Vị trí, thời gian, tần suất quan trắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phơi nhiễm và tác động sức khỏe do ô nhiễm bụi trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 34 - 54)

TT Vị trí Ký hiệu Thời gian, tần xuất

1 Cổng trường Đại học Khoa học

Tự nhiên VT 01

Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 2 Ngã tư Khuất Duy Tiến VT 02 Đợt 1: 8/2016

Đợt 2: 12/2016 3 Ngã tư Lê Văn Lương – Khuất

Duy Tiến VT 03

Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 4 Ngã ba Lê Văn Lương – Hoàng

Đạo Thúy VT 04

Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016

5 Ngã tư sở VT 05 Đợt 1: 8/2016

Đợt 2: 12/2016 6 Ngã tư Trường Chinh – Tôn

Thất Tùng VT 06

Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 7 Ngã tư Trường Chinh – Giải

Phóng VT 07

Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 8 Cổng công ty Nội thất Hòa Phát VT 08 Đợt 1: 8/2016

Đợt 2: 12/2016 9 68 Nguyễn Xiển VT 09 Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 10 Ngõ 90 Nguyễn Tuân VT 10 Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 11 Cổng đồn Công An phường Nhân Chính VT 11 Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 12 Ngã 4 Vũ Tông Phan – Khương

Hạ VT 12 Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 13 Cổng Cty TNHH Dịch vụ bảo vệ Đại Long VT 13 Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 14 166B Hoàng Văn Thái VT 14 Đợt 1: 8/2016

Đợt 2: 12/2016 15 304 Lê Trọng Tấn VT 15 Đợt 1: 8/2016

Hình 3.1. Vị trí các điểm quan trắc – lấy mẫu

3.4.3.2. Phương pháp sử dụng thiết bị đo trực tiếp

Các thiết bị đo cá nhân được các tình nguyện viên mang theo mình trong suốt quá trình làm việc để đo trực tiếp nồng độ bụi nhằm xác định được độ phơi nhiễm của người dân thông qua nhóm tình nguyện viên.

3.4.3.3. Thiết bị quan trắc – lấy mẫu

a. Thiết bị lấy mẫu bằng phương pháp khối lượng

* Nguyên tắc:

Để lấy mẫu bụi PM10 và bụi PM2,5, cài đặt thiết bị với tốc độ dòng 5 lít/ phút, không khí sẽ được hút vào qua bộ phận tách kích thước hạt (hay được gọi là phễu lọc) và sau đó qua một bộ phận lọc.

* Lấy mẫu - Yêu cầu:

Mẫu không khí được lấy ở độ cao 1,5m cách mặt đất;

Điểm bố trí lấy mẫu ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía, đẩm bảo đại diện cho khu vực lấy mẫu.

- Lấy mẫu:

Trước khi lấy mẫu, giấy lọc cần phải được sấy 4 tiếng tại 60oC và để ổn

định trong 2 giờ. Sau đó mang đi cân đến khối lượng không đổi. Ghi số liệu: trọng lượng ban đầu.

Dùng banh gắp giấy lọc vào đầu lấy mẫu, sau đó bật thiết bị và cài đặt lưu lượng 5 lít/phút.

Lấy mẫu trong 24 giờ liên tục.

Sau thời gian lấy mẫu, tắt máy. Dùng panh gắp giấy lọc đưa vào hộp bảo quản. * Phân tích

- Giấy lọc được sấy ở nhiệt độ 60oC trong vòng 4 giờ.

- Sau khi sấy, cái bao đựng giấy lọc được đặt trong môi trường cân 24 giờ trước khi cân.

- Ghi kết quả cân giấy đến khối lượng không đổi. Ghi số liệu: trọng lượng sau lấy mẫu.

- Tính toán:

C (mg/m3) =

Trong đó:

C (mg/m3): Hàm lượng bụi trung bình 24 tiếng

m2: Trọng lượng giấy lọc sau lấy mẫu

m1: Trọng lượng giấy lọc trước lấy mẫu

b. Thiết bị đo trực tiếp

* Thiết bị đo trực tiếp bụi PM2,5 và PM10

Hình 3.3. Thiết bị đo PM2,5 và phần mềm load dữ liệu

Thiết bị có model PDR-1500 được sản xuất bởi hãng Thermo Inc, USA. Thiết bị chủ động có bơm bên trong, tốc độ bơm 3,5 L/phút. Không khí đi qua một cyclone với hiệu suất thu 50% đối với các sol khí với đường kính khí động học tương đương với 2,5 micron (D50 = 2,5 mm).

Nguyên tắc: Thiết bị đo cường độ ánh sáng bị tán xạ bởi các hạt trong không khí đi qua buồng cảm biến. Cường độ của ánh sáng bị tán xạ tỷ lệ tuyến tính với nồng độ của các hạt trong buồng.

Sai số: ± 5%. Phạm vi đo lường nồng độ 0,001 - 400 mg/m3.

Hình 3.4. Thiết bị đo PM10 và phần mềm load dữ liệu

pDR-1000AN là một máy đo quang học. Với một bộ thu phát ánh sáng hồng ngoại quang học tiêu chuẩn. Một luồng ánh sáng cường độ cao phát ra dưới một góc 50 – 90º chiếu tới sensor cảm biến để phân tích nồng độ bụi có trong không khí.

Sai số: ± 5%. Phạm vi đo lường nồng độ 0,001- 400 mg/m3.

* Lấy mẫu:Thiết bị đo trực tiếp được gắn trên người tình nguyện viên trong suốt

thời gian theo dõi.

* Kết quả:Kết quả được trích xuất ra bằng phần mềm.

c. Thời tiết khi lấy mẫu

- Ngày 1/8 đến 5/8/2016: Ít mây, không mưa, ngày nắng; gió mùa Tây Nam, nhiệt độ từ 22 – 30 oC; độ ẩm 80 – 85%, áp suất thay đổi theo nhiệt độ.

- Ngày 12/12 đến ngày 16/12/2016: Nhiều mây, không mưa, ngày nắng;

gió mùa đông bắc cấp 2 – 3, nhiệt độ 16-20 oC; độ ẩm 75 – 80%, áp suất thay đổi

theo nhiệt độ.

3.4.4. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng sức khỏe dựa trên phương trình “Dose-Response Relationships” “Dose-Response Relationships”

Sử dụng kết quả quan trắc nồng độ bụi PM10 được tính trung bình sau 24

giờ đo liên tục. Tiếp theo tính ra nồng độ hàm lượng chênh lệch giữa kết quả trung bình 24 giờ quan trắc được và giá trị trung bình 24 giờ quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT. Áp dụng phương pháp lượng giá được WB tổng hợp và nghiên cứu trong tài liệu “Estimating the Health Impact of Air Pollution”, Bart Ostro, 1994. Việc đánh giá ảnh hưởng sức khỏe được dựa trên phương trình “Dose- Response Relationships” để đánh giá các tiêu chí: Tỉ lệ phần trăm tử vong ước tính; sự thay đổi số người tử vong do chết sớm; tỷ lệ mắc bệnh suy hô hấp phải nhập viện (RHA); sự thay đổi về số người mắc bệnh hen suyễn; số người bị mắc bệnh viêm phế quản mãn tính; các triệu chứng về hô hấp.

 Công thức ước tính sự thay đổi số người tử vong do chết sớm

 Ước lượng trên về thay đổi trong số người tử vong:

9,1x10-6*POPi*dA (thay đổi nồng độ PM10)

Ước lượng giữa về thay đổi trong số người tử vong:

6,72x10-6* POPi*dA (thay đổi nồng độ PM10)

Ước lượng dưới về thay đổi trong số người tử vong:

4,47x10-6* POPi*dA (thay đổi nồng độ PM10)

 Công thức tính về tỷ lệ mắc bệnh suy hô hấp phải nhập viện (RHA)

 Ước lượng trên về sự thay đổi RHA trên 100000 người:

 Ước lượng giữa về sự thay đổi RHA trên 100000 người: 1,2* dA (thay đổi nồng độ PM10)

 Ước lượng dưới về sự thay đổi RHA trên 100000 người:

0,657* dA (thay đổi nồng độ PM10)

Sự thay đổi về số người mắc bệnh hen suyễn

 Ước lượng trên số người mắc bệnh hen suyễn:

0,0273 * 5% * dA (nồng độ thay đổi PM10)

 Ước lượng giữa số người mắc bệnh hen suyễn:

0,00326 * 5% * dA (nồng độ thay đổi PM10)

 Ước lượng dưới số người mắc bệnh hen suyễn:

0,00163 * 5% * dA (nồng độ thay đổi PM10)

(Áp dụng Việt Nam: Theo thống kê của Bộ Y tế, số người mắc bệnh hen suyễn chiếm 5% dân số)

Số người bị mắc bệnh viêm phế quản mãn tính

Số người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính có thể được ước tính như sau:

 Ước lượng trên số người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính:

9,18 x 10-5 *dA (nồng độ thay đổi PM10)

 Ước lượng giữa số người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính:

6,12 x 10-5 *dA (nồng độ thay đổi PM10)

 Ước lượng trên số người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính:

3,06 x 10-5 *dA (nồng độ thay đổi PM10)

Các triệu chứng về hô hấp

Ước lượng trên về số lần mắc các triệu chứng về hô hấp trên 1 người 1 năm

0,274 * dA (nồng đô thay đổi PM10)

Ước lượng giữa về số lần mắc các triệu chứng về hô hấp trên 1 người 1 năm

0,183 * dA (nồng đô thay đổi PM10)

Ước lượng dưới về số lần mắc các triệu chứng về hô hấp trên 1 người 1 năm

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SỐ - KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Bản đồ quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân là một trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm chếch về trục phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội. Địa giới hành chính

của quận như sau:

- Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy

- Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông

- Phía Nam giáp quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì

- Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, quận gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường là: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Khương Đình, Nhân Chính, Phương Liệt, Hạ Đình, Kim Giang, Khương Mai, Khương Trung, Thượng Đình (có 3 phường được thành lập từ các xã ngoại thành của 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì, còn lại là các phường cũ của quận Đống Đa chuyển sang).

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình của quận Thanh Xuân tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 5 - 6 m so với mực nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5 - 5,6 m. Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7 - 5,2 m; một số khu vực ao hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0 - 3,5 m.

Điều kiện địa hình quận Thanh Xuân tương đối thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị.

4.1.1.3. Thủy văn

Quận Thanh Xuân có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố Hà Nội, chảy qua từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết nước giữa các mùa, tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa sự dao động của mực nước cho khu vực như: đầm Hồng (Khương Đình), đầm Bờ Vùng (Hạ Đình), hồ Dẻ Quạt (Hạ Đình), hồ Rùa và hồ Thượng (Phương Liệt), dự án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đang được đầu tư, cải tạo theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội.

4.1.1.4. Khí hậu

Khí hậu quận Thanh Xuân có chung chế độ khí hậu của Thành phố Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa,

nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,60C, độ ẩm

- Mùa hạ, thời tiết nóng, từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 23,90C.

- Mùa đông, thời tiết lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa

Đông Bắc lạnh và mưa phùn, nhiệt độ thấp nhất 13,80C vào tháng 1.

Quận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thuộc khu vực quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời khá dồi dào và có nền nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Lượng mưa phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 1.600 - 1.800 mm/năm.

Khí hậu quận Thanh Xuân cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại quận được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8°C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất 2,7°C.

4.1.1.5. Dân số

Năm 2016, dân số của quận là 259.355 người (cuối năm 2016), trong đó nữ giới là 117.836 người chiếm 49,97%, nam chiếm 50,03%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong vòng 5 năm qua là 1,05%, tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới mức 1,44%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 8,83%. Dân số của quận tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương đến làm việc trong các ngành dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn quận. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%/năm, số hộ thoát nghèo đạt bình quân 78 hộ/năm. Thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm bằng nguồn vốn cho vay, tạo việc làm cho 23.886 lao động, bình quân hàng năm có 4.800 người được giải quyết việc làm, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

4.1.1.6. Kinh tế- xã hội

Kinh tế của quận được duy trì và phát triển theo đúng định hướng cơ cấu trong 5 - 10 năm gần đây với xu hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp và tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Trong đó, kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng trưởng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả (năm 2010 số doanh nghiệp thực tế quản lý thu thuế là 2.456 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh thu thuế là 3.806 hộ, đến năm 2016, số doanh nghiệp thực tế quản lý thu thuế là 4.970 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh thu thuế là 5.700 hộ). Dịch vụ thương mại phát triển rộng khắp trên địa bàn phục vụ nhu cầu dân sinh. Nhiều dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính phát triển.

4.1.1.7. Tình hình thời tiết, thủy văn năm 2016 khu vực Hà Nội

5 tháng đầu năm 2016, khu vực Hà Nội chịu ảnh hưởng của 05 đợt không khí lạnh (KKL) mạnh gây ra 04 đợt rét đậm, rét hại. Đặc biệt, đợt rét đậm, rét hại

từ ngày 23-28/01/2016 làm nhiệt độ trung bình ngày tại Hà Nội dưới 10oC.

Nhiệt độ trung bình các tháng phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm

(TBNN) từ 0,5-1,5oC. Riêng tháng 02/2016 nhiệt độ trung bình trên địa bàn Hà

Nội thấp hơn TBNN từ 0,5-1,5oC.

Tổng lượng mưa 5 tháng đầu năm 2016 tại khu vực Hà Nội dao động từ 467,4 - 645,8mm, cao hơn TBNN.

Đặc biệt, trong đêm 24/5, rạng sáng ngày 25/5, Hà Nội đã có mưa to đến rất to với lượng mưa đo được từ 150-300mm (Láng 190mm, Hoài Đức 233mm, Hà Đông 338mm) đã gây ngập úng ở hầu hết các tuyến phố.

Trong 05 tháng đầu năm, mực nước trung bình các tháng đều thấp hơn giá trị TBNN từ 0,80 - 2,18m. Mực nước trung bình các tháng trên sông Đáy tại Ba Thá thấp hơn giá trị TBNN từ 0,11 - 0,42m, cao hơn cùng kỳ năm 2015 từ 0,04 - 0,76m.

Trong giai đoạn đổ ải vụ Đông Xuân 2016, các hồ chứa thượng lưu đã tăng cường phát điện để mực nước Hà Nội luôn duy trì ở mức 2,2m-2,5m nhằm đảm bảo phục vụ đổ ải đợt 1 (từ ngày 21-25/01) và đợt 2 (từ ngày 16-20/02). Từ ngày 24/5 đến 31/5, do lũ từ các sông phía thượng lưu và hồ chứa Hòa Bình tăng cường phát điện, lũ tiểu mãn đã xuất hiện tại hạ lưu sông Hồng với biên độ lũ lên từ 2,1m đến 3,08m.

Từ ngày 24-31/5, do ảnh hưởng mưa lớn trên lưu vực, lũ lớn đã xuất hiện trên sông Đáy với biên độ lũ lên tại Ba Thá là 4,12m, mực nước đỉnh lũ đạt 4,69m (thấp hơn báo động 1), cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc từ năm 1961 đến nay.

4.1.2. Hiện trạng giao thông

4.1.2.1. Các phương tiện giao thông chính

Giao thông ở Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng vẫn phụ thuộc vào xe máy. Sự gia tăng số người sở hữu phương tiện giao thông cá nhân có thể được thấy qua sự bùng nổ xe máy trên đường, cùng với đó là sự gia tăng đáng kể lượng xe hơi. Các con đường trên địa bàn quận Thanh Xuân đã gần tới mức giới

hạn tối đa. Việc giao thông trở nên đông đúc như vậy chỉ có thể là do xe máy gây nên. Nhưng hiểm họa lớn nhất lại là sự gia tăng lượng xe hơi cá nhân, vì khi tham gia giao thông chúng chiếm một diện tích lòng đường khá lớn. Sự gia tăng đáng kể lượng phương tiện tham gia giao thông này đã dẫn tới hai hậu quả nghiêm trọng: thứ nhất là diện tích lòng đường mà những phương tiện này chiếm dụng tăng và thứ hai là sự gia tăng đáng kể lượng nhiên liệu tiêu thụ, và điều này tác động trực tiếp tới chất lượng không khí trong thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phơi nhiễm và tác động sức khỏe do ô nhiễm bụi trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 34 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)