Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
3.4.3.1. Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi
Tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu để phân tích hàm lượng bụi PM10 và
PM2,5 trong môi trường không khí trên địa bàn khảo sát. Việc lấy mẫu phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định. Các mẫu mang tính chất đại diện khu vực lấy mẫu.
- Lấy mẫu bụi PM10 theo 40 CFR Part 50 Appendix J – Phương pháp lấy
mẫu và phân tích không khí xung quanh – Xác định bụi PM10 – Phương pháp lấy
mẫu trọng lượng.
- Lấy mẫu bụi PM2,5theo 40 CFR Part 50 Appendix L – Phương pháp lấy
mẫu và phân tích không khí xug quanh – Xác định bụi PM2,5– Phương pháp lấy
mẫu trọng lượng.
Tần suất lấy mẫu là 2 lần: lần 1 vào tháng 8/2016 (mùa mưa), lần 2 vào tháng 12/2016 (mùa khô).
Bảng 3.1. Vị trí, thời gian, tần suất quan trắc
TT Vị trí Ký hiệu Thời gian, tần xuất
1 Cổng trường Đại học Khoa học
Tự nhiên VT 01
Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 2 Ngã tư Khuất Duy Tiến VT 02 Đợt 1: 8/2016
Đợt 2: 12/2016 3 Ngã tư Lê Văn Lương – Khuất
Duy Tiến VT 03
Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 4 Ngã ba Lê Văn Lương – Hoàng
Đạo Thúy VT 04
Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016
5 Ngã tư sở VT 05 Đợt 1: 8/2016
Đợt 2: 12/2016 6 Ngã tư Trường Chinh – Tôn
Thất Tùng VT 06
Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 7 Ngã tư Trường Chinh – Giải
Phóng VT 07
Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 8 Cổng công ty Nội thất Hòa Phát VT 08 Đợt 1: 8/2016
Đợt 2: 12/2016 9 68 Nguyễn Xiển VT 09 Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 10 Ngõ 90 Nguyễn Tuân VT 10 Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 11 Cổng đồn Công An phường Nhân Chính VT 11 Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 12 Ngã 4 Vũ Tông Phan – Khương
Hạ VT 12 Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 13 Cổng Cty TNHH Dịch vụ bảo vệ Đại Long VT 13 Đợt 1: 8/2016 Đợt 2: 12/2016 14 166B Hoàng Văn Thái VT 14 Đợt 1: 8/2016
Đợt 2: 12/2016 15 304 Lê Trọng Tấn VT 15 Đợt 1: 8/2016
Hình 3.1. Vị trí các điểm quan trắc – lấy mẫu
3.4.3.2. Phương pháp sử dụng thiết bị đo trực tiếp
Các thiết bị đo cá nhân được các tình nguyện viên mang theo mình trong suốt quá trình làm việc để đo trực tiếp nồng độ bụi nhằm xác định được độ phơi nhiễm của người dân thông qua nhóm tình nguyện viên.
3.4.3.3. Thiết bị quan trắc – lấy mẫu
a. Thiết bị lấy mẫu bằng phương pháp khối lượng
* Nguyên tắc:
Để lấy mẫu bụi PM10 và bụi PM2,5, cài đặt thiết bị với tốc độ dòng 5 lít/ phút, không khí sẽ được hút vào qua bộ phận tách kích thước hạt (hay được gọi là phễu lọc) và sau đó qua một bộ phận lọc.
* Lấy mẫu - Yêu cầu:
Mẫu không khí được lấy ở độ cao 1,5m cách mặt đất;
Điểm bố trí lấy mẫu ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía, đẩm bảo đại diện cho khu vực lấy mẫu.
- Lấy mẫu:
Trước khi lấy mẫu, giấy lọc cần phải được sấy 4 tiếng tại 60oC và để ổn
định trong 2 giờ. Sau đó mang đi cân đến khối lượng không đổi. Ghi số liệu: trọng lượng ban đầu.
Dùng banh gắp giấy lọc vào đầu lấy mẫu, sau đó bật thiết bị và cài đặt lưu lượng 5 lít/phút.
Lấy mẫu trong 24 giờ liên tục.
Sau thời gian lấy mẫu, tắt máy. Dùng panh gắp giấy lọc đưa vào hộp bảo quản. * Phân tích
- Giấy lọc được sấy ở nhiệt độ 60oC trong vòng 4 giờ.
- Sau khi sấy, cái bao đựng giấy lọc được đặt trong môi trường cân 24 giờ trước khi cân.
- Ghi kết quả cân giấy đến khối lượng không đổi. Ghi số liệu: trọng lượng sau lấy mẫu.
- Tính toán:
C (mg/m3) =
Trong đó:
C (mg/m3): Hàm lượng bụi trung bình 24 tiếng
m2: Trọng lượng giấy lọc sau lấy mẫu
m1: Trọng lượng giấy lọc trước lấy mẫu
b. Thiết bị đo trực tiếp
* Thiết bị đo trực tiếp bụi PM2,5 và PM10
Hình 3.3. Thiết bị đo PM2,5 và phần mềm load dữ liệu
Thiết bị có model PDR-1500 được sản xuất bởi hãng Thermo Inc, USA. Thiết bị chủ động có bơm bên trong, tốc độ bơm 3,5 L/phút. Không khí đi qua một cyclone với hiệu suất thu 50% đối với các sol khí với đường kính khí động học tương đương với 2,5 micron (D50 = 2,5 mm).
Nguyên tắc: Thiết bị đo cường độ ánh sáng bị tán xạ bởi các hạt trong không khí đi qua buồng cảm biến. Cường độ của ánh sáng bị tán xạ tỷ lệ tuyến tính với nồng độ của các hạt trong buồng.
Sai số: ± 5%. Phạm vi đo lường nồng độ 0,001 - 400 mg/m3.
Hình 3.4. Thiết bị đo PM10 và phần mềm load dữ liệu
pDR-1000AN là một máy đo quang học. Với một bộ thu phát ánh sáng hồng ngoại quang học tiêu chuẩn. Một luồng ánh sáng cường độ cao phát ra dưới một góc 50 – 90º chiếu tới sensor cảm biến để phân tích nồng độ bụi có trong không khí.
Sai số: ± 5%. Phạm vi đo lường nồng độ 0,001- 400 mg/m3.
* Lấy mẫu:Thiết bị đo trực tiếp được gắn trên người tình nguyện viên trong suốt
thời gian theo dõi.
* Kết quả:Kết quả được trích xuất ra bằng phần mềm.
c. Thời tiết khi lấy mẫu
- Ngày 1/8 đến 5/8/2016: Ít mây, không mưa, ngày nắng; gió mùa Tây Nam, nhiệt độ từ 22 – 30 oC; độ ẩm 80 – 85%, áp suất thay đổi theo nhiệt độ.
- Ngày 12/12 đến ngày 16/12/2016: Nhiều mây, không mưa, ngày nắng;
gió mùa đông bắc cấp 2 – 3, nhiệt độ 16-20 oC; độ ẩm 75 – 80%, áp suất thay đổi
theo nhiệt độ.