Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò lai (BBB x lai SIND) giai đoạn nuôi vỗ béo 19 21 tháng tuổi (Trang 38)

3.1.1. Đối tượng

Bò lai (BBB x Lai Sind) giai đoạn 19-21tháng tuổi.

3.1.2. Địa điểm

Tiến hành tại Trung tâm thụ tinh nhân tạo ứng dụng công nghệ cao – Công ty CP giống gia súc Hà Nội, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Khả năng sinh trưởng của bò thí nghiệm

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Khối lượng bò qua các tháng thí nghiệm; - Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày);

- Sinh trưởng tương đối của bò qua các tháng thí nghiệm (%).

3.2.2. Khả năng thu nhận thức ăn

Chỉ tiêu theo dõi:

- Lượng VCK thức ăn thu nhận của bò qua các tháng thí nghiệm.

3.2.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn

Chỉ tiêu theo dõi:

- Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng;

- Tiêu tốn năng lượng/kg tăng KL (MJME/kg tăng KL); - Tiêu tốn protein thô/ kg tăng KL (g CP/kg tăng KL); - Tiêu tốn chất hữu cơ /kg tăng KL (g CHC/kg tăng KL);

- Tiền chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (nghìn đồng/kg tăng KL).

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Bố trí thí nghiệm 3.3.1. Bố trí thí nghiệm

thành 4 lô thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo mô hình ngẫu nhiên hoàn toàn. Bò ở bốn lô này được ăn 4 khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh riêng (KP1, KP2, KP3, KP4), bò ở mỗi lô được nuôi riêng rẽ, đánh số tai để theo dõi các chỉ tiêu: thức ăn thu nhận hàng ngày, khối lượng của bò hàng tháng.

Bò thí nghiệm dùng để thử nghiệm 4 khẩu phần với các thức ăn thô khác nhau là cỏ voi, rơm khô, rơm ủ ure, cây ngô ở chua. Các khẩu phần đều có mức năng lượng và protein thô trong chất khô là 11,0MJ ME và 13%.

Trước khi tiến hành xây dựng khẩu phần ăn cho bò thí nghiệm, chúng tôi phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các thức ăn thí nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 3.2:

Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu KP1 KP2 KP3 KP4 n (con) 3 3 3 3 Thời gian TN (tháng) 3 3 3 3 Mật độ ME (Mj/kg CK) 11,0 11,0 11,0 11,0 Tỷ lệ protein thô (% CK) 13,0 13,0 13,0 13,0

Thức ăn thô trong KP cỏ voi + rơm khô cỏ voi + rơm ủ ure cỏ voi + cây ngô ủ chua cỏ voi + rơm ủ ure + cây ngô ủ chua

Để chuẩn bị khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, các nguyên liệu là thức ăn thô, xanh được cắt ngắn 2-3cm bằng máy thái cỏ trước khi được trộn với thức ăn tinh bằng máy trộn.

Bảng 3.2. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm Nguyên liệu CK (%) % tính theo CK TDN (% CK) DE (Mj/kg CK) ME (Mj/kg CK) Protein

thô thô Xơ Lipit KTS DXKN

Cỏ voi tươi 18,0 11,0 34,28 3,78 9,89 41,05 57,48 10,60 8,69

Rơm khô 88,41 4,59 35,12 1,7 13,78 44,81 45,63 8,42 6,9

Cây ngô cả bắp ủ chua 30,42 7,53 29,63 1,49 6,17 55,18 57,79 10,66 8,74

Rơm ủ ure 45,12 7,77 35,42 1,21 11,65 43,95 47,69 8,80 7,21 Bột ngô 84,6 11,57 2,6 6,02 2,83 76,98 82,61 15,24 12,5 Cám mì 87,7 14,7 9,9 4,3 4,3 66,8 77,88 14,37 11,78 Khô đỗ tương 89,0 50,11 5,72 1,68 7,29 35,2 89,43 16,5 13,53 Bã bia 22,21 23,8 17,24 1,12 5,56 52,28 90,1 16,62 13,63 Rỉ mật 78,0 11 0 0 7,5 81,5 76,89 14,18 11,63 download by : skknchat@gmail.com

Công thức thức ăn cho bò trong thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.3. Công thức thức ăn và thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho bò

Nguyên liệu KP thí nghiệm (% VCK)

KP1 KP2 KP3 KP4

Cỏ voi (% CK khẩu phần) 21,00 20,00 22,00 21,00

Rơm khô (% CK khẩu phần) 15,00 0,00 0,00 0,00

Rơm ủ urê (% CK khẩu phần) 0,00 16,00 0,00 9,00

Cây ngô ủ chua (% CK khẩu phần) 0,00 0,00 20,00 9,00

Bột ngô (%) 45,00 46,25 41,00 44,00 Khô dầu (%) 4,10 3,25 4,15 3,80 Bã bia (%) 8,75 7,85 6,70 7,00 Rỉ mật (%) 6,00 6,50 6,00 6,05 Muối ăn 0,15 0,15 0,15 0,15 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Giá trị dinh dưỡng

Hàm lượng VCK (%) 65,52 59,79 54,73 57,59

Năng lượng trao đổi (Mj/kgVCK) 10,93 10,94 10,96 10,93

Protein thô (%) 13,00 13,01 13,00 13,01

Hàm lượng xơ thô (%) 20,43 21,44 22,85 22,28

Giá thức ăn (nghìn đồng/kg VCK) 3,51 3,65 3,72 3,68

Hàng ngày, bò được cho ăn tự do, chia làm 2 bữa bằng khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được trộn bằng máy trộn TMR, nguyên liệu thô xanh được thái nhỏ bằng máy thái có trước khi trộn. Công thức thí nghiệm, thành phần hóa học của thức ăn cho bò thí nghiệm được trình bày ở bảng:

Bảng 3.4. Khẩu phần ăn cho bò (theo dạng sử dụng)

Nguyên liệu KP thí nghiệm (% theo dạng sử dụng)

KP1 KP2 KP3 KP4

Cỏ voi (%CK khẩu phần) 48,88 44,67 43,79 44,54

Rơm khô (% CK khẩu phần) 7,10 0.00 0,00 0,00

Rơm ủ ure (% CK khẩu phần) 0,00 14,25 0,00 7,62

Cây ngô ủ chua (% CK khẩu phần) 0,00 0,00 23,55 11,30

Bột ngô (%) 22,29 21,98 17,36 19,86 Khô đỗ tương(%) 1,93 1,47 1,67 1,63 Bã bia (%) 16,51 14,21 10,81 12,03 Rỉ mật (%) 3,22 3,35 2,75 2,95 Muối ăn 0,07 0,07 0,07 0.07 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Bảng 3.5. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần trong thí nghiệm

Chỉ tiêu KP1 KP2 KP3 KP4

Hàm lượng VCK (%) 41,90 40,20 35,83 38,18

Năng lượng trao đổi (Mj/kg vck) 10,93 10,94 10,96 10,93

Protein thô (%) 13,00 13,01 13,00 13,01

Hàm lượng xơ thô (%) 20,43 21,44 22,85 22,28

Gía thức ăn (nghìn đồng/kg vck) 5,39 5,43 5,69 5,55

Bảng 3.6. Giá nguyên liệu thức ăn

STT Nguyên liệu (kg) Gía (nghìn đồng/kg)

1 Cỏ voi 0,453

2 Rơm khô 1,00

3 Rơm ủ ure 0,727

4 Cây ngô ủ chua 1,260

5 Bột ngô 6,50

6 Khô đỗ tương 11,00

7 Bã bia 0,90

8 Rỉ mật 4,700

3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Khả năng sinh trưởng của bò thí nghiệm

- Khối lượng bò qua các tháng thí nghiệm: Cân khối lựơng bò vào lúc bắt đầu, sau mỗi tháng và kết thúc thí nghiệm, cân bằng cân điện tử Rudweight (Úc) vào buổi sáng, trước khi cho ăn (từ 6g30-7g30).

- Sinh trưởng tuyệt đối A (g/con/ngày): được tính bằng công thức: A (g/con/ngày) = P2-P1

T2-T1

Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày); P1 là khối lượng bò cân tại thời điểm T1 (g)

P2 là khối lượng bò cân tại thời điểm T2 (g); thời điểm T1,T2 (ngày) - Sinh trưởng tương đối của bò qua các tháng thí nghiệm (R%)

R (%) = 2(P2 - P1) x 100 P2 + P1

3.4. KHẢ NĂNG THU NHẬN THỨC ĂN

- Lượng VCK thức ăn thu nhận của bò qua các tháng thí nghiệm: Hàng ngày cân và tính khối lượng vật chất khô thức ăn của bò thí nghiệm lúc cho ăn và thức ăn thừa.

TĂTN (kg VCK/ngày) = Thức ăn cho ăn (kg VCK) – Thức ăn thừa (kg VCK)

3.5. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN

- Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng - FCR (kg VCK/kg tăng KL): căn cứ vào lượng thức ăn thu nhận (kg VCK) và khối lượng tăng lên, tính theo công thức:

FCR (kg VCK/kg tăng KL) = Lượng VCK thu nhận (kg/ngày) Khối lượng tăng lên (kg/ngày) - Tiêu tốn năng lượng (TTNL)/kg tăng KL (MJME/kg tăng KL);

TTNL/kg tăng KL

(MJ ME/kg tăng KL) =

Tổng năng lượngthu nhận (MJME/ngày) Khối lượng tăng lên (kg/ngày)

- Tiêu tốn protein thô (TTCP)/ kg tăng KL (g CP/kg tăng KL); TTCP/kg tăng KL

(gCP/kg tăng KL) =

Tổng lượng protein thô thu nhận (gCP/ngày) Khối lượng tăng lên (kg/ngày)

- Tiêu tốn chất hữu cơ /kg tăng KL (g CHC/kg tăng KL); TTCHC/kg tăng KL

(gCHC/kg tăng KL) =

Tổng lượng chất hữu cơ thu nhận (gCHC/ngày) Khối lượng tăng lên (kg/ngày)

- Tiền chi phí thức ăn cho tăng khối lượng (nghìn đồng/kg tăng KL)

3.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨC ĂN

Mẫu thức ăn được lấy theo TCVN 4325-2007 và phân tích tại phòng thí nghiệm bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn, Phòng thí nghiệm Trung tâm – Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam với các chỉ tiêu sau:

- Xác định hàm lượng vâ ̣t chất khô theo TCVN 4326: 2007; - Đi ̣nh lượng khoáng tổng số theo TCVN 4327:2007; - Đi ̣nh lượng xơ thô theo TCVN 4329: 2007;

- Đi ̣nh lượng lipit thô theo TCVN 4321: 2007;

- Đi ̣nh lượng protein thô được tính toán trên cơ sở xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN 4328-1:2007.

- Xác định hàm lượng dẫn xuất không nitơ (DXKN) theo công thức: DXKN (%) = 100 – (% nước + % protein thô + % lipit thô + % xơ thô

+ % khoáng tổng số)

- Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME): Được tính toán theo phương pháp của Wardeh (1981)

Giá trị ME của thức ăn được ước tính như sau: DE (Mcal/kg CK) = 0,04409 x TDN

ME (Mcal/kg CK) = 0,82 x DE

TDN (% CK thức ăn) tính theo Wardeh (1981) (trích theo Viện Chăn nuôi, 1995) như sau:

Đối với cỏ xanh

TDN (% VCK thức ăn) = -21,7656 + 1,4284 x %Protein thô + 1,0277 x %DXKN + 1,2321 x %Lipit thô + 0,4867 x %Xơ thô

Đối với thức ăn giàu năng lượng

TDN (% CK thức ăn) = 40,2625 + 0,1969 x %Protein thô + 0,4228 x %DXKN + 1,1903 x %Lipit thô + 0,1379 x %Xơ thô

Đối với thức ăn thô khô

TDN (% CK thức ăn) = -17,2649 + 1,2120 x %Protein thô + 0,8352 x %DXKN + 2,4637 x %Lipit thô + 0,4475 x %Xơ thô

Đối với thức ăn giàu protein:

TDN(% CK thức ăn) = 40,3227 + 0,5398 x %Protein thô + 0,4448 %DXKN + 1,4218 x %Lipit thô – 0,7007 x %Xơ thô

Đối với thức ăn ủ chua

TDN (% CK thức ăn) = -21,9391 + 1,0538 x %Protein thô + 0,9736 x %DXKN + 3,0016 x %Lipit thô + 0,4590 x %Xơ thô

Trong đó:

TDN: là tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa (Total Digestile Nutrients) tính bẳng % trong chất khô (% CK) của thức ăn.

DE: Năng lượng tiêu hóa (kcal/kg CK) ME: Năng lượng trao đổi (kcal/kg CK).

3.7. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHO THỊT VÀ PHÂN LOẠI THỊT TINH THỊT TINH

Năng suất và chất lượng thịt: cả 03 bò trong mỗi lô thí nghiệm được mổ khảo sát để xác định khả năng cho thịt theo phương pháp của Phùng Quốc Quảng và Hoàng Kim Giao (2006): Khối lượng trước khi giết mổ: Được cân khi đưa vào giết mổ sau khi đã nhịn đói 24 giờ; Khối lượng thịt xẻ: Khối lượng thân thịt sau khi đã cắt tiết, bỏ đầu, lột da, lấy nội tạng và cắt 4 chân; Tỷ lệ thịt xẻ: % khối lượng thịt xẻ so với khối lượng trước khi giết mổ.

Khối lượng trước khi giết mổ: Được cân khi đưa vào giết mổ sau khi đã nhịn đói 24h.

Khối lượng thịt xẻ: Khối lượng thân thịt sau khi đã cắt tiết, bỏ đầu, lột da, lấy nội tạng và cắt 4 chân.

Tỷ lệ thịt xẻ: % khối lượng thịt xẻ so với khối lượng trước khi giết mổ. Phân loại thịt tinh theo phân loại của người bán lẻ như mô tả của Đinh Văn Cải (2007):

Thịt bò loại 1: Bao gồm khối lượng thịt của 2 đùi sau, thăn lưng và thăn chuột.

Thịt bò loại 2: Bao gồm thịt của đùi trước. thịt cổ và phần thịt đậy lên lồng ngực.

Thịt bò loại 3: Bao gồm khối lượng thịt phần bụng. thịt kẽ sườn và các thịt được lọc ra của thịt loại 1 và loại 2 (phần tề).

3.8. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được tập hợp trên bảng tính Microsoft Excel 2013, và được phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình một nhân tố, các tham số thống kê gồm giá trị trung bình (Mean), sai số chuẩn (SE), sử dụng phần mềm thống kê Minitab 16.0.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ THÍ NGHIỆM 4.1.1. Khối lượng của bò thí nghiệm 4.1.1. Khối lượng của bò thí nghiệm

Để đánh giá sinh trưởng của bò thí nghiệm, lúc bắt đầu thí nghiệm và hàng tháng chúng tôi tiến hành cân bò thí nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng sau.

Kết quả thu được cho thấy, ở các nghiệm thức, lúc bắt đầu thí nghiệm khối lượng bò đồng đều, trung bình trong khoảng 495,0 đến 497,0 kg đã tăng khá nhanh trong thời gian thí nghiệm, kết thúc tháng thí nghiệm thứ nhất, chỉ tiêu này ở các nghiệm thức đã là 536,3-538,3 kg, bò được nuôi bằng khẩu phần 1 (thức ăn thô là cỏ voi và cây ngô chính sáp ủ chua) có khối lượng cao nhất 538,30kg, và thấp nhất ở bò nuôi bằng khẩu phần 2 (thức ăn thô là cỏ voi và rơm ủ ure), tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.1. Khối lượng bò trong thời gian thí nghiệm (kg)

Tháng TN Khối lượng bò (kg), n=3 KP1 KP2 KP3 KP4 Bắt đầu TN 497,0 ± 16,8 495,0±12,9 496,3 ± 18,4 496,7 ± 12,8 1 537,7 ± 16,9 536,3±13,6 538,3 ± 18,4 538,3 ± 12,5 2 581,3 ± 16,4 580,0±12,9 584,0 ± 18,1 583,3 ± 13,0 3 631,0 ± 15,9 631,0±12,5 636,3±17,4 634,3 ± 12,4

Ở tháng thí nghiệm thứ 2, bò thí nghiệm vẫn tăng khối lượng theo quy luật và tương tự như ở tháng thí nghiệm 1, cụ thể, khối lượng bò trung bình là 580,0 – 584,0 kg, trong đó, bò được vỗ béo bằng khẩu phần với thức ăn thô là cỏ voi và cây ngô ủ chua có khối lượng lớn nhất 584,0kg; và thấp nhất là bò được nuôi bằng khẩu phần cỏ voi và rơm ủ ure (KP2) -580,0 kg, tuy nhiên không quan sát thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các lô.

Theo công bố của Hoàng Kim Vũ (2011), trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Hà Nội, khối lượng khi 18 tháng tuổi của bò lai F1(Droughtmaster × Lai Sind) chỉ là 297,08kg.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Văn Tiến Dũng, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Tấn Vui (2010) vỗ béo bò lai ½ Drought Master và ½ Limousine nuôi trong điều kiện thí nghiệm tại Đắk Lắk giai đoạn 18-21 tháng tuổi, khối lượng tăng trọng của bò lai ½ Drought Master sau 3 tháng vỗ béo- tại thời điểm 21 tháng tuổi là 391,6 kg, của bò lai ½ Limousine là 388,4 kg thì khối lượng tăng trọng trong thời gian vỗ béo 3 tháng của chúng tôi (cùng thời điểm 21 tháng tuổi) cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu trên (636,3 kg).

Theo báo cáo của Nguyễn Thiện và cs. (1992) thì bò lai ½ Charolais có thể đạt khối lượng 375 kg và bò lai ½ Simental đạt khối lượng 365 kg lúc 24 tháng tuổi khi nuôi ở vùng có khí hậu ôn đới tại Bảo Lộc Lâm Đồng. Như vậy kết quả của chúng tôi cho thấy bò lai F1 (BBB x Laisind) đạt khối lượng lớn hơn bê lai ½ Charolais và ½ Simental ngay cả khi các con lai này được nuôi trong điều kiện khí hậu thuận lợi hơn.

Khi kết thúc thí nghiệm khối lượng bò bình quân ở các KP1, KP2, KP3, KP4 của 3 tháng thí nghiệm lần lượt là 631,0kg, 631,0kg, 636,3kg, 634,3kg. Như vậy khối lượng bò được nuôi bằng khẩu phần với thức ăn thô là cỏ voi và cây ngô ủ chua (KP3) là cao nhất.

Khối lượng của bò thí nghiệm lai F1 (BBB x Lai Sind) giai đoạn 19-21 tháng được thể hiện rõ hơn ở đồ thị 4.1

49 7 538 58 1 631 4 9 5 536 5 80 6 3 1 4 96 5 3 8 584 6 36 4 97 538 58 3 63 4 00 100 200 300 400 500 600 Bắt đầu TN 1 2 3 K h i l ư n g ( k g) Tháng TN KP1 KP2 KP3 KP4

Nhìn vào biểu đồ thấy rõ hơn sự khác nhau về chỉ tiêu khối lượng trung bình của bò khi được nuôi bằng các khẩu phần khác nhau trong thí nghiệm. Ở tháng thí nghiệm 1, sự chênh lệch là không rõ ràng, tuy nhiên, ở tháng cuối đã quan sát thấy sự khác biệt rõ hơn, cụ thể là cột biểu thị khối lượng bò được nuôi bằng KP3 là cao nhất, và thấp nhất là ở bò nuôi bằng KP1 và KP2.

4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bò thí nghiệm

Sinh trưởng tuyệt đối của bò trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2. Kết quả thu được cho thấy, ở tháng thí nghiệm thứ 1, sinh trưởng tuyệt đối trung bình của bò từ 1311,8 – 1354,8 g/con/ngày, trong đó, bò ăn các thức ăn thô trong khẩu phần nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này.

Ở tháng thí nghiệm thứ 2, sinh trưởng tuyệt đối của bò thí nghiệm trung bình từ 1455,6-1522,2 g/con/ngày, trong đó, bò được nuôi bằng 2 khẩu phần gồm cỏ voi, rơm (KP1) và cỏ voi , rơm ủ ure (KP2) có chỉ tiêu này bằng nhau – 1455,6 g/con/ngày. Bò được nuôi bằng khẩu phần 4 (cỏ voi, rơm ủ ure và cây ngô ủ chua) có sinh trưởng 1500,0 g/con/ngày, cao hơn một chút so với 2 KP trên nhưng thấp hơn bò được nuôi bằng KP3 (cỏ voi và cây ngô ủ) – 1522,2 g/con/ngày.

Trong tháng thí nghiệm thứ 3, bò ở các lô thí nghiệm khá tốt và đều cao hơn so với tháng thí nghiệm liền trước, trong đó, bò nuôi bằng khẩu phần 3 với thức ăn thô là cỏ voi và ngô ủ chua có chỉ tiêu này cao nhất – 1688,2 g/con/ngày. Bò ở các lô thí nghiệm còn lại có sinh trưởng tuyệt đối trong khoảng 1645,2-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò lai (BBB x lai SIND) giai đoạn nuôi vỗ béo 19 21 tháng tuổi (Trang 38)