, của bò Droughtmaster là 42,71%, của bò F1(Dro vs LS) là 40,96%, F1(Bra vs LS) là 39,95% và của bò Lai Sind là 37,44%.

Văn Tiến Dũng và cs. (2010) so sánh khả năng tăng trọng và cho thịt khi vỗ béo giữa bò lai Sind và bò lai 1/2 Red Angus nuôi tại Đắk Lắk khối lượng tăng trọng của bò Lai Sind và bò lai 1/2 Red Angus sau 3 tháng vỗ béo tương ứng lần lượt là 59,6kg và 87,6kg.

Đỗ Thị Thanh Vân (2014) nghiên cứu vỗ béo bò lai F1 (Droughtmaster x lai Zebu) cũng cho biết vỗ béo bò ở 18 - 19 tháng tuổi trong 3 tháng cho tăng khối lượng là 1,01 - 1,26 kg/con/ngày, tiêu tốn thức ăn là 8,11 - 9,53 kg VCK/kg tăng khối lượng.

Đoàn Đức Vũ (2015) nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt cho biết tuổi đưa vào vỗ béo là từ 16 - 18 tháng và thời gian vỗ béo trong 3 tháng cho tăng khối lượng bình quân 464,7 g/con/ngày.

Nghiên cứu về phương thức chăn nuôi nhằm nâng cao khả năng cho thịt và cải tiến chất lượng thịt bò được tiến hành liên tục từ năm 1975 đến nay, là cơ sở vững chắc cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và hạn chế nhập khẩu thịt bò. Ngoài nghiên cứu về lai tạo giống còn có nhiều nghiên cứu khác nhau về cải tiến quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, nguồn thức ăn để vỗ béo bò. Quy trình nuôi dưỡng bê lai F1Charolais từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi để nâng cao khối lượng giết mổ được nghiên cứu bởi Nguyễn Văn Niêm (1996), cho thấy cần thiết phải vỗ béo bò lai lúc 21 – 24 tháng tuổi bằng các thức ăn giàu protein và giàu năng lượng sẵn có tại địa phương.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.3.2.1. Các nghiên cứu về giống bò thịt trên thế giới

Giống bò nuôi lấy thịt ở các nước khu vực Châu Á cũng tương tự như ở Việt Nam đó là các giống bò địa phương nhiệt đới có u và không có u kiêm dụng cày kéo, thịt và sữa. Một số nước vùng Trung và Nam Á có giống bò năng suất cao hơn như bò Red Sindhi, Sahiwal, Tharparkar... Các nước Asian

có các giống bò không khác nhau nhiều về hình dạng và sức sản xuất. Những giống bò thịt nổi tiếng đều có nguồn gốc từ Châu Âu như giống Charolais, Limousin của Pháp; Hereford, Shorthorn, Angus của Anh. Simmental của Thụy Sĩ, BBB của Bỉ. Sau này các giống chuyên thịt khác cho vùng nhiệt đới và á nhiệt đới được tạo ra từ bò Brahman (có u) với các giống bò chuyên thịt châu âu (không có u) như Santa Gertrudis, Brangus, Braford, Beefmaster (Mỹ), Brahmousin, Chabray (Pháp); Droughtmaster (Úc). Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên dụng thịt là to con, con cái trưởng thành nặng từ 500- 800kg; con đực trưởng thành nặng từ 900 -1.400kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60- 65%, thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo.

Theo số liê ̣u thống kê chăn nuôi của FAO (2009), bò là mô ̣t trong những gia súc có số lượng nhiều nhất trên thế giới với tổng đàn là 1.164 triệu con (cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triê ̣u con, dê 591,7 triê ̣u). Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazil 204,5 triệu con, thứ nhì là Ấn Độ với 172,4 triệu con, thứ ba là Hoa Kỳ 94,5 triệu con, thứ 4 là Trung Quốc 92,1 triệu con…. Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009 của thế giới là 281 triệu tấn, trong đó thịt bò là 61,8 triệu tấn chiếm 22,6% tổng sản lượng thịt. Các cường quốc về sản lượng thịt bò năm 2009: thứ nhất là Hoa Kì 11,9 triệu tấn/năm, thứ nhì là Trung Quốc 6,1 triệu tấn, thứ ba là Argentina 2,8 triệu tấn...

Thịt bò là một thực phẩm quan trọng trên thị trường thế giới, với các giống bò thịt cao sản hầu hết được tạo ra ở các nước ôn đới. Nhiều giống bò thịt chuyên dụng có năng suất và chất lượng cao như giống bò Limousine, Blonde Aquitaine của Pháp, giống bò BBB của Bỉ có khối lượng lúc 15 tháng tuổi đạt 600 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 62%; Giống Charolais của Pháp có khối lượng lúc 15 tháng tuổi đạt 550 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 60% (Đinh Văn Cải, 2007)... Ở Anh có các giống bò chuyên dụng thịt như Hereford, Shorthorn.

Do mỗi nước có điều kiện môi trường sinh thái và các phương pháp chăn nuôi khác nhau nên để có được giống bò phù hợp với nước mình, các nước đều áp dụng các biện pháp lai tạo giữa giống bò chuyên dụng thịt với bò nền là các giống địa phương sẵn có. Nhiều giống bò thịt được hình thành từ lai tạo giống như giống bò Blanc Blue Belgium (BBB) là giống bò thịt đặc biệt của thế giới được tạo ra từ nhiều giống bò địa phương của Bỉ với bò Shorthorn của Anh từ năm

nhiệt đới Brahman; Bò Bradford được hình thành từ lai tạo giữa bò Brahman với bò Hereford; Bò Brangus được hình thành từ lai tạo giữa bò Brahman với bò Angus và bò Hereford. Lai giống đã tạo ra nhiều giống mới không chỉ có khả năng cho năng suất và chất lượng thịt cao hơn mà còn có khả năng thích nghi tốt hơn với điều kiện khí hậu, môi trường của từng nước.

Hàng loạt các nghiên cứu nhằm cải tiến năng suất và chất lượng thịt bò lai dựa trên việc ứng dụng ưu thế lai trong chăn nuôi bò thịt tại Úc đã được thực hiện. Điển hình có các công trình của Fordyce (1999), , Allen và cs. (2005) nghiên cứu khối lượng của bò lai Hereford với Brahman ở các tỷ lệ lai khác nhau. Các kết quả nghiên cứu của Allen et al. (2005) về lai bò Hereford với Brahman và lai trở lại 3/4 Hereford và 3/4 Brahman cho kết quả tương ứng 203 kg, 205 kg và 200 kg, cao hơn đáng kể so với Hereford thuần 171 kg và Brahman thuần 169 kg ở cùng thời điểm.

Bên cạnh đó, do đặc điểm các giống bò cao sản vùng ôn đới rất kém thích nghi với khí hậu khô nóng khắc nghiệt ở vùng nhiệt đới, khả năng kháng ve kém và dễ mắc các bệnh ký sinh trùng ở vùng nhiệt đới (Nguyễn Xuân Trạch, 2008). Vì vậy, công tác nghiên cứu lai tạo các giống bò thịt vừa có khả năng sản xuất thịt cao, vừa thích nghi với điều kiện nhiệt đới đã được nhiều nước nhiệt đới tiến hành.

Phương pháp lai tạo giống đã cho ra nhiều giống bò nổi tiếng thế giới như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò lai (BBB x lai SIND) giai đoạn nuôi vỗ béo 19 21 tháng tuổi (Trang 30)