7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.3.1. N ữn ết quả đạt đƣợ
Trong quá trình hoạt động, công tác kiểm soát đối với hoạt động tín dụng đã đạt đƣợc một số kết quả:
Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng nhà nước đảm bảo tính độc lập giữa chức năng quản lý rủi ro và thực hiện nghiệp vụ, có sự phân công rõ ràng về chức năng nhiệm vụ.
Eximbank ý thức đƣợc vai trò của kiểm soát nội bộ đối với việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng. Eximbank đã xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc đảm bảo đƣợc tính độc lập giữa chức năng quản lý rủi ro và chức năng bộ phận thực hiện nghiệp vụ. Bộ phận KTKSNB thuộc khối giám sát Hội sở của Eximbank đƣợc phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng để thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát, là bộ phận hoạt động độc lập, tách bạch với các đơn vị kinh doanh, không gắn liền với quá trình thực hiện nghiệp vụ và chịu áp lực của chỉ tiêu, doanh số kinh doanh giúp phát huy đƣợc hiệu quả vai trò giám sát.
Nghiên cứu và ban hành các quy trình nghiệp vụ phục vụ cho công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đƣợc Eximbank xây dựng dƣới hai hình thức giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp với những hƣớng dẫn rõ ràng, cụ thể, chi tiết là cẩm nang cho các cán bộ KTKSNB trong quá trình thực hiện kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng, giúp cán bộ KTKSNB nhanh chóng nhận biết các sai phạm, không bỏ sót các sai phạm trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động tại chi nhánh. Góp phần đƣa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào nề nếp, kỷ cƣơng thống nhất. Tuân thủ theo đúng chính sách, quy định của ngân hàng cũng nhƣ đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng được thực hiện thường xuyên giúp kịp thời phát hiện các sai sót trong hoạt động tín dụng
Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Eximbank đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, định kỳ, đột xuất theo chỉ đạo của Ban điều hành. Việc kiểm tra
thƣờng xuyên, bố trí cán bộ KTKSNB cố định tại một số chi nhánh có rủi ro cao giúp kịp thời phát hiện các sai sót trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh trong hệ thống Eximbank, kịp thời có những kiến nghị đối với chi nhánh và các phòng ban có liên quan tại Hội sở sớm có biện pháp khắc phục, xử lý các sai phạm về hoạt động tín dụng. Nhờ vậy giúp cho hoạt động tín dụng đƣợc an toàn, hiệu quả hơn và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng.
Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng phát hiện được nhiều sai sót, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Công tác KSNB hoạt động tín dụng thời gian qua đã ghi nhận đƣợc nhiều sai sót qua quá trình kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động tín dụng tại các chi nhánh trong hệ thống Eximbank. Số lƣợng các sai sót đƣợc phát hiện tăng qua các năm đã góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của chi nhánh đồng thời giúp ban lãnh đạo ngân hàng nhìn nhận, đánh giá đƣợc tình hình hoạt động tín dụng để từ đó có những giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Eximbank.
Kết quả công tác KTKSNB được đánh giá định kỳ hàng năm giúp cải thiện, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát
Hàng năm Eximbank đều tổ chức tổng kết, báo cáo đánh giá công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đã thực hiện trong năm, đánh giá về tiến độ thực hiện, chất lƣợng thực hiện, đánh giá hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm nhìn nhận những mặt đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại, qua đó có những biện pháp cải thiện chất lƣợng công tác kiểm tra kiểm soát, nâng cao hiệu quả hoạt động của Eximbank.
2.3.2. N ữn ạn ế và n uyên n ân ủ n ữn ạn ế
a. Những hạn chế
Ngoài những kết quả đạt đƣợc nêu trên công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Eximbank còn một số hạn chế sau:
Kết quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng chưa đạt yêu cầu ở việc ghi nhận lỗi và xác định nguyên nhân gây ra lỗi
Kết quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại một số hạn chế liên quan đến việc cán bộ KTKSNB ghi nhận lỗi chƣa chính xác, hoặc không ghi nhận lỗi có khả năng dẫn đến rủi ro, tổn thất cho Eximbank. Ngoài ra, vẫn còn trƣờng hợp việc xác định nguyên nhân gây ra lỗi chƣa chính xác, chƣa đƣợc cán bộ KTKSNB chú trọng, phân tích sâu, các nguyên nhân đƣợc miêu tả sơ sài, chƣa đi sâu vào bản chất của lỗi phát sinh.
Công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng chưa thật sự phát huy hiệu quả
Công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng còn gặp hạn chế về số liệu, thông tin cần thiết do phần mềm truy xuất dữ liệu thông tin Korebank của Eximbank chƣa đáp ứng yêu cầu của cán bộ KTKSNB trong việc truy xuất các thông tin chi tiết về hoạt động tín dụng dƣới dạng các báo cáo tổng hợp theo nhiều tiêu thức khác nhau. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ có những sai phạm nghiệp vụ tín dụng không đƣợc phát hiện và ngăn chặn kịp thời, do đó công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ chồng chéo với kiểm toán nội bộ.
Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổng Giám đốc và ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát có nhiều điểm chồng chéo, còn trùng lắp về mặt nghiệp vụ dẫn đến việc lãng phí nguồn lực, kém hiệu quả. Việc tổ chức bộ phận KTKSNB thực hiện kiểm tra, sau đó ban kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra lại gây nhiều bất cập trong công tác kiểm tra, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các chi nhánh trong hệ thống Eximbank.
Công tác kiểm tra KSNB được thực hiện sau khi chi nhánh giải ngân hồ sơ tín dụng do đó không thể kịp thời ngăn chặn các sai phạm xảy ra.
Phƣơng thức kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng hiện nay đang đƣợc áp dụng tại Eximbank đối với cán bộ KTKSNB thuộc Hội sở là chỉ kiểm tra hồ sơ tín dụng sau khi chi nhánh đã giải ngân cho khách hàng. Cán bộ KTKSNB không can thiệp trực tiếp vào quá trình thẩm định, giải ngân của chi nhánh. Việc kiểm tra hồ sơ tín dụng sau khi giải ngân chỉ có tác dụng là phát hiện sai sót, đƣa ra kiến nghị khắc phục sai sót do đó công tác KTKSNB hoạt động tín dụng không thể kịp thời ngăn chặn những khoản vay có sai phạm, giúp giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra cho Eximbank.
Nhân sự thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát khá mỏng so với quy mô hoạt động của Eximbank
Số lƣợng nhân sự phòng QLRRHĐ năm 2016 bị cắt giảm hơn 40% so với các năm trƣớc, toàn hệ thống có 90 cán bộ đƣợc chia làm 5 khu vực miền Nam (Hội sở và khu vực TPHCM), miền Đông Nam Bộ, miền Tây, miền Trung, miền Bắc. Trong đó, 10 cán bộ đóng cố định tại Hội sở chính không thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát, 80 cán bộ tại các khu vực sẽ thực hiện công tác kiểm tra trực tiếp và giám sát từ xa 207 chi nhánh và phòng giao dịch. Trong khi đó, qua các năm Eximbank không ngừng tăng về số điểm giao dịch và dƣ nợ tín dụng, theo yêu cầu của ban điều hành để vẫn đảm bảo tình hình kiểm tra giám sát tại các chi nhánh cán bộ KTKSNB vừa phải đảm nhận công tác giám sát từ xa hàng ngày, vừa phải tham gia các đoàn kiểm tra trực tiếp tại chi nhánh theo kế hoạch kiểm tra và đảm bảo dƣ nợ của hồ sơ kiểm tra trong năm chiếm tối thiểu 70% dƣ nợ của chi nhánh nên khối lƣợng công việc rất lớn, khó đảm bảo công tác KTKSNB mang lại kết quả tốt.
b. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
- Thiếu cơ sở pháp lý về kiểm tra kiểm soát nội bộ. Hiện nay, ngoài Luật các TCTD 2010 và Thông tƣ số 44/2011/TT-NHNN là những cơ sở pháp lý cho các ngân hàng thiết lập hệ thống KSNB, chƣa có những hƣớng dẫn cụ thể khác từ NHNN về cách thức xây dựng hoạt động KSNB cho hữu hiệu mà mỗi ngân hàng sẽ tự vẽ cho mình một cách, Eximbank cũng không ngoại lệ. Do đó, trong những năm qua, hoạt động KSNB tại một Eximbank đã hoạt động nhƣng chƣa mang lại hiệu quả mong muốn do thiếu cơ sở pháp lý để xác định vai trò, chức năng, trách nhiệm và còn thiếu công cụ để thực hiện công tác giám sát.
- Môi trƣờng kinh tế quốc tế và trong nƣớc có nhiều diễn biến phức tạp khiến cho những sai phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có xu hƣớng ngày càng gia tăng và tinh vi hơn.
* Nguyên nhân chủ quan
- Đội ngũ cán bộ làm công tác KSNB chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng đối với chức năng kiểm tra, kiểm soát. Năng lực cán bộ KSNB còn hạn chế và số lƣợng nhân sự KSNB bị cắt giảm khó đáp ứng hoàn thành tốt khối lƣợng công việc lớn.
- Eximbank chƣa thực sự chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, chƣa có các chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút và tạo sự gắn bó giữa các cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ với Eximbank.
- Hệ thống phần mềm công nghệ thông tin chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ khi cần truy xuất dữ liệu báo cáo, truy
- Ban điều hành ngân hàng Eximbank có những thay đổi trong mô hình hoạt động của bộ phận KTKSNB từ bố trí cán bộ KTKSNB tại tất cả các chi nhánh sang hình thức chỉ bố trí tại một số chi nhánh, đồng thời cắt giảm nhân sự KTKSNB và thay đổi cách thức kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng từ kiểm tra hồ sơ tín dụng trƣớc giải ngân sang kiểm tra hồ sơ tín dụng sau giải ngân, các thay đổi này làm ảnh hƣởng đến kết quả công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết tại chƣơng 1, trong chƣơng 2 tác giả đã đi vào phân tích thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Eximbank. Đƣa ra đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những mặt hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Eximbank. Đây chính là cơ sở để tác giả đƣa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Eximbank.
CHƢƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
Công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Eximbank còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của Ban điều hành. Mặc dù bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ đã đƣợc thiết lập tại tất cả chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2012 đến 9/2016 và cho đến cuối năm 2016 Eximbank vẫn duy trì cán bộ KTKSNB đóng cố định tại một số chi nhánh tuy nhiên vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng chƣa thật sự hiệu quả, chƣa đạt đƣợc mong đợi của Ban điều hành. Điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống Eximbank tăng qua các năm đi kèm theo đó là chi phí dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng khiến lợi nhuận của ngân hàng liên tục ở mức thấp.
Công tác KSNB hoạt động tín dụng bên cạnh những mặt đạt đƣợc vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, tìm ra đƣợc nguyên nhân của những hạn chế nhƣng chƣa đƣợc khắc phục do đó cần thiết phải có những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Eximbank, phát huy hiệu quả của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ giúp Eximbank trở thành một ngân hàng bền vững, ổn định và phát triển trong thời gian tới.
3.1.1. Địn ƣ n oạt độn tín ụn ủ N ân àn TMCP Xuất n ập ẩu V ệt N m
Đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng kết hợp với phát triển và mở rộng các dịch vụ khác nhằm lấy lại vị thế của Eximbank. Tập trung phát triển khách hàng tiềm lực tài chính mạnh, có thƣơng hiệu, hoạt động ổn định và có xu hƣớng phát triển, khách hàng có sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của
Eximbank, khách hàng có uy tín hoạt động trong nhiều năm qua với Eximbank.
Chủ động, thận trọng trong mở rộng và phát triển kinh doanh. Việc phát triển tín dụng phải hết sức thận trọng trên những nguyên tắc: khách hàng tốt, phƣơng án, dự án kinh doanh khả thi, an toàn, hiệu quả, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, các đơn vị kinh doanh không đƣợc chạy theo doanh số, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát khoản vay, tài sản đảm bảo đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả.
Liên tục rà soát lại danh mục nợ quá hạn, nợ xấu và danh mục dƣ nợ mới phát sinh trong năm, các điều kiện tín dụng với khách hàng, các quy trình đã đƣợc thiết kế quản lý khách hàng, tiến độ thực hiện dự án, tài sản đảm bảo, đánh giá khả năng trả nợ của phƣơng án.
3.1.2. Địn ƣ n và mụ t êu ểm soát nộ bộ oạt độn tín ụn ủ N ân àn TMCP Xuất n ập ẩu V ệt N m
Định hướng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Tăng cƣờng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng để phát hiện kịp thời các sai phạm, hạn chế rủi ro phát sinh có thể ảnh hƣởng đến vị thế, uy tín và kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank. Tập trung kiểm soát các mảng hoạt động thƣờng xảy ra sai phạm bao gồm: Kiểm soát việc thẩm định, cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng có dƣ nợ lớn, kiểm tra đối với khách hàng có tài sản thế chấp là hàng hóa, hàng tồn kho bình quân hoặc tài sản hình thành trong tƣơng lai; Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy chế nghiệp vụ của ngân hàng; Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn, các giới hạn tín dụng.
Nhận diện và cảnh báo môi trƣờng kiếm soát của chi nhánh trong hệ thống Eximbank bị suy giảm trong vòng 1 tháng kể từ khi có các yếu tố phát sinh làm giảm môi trƣờng kiểm soát của chi nhánh, cảnh báo các khoản nợ có
dƣ nợ từ 1 tỷ đồng trở lên đang ở nhóm 1 có nguy cơ suy giảm chất lƣợng, khả năng chuyển nhóm 2, nợ xấu trừ trƣờng hợp nguyên nhân xảy ra là bất khả kháng.
Mục tiêu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn và sai phạm xảy ra, đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm ẩn đều đƣợc cảnh bảo và các sai phạm trọng yếu có nguy cơ gây tổn thất đều đƣợc phát hiện qua công tác KSNB hoạt động tín dụng. Tất cả các chi nhánh trong hệ thống Eximbank phải đƣợc kiểm tra kiểm soát nội bộ tối thiểu 1 năm/lần, số lƣợng hồ sơ tín dụng kiểm tra trong năm có dƣ nợ tín dụng chiếm tối thiểu 70% dƣ nợ tín dụng của chi nhánh, kiểm tra 100% hồ sơ khách hàng có dƣ nợ lớn, tài sản thế chấp là hàng hóa, hàng tồn kho bình