Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phơi nhiễm và tác động sức khỏe do ô nhiễm bụi trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 28 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá phơi nhiễm và rủi ro sức khỏe

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cùng với nhiều nghiên cứu khác trên toàn thế giới, nghiên cứu “Đánh giá mức độ phơi nhiễm của người tham gia giao thông đối với ô nhiễm không khí tại Châu Á ” năm 2014 của Sumeet Saksena. Nghiên cứu được thực hiện tại các con đường chính ở một số khu vực như Delhi, Jakarta, Malina, Beijing, Ho Chi Minh, Dhaka, Bangkok và California, Pittsburg (Mỹ) để so sánh, nghiên cứu tập trung vào các chất gây ô nhiễm do giao thông như VOCs, PM2,5, PM10, CO, NO2.

Nghiên cứu đi sâu vào phân tích phương tiện giao thông phát thải ra môi trường và ảnh hưởng của chất ô nhiễm do giao thông đến các đối tượng như học sinh, công nhân nam, công nhân nữ và nội trợ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, các đối tượng có thời gian phơi nhiễm với nguồn ô nhiễm càng nhiều thì tỉ lệ mang các bênh về hô hấp càng lớn. Đặc biệt đối với các đối tượng thường xuyên tham gia giao thông vào các giờ cao điểm, nơi đang có công trình xây dựng, sinh sống và làm việc tại các mặt đường lớn. Nghiên cứu: “Khả năng ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ quá trình đốt cháy làm ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng” (Thomas and Zelikoff, 1999) và nhóm nghiên cứu “Vai trò của hạt bụi mịn (PM2,5)” (Zelikoff et al., 2003), kết quả cho thấy ảnh hưởng đối với sức đề kháng đường hô hấp, thấm biểu mô, và chức năng đại thực bào có liên quan với các thành phần khác nhau của hỗn hợp phức tạp của ô nhiễm không khí được tạo ra bởi các nguồn trong nhà và ngoài trời.

Nghiên cứu của (Kelly, 2003) đã đưa ra giả thuyết là sự chuyển tiếp các hạt bụi PM liên quan là một yếu tố phổ biến trong một loạt các tác hại của ô nhiễm không khí trên hệ thống tim mạch và hô hấp.

Năm 2002, Judith Zelikoff - nhà khoa học làm việc tại Khoa Dược trường Đại học New York đã chọn chuột để thử nghiệm về sự chuyển tiếp các hạt Bụi PM. Kết quả cho thấy có mối tương quan giữa sự chuyển tiếp các hạt bụi và sự thay đổi – các biểu hiện ở chuột.

Theo nghiên cứu của A.Chaloulakou et al., 2003 về mối tương quan giữa

nồng độ không khí bên trong và bên ngoài công trình (nghiên cứu tại văn phòng và trường học) tại Athens, Hi Lạp. Hai công trình nằm rất gần đường lớn và nhiều xe cộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ không khí bên ngoài và trong nhà có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau theo thời gian, trong đó nồng độ bên ngoài thường cao hơn nồng độ bên trong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phơi nhiễm và tác động sức khỏe do ô nhiễm bụi trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 28 - 29)